Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Điện mật rò rỉ: Vấn để Biển Đông (ST: ĐB)

Điện mật từ Sứ quán Mỹ: Trung Quốc phản ứng tiêu cực với điều trần của Thượng nghị sỹ Jim Webb
Nội dung bức điện từ Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh ngày 24/07/2009 cho thấy, Trung Quốc trên bề mặt tuyên truyền ủng hộ các giải pháp “gác tranh chấp cùng khai thác”, bên trong lại tìm cách gây áp lực buộc các công ty năng lượng quốc tế phải từ bỏ việc hợp tác thăm dò với các bên có yêu sách khác. Ngoài ra, Trung Quốc cũng vận động hậu trường để Chính phủ Hoa Kỳ không công khai yêu cầu Bắc Kinh phải giải thích về những yêu sách chủ quyền không rõ ràng của họ tại Biển Đông.
Xuất xứ: Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh
Thời gian điện: Thứ 6, ngày 24/07/2009; 10:58UTC
Thời gian công bố: Thứ 5, ngày 01/09/2011; 23:24UTC
Phân loại: Điện mật
Tóm tắt:


1. Ngày 24/07, Vụ trưởng Vụ Biên giới và Hải dương của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gặp Tham tán để phản đối những tuyên bố được đưa ra bởi các quan chức cấp cao của Mỹ về những yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Vị Vụ trưởng này nhắc lại những yêu sách về chủ Quyền của Trung Quốc và thuyết phục Hoa Kỳ “kiểm soát” những công ty dầu mỏ có thể tham gia hoạt động thăm dò với những bên có yêu sách khác tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Cuối cuộc gặp, ông ta thừa nhận vấn đề thực chất của Trung Quốc là cuộc điều trần tại Tiểu ban Đông á của Uỷ ban Đối Ngoại Thượng Viện đã “mở ngỏ và công khai”, và thuyết phục Hoa Kỳ nên giải quyết những vấn đề quan tâm một cách “riêng tư” với chính phủ Trung Quốc. Tham tán lưu ý rằng chúng ta có lợi ích chung trong việc thấy rằng bất kỳ xung đột nào tại Biển Đông cũng được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo lợi ích cao nhất đối với mỗi quốc gia theo một yêu sách mang tính phù hợp luật pháp. Hết tóm tắt.
Trung Quốc bị làm khó bởi những điều trần của Chính phủ Mỹ.

2. Vụ trưởng Vụ Biên Giới và Hải Dương Ning Fukui gặp Tham tán để đưa ra một phản ứng chính thức về trình bày của Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Marciel và Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về quân sự Robert Scher trước cuộc điều trần của Tiểu ban Đông Á trực thuộc Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện vào ngày 15 tháng 06 được điều hành bởi Thượng nghị sỹ Jim Webb. Vụ trưởng Ning cho Tham tán biết, ông ta được “chỉ đạo” để nói lên sự bất mãn của Trung Quốc đối với những tuyên bố được đưa ra bởi các quan chức của Chính phủ Mỹ về chất vấn công khai đối với những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông - ND). Đọc một bản tuyên bố được chuyển bị trước, Vụ trưởng Ninh nói Trung Quốc đã lấy làm “ngỡ ngàng và khó hiểu” cũng như “mạnh mẽ bất bình ” với việc Hoa Kỳ tuyên bố cho rằng những yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông - ND) là “mơ hồ”. Ông ta cũng phản đối cách gọi của quan chức Mỹ về hành vi của Trung Quốc đối với những công ty dầu mỏ Mỹ là “sự đe dọa”.
PRC: Những Cơ sở Lịch sử “không thể tranh cãi” cho yêu sách tại Biển Đông

3. Ning nói, những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông theo luật hàng hải là “rõ ràng” và “phù hợp”. Hơn nữa, Trung Quốc có yêu sách không thể tranh cãi đối với Quần đảo Nam Sa (Việt Nam : Trường Sa - ND) và những vùng nước chung quanh. Ông ta nói, Trung Quốc là người đầu tiên khám phá ra và đặt tên cho quần đảo Nam Sa (Trường Sa), cũng là quốc gia đầu tiên có duy trì thẩm quyền chủ quyền đối với quần đảo này. Vụ trưởng Ning nói thêm rằng, trước khi Nhật Bản chiếm cứ lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam : Biển Đông –ND) vào giữa thời Thế chiến thứ 2, yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực chưa bao giờ bị phản bác. Hơn nữa, tuyên bố Cairo và Potsdam đã quyết định trả những phần lãnh thổ này về cho Trung Quốc sau chiến tranh. Chỉ bắt đầu từ sau thập niên 1960s, những quốc gia láng riềng mới bắt đầu thách thức các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông - ND). Ning tuyên bố một cách nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ ghi nhận yêu sách của một quốc gia thứ ba đối với Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam : Biển Đông –ND), nhưng nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề thông qua những giải pháp ngoại giao.
Những công ty dầu mỏ tệ hại của Hoa Kỳ

