PHẦN I
QUAN NIỆM
QUAN NIỆM
Chỉ cần có quan niệm và
biện pháp đúng đắn, lẽ ra con người có thể thọ đến 120 tuổi.
Theo nguyên lý sinh học, con người có thể sống tới 120 tuổi. Nhưng
trên thực tế, con người đã mắc bệnh, tàn tật rồi tử vong trước thời gian đó.
Vậy thì thật ra người ta có thể thọ đến bao nhiêu tuổi?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, giai đoạn trung niên phải là trước tuổi 65, từ 65-74 là người cao tuổi trẻ, còn 75-90 tuổi mới chính thức là người già. 90 tuổi đến 120 tuổi mới là người cao tuổi già. Theo nguyên lý của sinh học, tuổi thọ của động vật có vú gấp 5-6 lần so với giai đoạn sinh trưởng của chúng. Nếu giai đoạn sinh trưởng của con người được tính từ thời điểm mọc chiếc răng sau cùng (từ 20-25 tuổi), thì tuổi thọ ngắn nhất phải là 100 tuổi, dài nhất là 150 tuổi, nên tuổi thọ bình quân được công nhận phải là 120 tuổi.
Trong suốt quá trình 120 năm đó, nếu chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe, đạt tới tiêu chuẩn trước 70 tuổi không bệnh tật, 80, 90 tuổi vẫn khỏe mạnh thì sống tới 100 tuổi sẽ chẳng còn là ước mơ hão huyền, vì đó là quy luật sinh học bình thường. Nhưng khi nhìn lại thực tế cuộc sống, tuổi thọ bình quân chỉ đạt tới 70, nghĩa là sống ít hơn 50 tuổi so với quy luật thường. Còn đáng lẽ phải sống khỏe mạnh tới 70-90 tuổi, con người lại sớm đau yếu lúc bước vào ngưỡng cửa 40, mắc chứng bệnh nhồi máu cơ tim lúc 50, chết khi mới hơn 60, cũng là sớm có bệnh hơn 50 năm so với quy luật bình thường.
Sớm mắc bệnh, sớm tàn tật, sớm tử vong đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội thời nay.
Xưa kia người ta thường quan niệm rằng: Người giàu có ăn không ngồi rồi, sức khỏe mới yếu, thật ra thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu mới là nguyên nhân chính dẫn tới sức khỏe yếu. So sánh giữa người da trắng và da đen sinh sống ở Mỹ, người da trắng kinh tế khá, đời sống vật chất hơn hẳn người da đen, tỉ lệ mắc chứng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và ung thư cũng ít hơn nhiều so với người da đen. Vì vậy tuổi thọ cũng cao hơn.
Giới trí thức ở Mỹ có địa vị cao, thu nhập cao, tỉ lệ mắc bệnh cũng thấp hơn so với giới công nhân thợ thuyền. Nguyên do là giới trí thức ở Mỹ có nền giáo dục về sức khỏe, kiến thức vệ sinh, ý thức bảo vệ sức khỏe cao hơn.
Theo số liệu thống kê của tôi, nhiều học sinh tiểu học ở Bắc Kinh đã mắc chứng bệnh cao huyết áp, học sinh trung học đã bị chứng xơ cứng động mạch. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất ngày càng cải thiện, lẽ ra con người phải sống tốt sống khỏe hơn trước mới đúng, nhưng tại sao có nhiều người lại chết sớm hơn? Dư luận cho rằng: chính nền kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc là nguyên do dẫn tới các chứng bệnh tai biến tim mạch, tiểu đường, ung bướu!
Đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm! Nền văn minh vật chất không gây nên tội. Nguồn gốc sâu xa chính là sự nghèo nàn về văn mình tinh tinh thần, yếu kém về kiến thức y học dự phòng, Tỉ lệ mắc bệnh thấp và điều kiện kinh tế cao của người da trắng so với tỉ lệ mắc bệnh cao và điều kiện kinh tế thấp của người da đen ở Mỹ là một minh chứng rõ ràng. Còn giới trí thức ở Mỹ có địa vị cao, thu nhập cao, tỉ lệ mắc bệnh thấp, tuổi thọ cao hơn so với giới lao động chân tay là minh chứng thứ hai.
Qua đó cho thấy, nhân dân Trung Quốc bị bệnh nhiều, hoàn toàn không do no đủ về đời sống vật chất, mà chỉ tại thiếu thốn về văn minh tinh thần. Chỉ cần người người dân có ý thức nâng cao kiến thức y tế và nắm vững biện pháp giữ gìn sức khỏe, thì việc vừa phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vừa có thêm sức khỏe là việc nằm trong tầm tay của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét