Năm học lớp11,
„Phát ngôn viên của lớp“ kiến nghị cô
chủ nhiệm và các bạn ủng hộ tổ chức học ngoại khóa „Lịch sử Châu Âu cổ đại„ bằng
kế hoạch thăm thủ đô Aten (Hy Lạp) một tuần…
Từ Hy Lạp
trở về, Phương Hiền thẳng thắn cự tuyệt không xem truyền hình chương trình „Đường
lên đỉnh Olympia“ của VTV4 nữa, mặc dầu trước đó, cháu khẳng định nội dung
chương trình hay, nhiều buổi tham gia rất sôi nổi cùng trả lời
đáp án với các bạn dự thi.
Năm trước,
do học Địa lý Châu Âu mà cháu khẳng định: Hy Lạp và thế giới chẳng đâu có „Đỉnh
núi Olympia“ ! Có đỉnh đâu mà „ Lên“ ! Việt nam dạy học sinh như vậy là sai!
Lần này, cháu
gay gắt hơn : Ở Hy Lạp con đã xem kỹ chuyện này, hỏi các thầy cô và cả các thầy
người Hy Lạp- Không hề có tên đỉnh núi nào là Olympia . Hy Lạp có một dãy núi
gọi tên là Olympus, và còn nhiều dãy khác
cùng gọi là Olympus nhưng gắn thêm với các địa danh theo vùng miền ! Mở các
chú thích trên mạng Internet, người ta còn nói ở Việt nam bịa ra „
Đỉnh Olympia“ là xúc phạm đến nơi trú ngụ, thờ cúng của các thần cổ đại Hy Lạp!...
Tại sao
Việt nam biết sai lại không sửa? Mười mấy năm liền cứ giữ vậy để dạy cho học
sinh?
…Câu chuyện
„ Đỉnh núi Olympia“ trong gia đình tôi bức xúc rồi lắng quên.
Năm nay
Phương Hiền đã là sinh viên năm đầu nhận học bổng toàn phần của IBM (Mỹ) .
Phương Hiền (đeo kính, đứng giữa)
cùng các bạn Quốc tế lớp IBM tại
Berlin
Sáng nay,
15-10-2012. Nhân cái việc Hội nghị 6 ở Hà nội, biết sai mà không kỷ luật,
100% BCT kiến nghị kỷ luật rồi lại
100% TW bảo vì yêu thương đồng đội, mà giữ đoàn kết nội bộ kẻo kẻ thù xuyên tạc
phá hoại, vậy là trên bảo dưới không
nghe, hòa cả làng, cùng „Nghiêm khắc tự phê bình“ , tha bổng cho
nhau… Nhiều bè bạn thân của tôi, kéo đến
nhà ồn ào bàn luận. Quanh bàn trà, cả
hội bạn già ngao ngán cho cái suy, cái mất của đất nước!
-Quan
mình hèn, dân mình thấp cổ bé họng, bọn người già như chúng tôi chỉ biết lo lắng,
thất vọng : Tình cảnh thế này thì chống
sao được thù trong giặc ngoài? !
Phương Hiền
đi học về, cháu đẩy cửa vào nhà , tình cờ phải nghe qua vài câu qua lại giữa Bố với
các cô chú , đến bữa cơm chiều vẫn thấy bố phải trả lời điện thoại của ai đấy,
cháu buông một câu hỏi lửng:
-Lại cái
chuyện „ Đường lên đỉnh núi Olympia“ hả bố?
Bức xúc
vì câu hỏi của con, tôi mở vi tính, tra xem cho ngã ngũ cái kiến thức „ Đỉnh
Olyimpia“ là thế nào, và ngỡ ngàng nhận ra : Trên mạng, thông tin về dẫy núi Olympus của
Hy Lạp vô cùng nhiều. Những điều mà Phương Hiền cãi với tôi, cháu hoàn toàn
đúng.
Nỗi cay đắng
trong tôi là : Hay người Việt không biết mình sai? Biết sai không dám sửa ?
Chầy cối, sỹ diện nhưng không nhận ra như thế là ngu, là mất hết lòng tin, là
bị thiên hạ khinh rẻ , chê cười lại vẫn ha hả : Thắng lợi to lớn ! ? ( liên hệ
đến cái „ Đỉnh Olympia“ trên VTV3 của Việt nam, lại mù mờ cái kết luận của Hội
nghị 6 qua giọng đọc của TBT, trong đầu tôi cứ loáng thoáng , nham nhở hình ảnh,
cười nói của cha giám đốc LVS trên
truyền hình khi do ngố ngọng tiếng Anh, anh ta dịch bậy rồi hoạt ngôn lấp liếm
một cách vô liêm sỷ : Tôi bịa chứ có dịch
đâu ! Nghe nói anh ta cũng „Nghiêm khắc tự phê bình“ rồi lại nhận thêm một chức
vụ mới , cao hơn!)
Để cho
câu chuyện gia đình tôi được giãi bày đầu cuối, không bị cái ngổn ngang thời
cuộc làm mất cảm hứng của bạn đọc, tôi xin trích đọc giúp bạn vài thông tin
đáng tin cấy về cái „ Đường lên đỉnh
Olympia“ có tràn lan trên các mạng báo điển tử và cả trên Wikipedia , với hy
vọng để những ai do ít quan tâm chuyện này , khi gặp phải „ Đỉnh Olympia“ sẽ
không bị truyền hình Việt nam lừa mị nữa:
1 nhận xét:
Ở Việt Nam ta các quan (các cấp) có bao giờ quan tâm đến sửa sai một cách cơ bản.Các vỵ đặt tên cho một chương trình Truyền hình ,liên quan đến tri thức cho học sinh trung học phổ thông bằng cái tên mình tự ngẫm ra là Cuộc thi đường lên"Đỉnh Olympia"(một danh từ không có trong các ngọn núi ở Hy Lạp).Ý tưởng chủ quan của các vỵ được coi là chân lý.Đó chính là nỗi đau của dân Việt. KC
Đăng nhận xét