Có một gia đình kia rất giầu có. Một hôm ông bố dẫn con về quê với ý định cho con thấy người nghèo sống ra sao. Hai bố con ở chơi mấy ngày với một gia đình nông dân mà người ta vẫn coi là rất nghèo trong làng. Lúc trở về, ông bố hỏi con:
- Con đã thấy người nghèo sống ra sao?
Đứa con trả lời:
- Cám ơn bố đã cho con thấy mình nghèo như thế nào. Còn họ thật giầu có.
Ông bố hỏi lại: "Tại sao con lại nghĩ thế?". Đứa con trả lời:
- Con thấy chúng ta chỉ có một con chó, họ có tới 4 con. Chúng ta chỉ có một cái hồ cỏn con ở giữa vườn, còn họ có dòng sông dài đến vô tận. Chúng ta chỉ có mấy cái đèn ngoài vườn, còn ban đêm họ có bao nhiêu là sao sáng. Trước nhà chúng ta chỉ giới hạn ở trước sân vườn, còn trước nhà họ là không gian mênh mông đến tận chân trời. Chúng ta chỉ sống trên mảnh đất bé nhỏ, còn họ có ruộng đồng bao la thẳng cánh cò bay. Chúng ta có gia nhân phục vụ nhưng họ chăm sóc lẫn nhau. Chúng ta phải mua thực phẩm nhưng họ tự tay trồng lấy lúa rau. Chúng ta có tường rào vây quanh bảo vệ, nhưng họ có bạn hữu bảo vệ...
Ông bố nghe mà cứ ngẩn ngơ người, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước nhận xét thật đơn sơ của đứa con.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
7 nhận xét:
Quá hay.Nếu mọi người đều nhìn nhận sự giàu nghèo như cậu bé trong truyện thì cuộc đời này đáng yêu và đáng sống biết bao!
Đúng vậy, cô Thơ nhỉ ? Hạnh phúc chưa hẳn đã ở trong những ngôi nhà cao rộng. Hạnh phúc trong câu truyện này là người cha kia có một người con không như ý !!!
Nhưng chưa chắc người cha đó đã hiểu đó là hạnh phúc đâu Đá Vườn ơi. Và khi có hạnh phúc mà lại không biết cảm nhận nó thì lại là bất hạnh.
Chú QV ơi. "Ông bố cứ ngẩn người ngạc nhiên trước những câu trả lời đơn sơ của con" theo chú thì ông ấy có cảm thấy hạnh phúc không khi mà ông ấy rất giàu ? Con trẻ có cảm nhận trung thực và trong sáng nhưng hình như ông bố đưa con về quê mục đích muốn dạy con rằng "còn những người rất nghèo khó, con có biết mình đang rất sung sướng không ?". Đó là một cách tư duy sai lầm khi dạy con của một số người giàu đấy chú nhỉ ?
Còn chú thì không bao giờ quên, đầu những năm 1980, gần tết, chú đến chơi nhà 1 đàn anh cùng đơn vị (ĐHKTQS). Trời rét căm căm, gió mùa đông bắc đang về nhưng nhìn ra góc Tôn Đản (có cửa hàng cung cấp A, B cho cán bộ cao cấp) thấy mấy con phe (ngày đó dân ta coi thường những người góp sức lưu thông lại hàng hòa cho XH này) phơi lưng giữa trời lạnh, khăn trùm kín đầu đang nấn ná bán cho hết những túi quà tết, những cây thuốc lá, chai rượu mua lại được ngay cổng cửa hàng rồi mới về sắm tết cho gia đình. Lúc đó đàn anh nói: Khi mình không còn cảm xúc vẫn người lao động nghèo khó thì lúc đó không còn là mình.
Cháu không hiểu ý chú KQ lắm. Nhưng đúng là con người bị coi là tốt - xấu nhiều khi còn do hoàn cảnh hay một giai đoạn xã hội tạo nên. Các chú thật hạnh phúc là cuộc sống được trải qua nhiều biến cố lịch sử, được cảm nhận rõ những đúng sai và tác động của nó lên thân phận con người. Khi nào chú KQ có hồi tưởng gì chuyện ngày xưa, nhớ kể ngày cháu nghe với nhé !
Phải có tình thương nhân loại, biết cảm thông và chia sẻ với những người nghèo, bất hạnh... Như vậy sẽ giúp ta thêm yêu cuộc sống.
Đăng nhận xét