4. Ning tiếp tục cáo buộc rằng, việc thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí gas tại Biển Đông bởi những công ty Hoa Kỳ đã gây thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và tranh chấp trong khu vực. Những công ty đã tiến hành các hoạt động khảo sát với Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng có tranh chấp, gây tổn hại tới hòa bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối những hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí gas đơn phương bởi bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực có tranh chấp, cũng như phản đối sự tham gia bởi các công ty của những quốc gia thứ ba. Các công ty Hoa Kỳ đã vượt quá phạm vi của những lợi ích kinh doanh thông thường của họ, trở thành can dự vào một tranh chấp quốc tế và làm tổn hại tới những lợi ích của Trung Quốc. Ning kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành ngay những hành động nhằm dừng việc thăm dò dầu mỏ và khí gas được tiến hành bởi những công ty tư nhân của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Trung Quốc sẽ hành động để bảo vệ quyền và lợi ích của họ, và những quyền của họ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND) là “không thể tranh cãi”.

5. Vụ trưởng Ning nói, Trung Quốc đang bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ và tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc ủng hộ cho một chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác”, qua đó thể hiện thiện chí của Trung Quốc và sự cam kết đối với một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND).
Tác động ảnh hưởng có thể tới quan hệ song phương

6. Ning nói, những khía cạnh quan trọng nhất của việc duy trì một mối quan hệ song phương Mỹ - Trung “tích cực, hợp tác và toàn diện” là “tôn trọng lợi ích cối lõi và những quan tâm chung của nhau”. Mỹ nên tôn trọng chủ qyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND), và tôn trọng đầy đủ những cố gắng hòa bình của Trung Quốc nhằm giải quyết những tranh chấp tại đó. Ông ta tiếp tục, Hoa Kỳ cũng nên kiềm chế việc tự can dự vào những tranh chấp quốc tế tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND) hoặc làm bất cứ điều gì khiến cho một giải pháp hòa bình càng thêm khó đạt được.
Tham tán nhấn mạnh những tích cực

7. Tham tán trả lời rằng, mở rộng việc Trung Quốc tin tưởng vào thăm dò một cách hòa bình tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND), việc tham vấn tốt hơn xung đột và cần thiết giải quyết những tranh chấp theo căn cứ của luật pháp quốc tế, quan điểm của Hoa Kỳ và Trung Quốc là tương đồng. Có rất nhiều những lợi ích khác biệt trong thực hiện tại lĩnh vực này; Hoa Kỳ đã nghe về những lập luận chủ quyền của Trung Quốc, cũng như những lập luận của các bên yêu sách khác tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Tham tán đánh giá cao thiện chí của Trung Quốc trong việc tham gia hợp tác cùng những quốc gia khác trong lĩnh vực cùng khai thác chung các nguồn tài nguyên. Không một quốc gia nào có yêu sách hợp pháp với các nguồn tài nguyên của Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam : Biển Đông –ND) lại bị gạt ra rìa.
Cảm xúc của nhân dân Trung Quốc: Tổn thương (nhắc lại). Vấn đề căn bản: Xin đừng Tranh luận Công khai.

8. Ông Ning nhắc lại rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND) là “không thể tranh cãi” và tái nhấn mạnh rằng những tuyên bố được đưa ra bởi Phó trợ lý Ngoại trưởng Marciel và Scher đã “làm tổn hại chủ quyền của Trung Quốc và còn làm tổn thương tình cảm của nhân dân Trung Quốc”. Ông ta nói rằng, đặt câu hỏi về quyền, lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND) gây tổn hại tới sự tin tưởng lẫn nhau, và không đóng góp cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Kết thúc cuộc gặp, ông ta nói thêm một điểm sâu xa hơn: bất kỳ khác biệt nào, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có đối với các vấn đề về chủ quyền và lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND), đó là những khác biệt về lợi ích của cả hai quốc gia không được tuyên truyền một cách công khai. Tham tán nói, ông ghi nhận sự quan tâm của Trung Quốc về vấn đề này.

Nguồn trích dẫn: Wikileaks
http://nghiencuubiendong.vn/wikileak...ngh-s-jim-webb

Không có nhận xét nào: