Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Bông cúc vàng (Huỳnh Văn Úc)



Ngày Chủ nhật 17/2/2013. Mồng tám Tết Nguyên Đán. Mùa xuân đang nhẹ bước trên cỏ cây hoa lá. Mưa bụi mùa xuân làm tăng cái không khí lặng lẽ vắng vẻ của nghĩa trang. Vợ chồng Yan Xiquyn-chủ cửa hàng bán hoa tươi ở Quảng Tây bước vào nghĩa trang nơi yên nghỉ của những người lính đã tử trận trong cuộc chiến tranh mà người Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ đối với Việt Nam, còn người Việt Nam gọi đó là chiến tranh xâm lược sáu tỉnh biên giới phía bắc. Những ngôi mộ bằng đá màu nâu xám xếp thành hàng ngang và hàng dọc chạy dài trong khuôn viên rộng mênh mông của nghĩa trang. 
Vợ chồng Yan Xiquyn đặt trước thềm mỗi ngôi mộ một bông cúc màu vàng. Đến ngôi mộ thứ hai mươi mốt thì Yan Xiquyn quỳ xuống kính cẩn đặt một bông cúc vàng lên thềm ngôi mộ. Trên mặt khối đá hình chữ nhật ghi tên người lính tử trận: Zhou Zengyi, 1960-1979. Một cơn gió lạnh thổi qua làm cho Yan Xiquyn bất giác nhắm mắt lại và bên tai ông văng vẳng tiếng nói của người nằm dưới mộ: “ Chào ông! Cám ơn ông đã đến thăm đúng vào ngày ta bị giết. Ta bị giết trong một cuộc chiến ngu dốt và vô nghĩa mà nhà cầm quyền nước ta phát động ba mươi tư năm về trước. Ta bị giết mà chẳng hiểu tại sao mình bị giết. Ngày ấy ta cùng với bảy trăm chiến sĩ từ Trung tâm quân dự bị huyện Hoàng được dồn lên những chiếc ô tô bịt bùng chạy suốt ngày đêm đến Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam. Sau một tuần chỉnh huấn về chính trị để người ta giảng cho chúng ta Việt Nam là quân vô ơn bội nghĩa cần phải dạy cho chúng một bài học, chúng ta tiếp tục leo lên những chiếc cam nhông vượt qua núi đèo và đường sá quanh co để tập kết dưới chân Đồi Không tên trên đất Việt Nam. Trận đánh ngày 17/2/1979 xảy ra ở đó. Đại đội trưởng phát lệnh xung phong và cả đại đội ào lên đỉnh đồi. Đến lưng chừng đồi khi ta chưa kịp bắn một phát súng, lựu đạn mang theo người chưa kịp ném thì một quả đạn cối của đối phương nổ giữa đội hình xung phong làm ta chết ngay tại trận. Một cái chết lãng nhách! Ta ngã xuống khi chưa đến tuổi hai mươi, ngày lên đường ta mới chỉ được hôn vội người yêu đúng có một lần. Ta là con một nên khi ta chết đi dòng họ ta tuyệt tự. Đó là nỗi đau của ta mang xuống suối vàng mà muôn đời ta không thể quên được”.

Một cơn gió lạnh lại thổi qua làm Yan Xiquyn bừng tỉnh. Từng bông cúc vàng lại được tiếp tục đặt lên thềm những ngôi mộ. Mỗi ngôi mộ là một nỗi đau muôn đời không thể quên. Bông cúc vàng làm sao xoa dịu được nỗi đau?

Ảnh: Vợ chồng Yan XiquynVợ chồng ông Yan Xiqing - chủ cửa hàng bán hoa tươi ở Quảng Tây, hàng năm cứ dịp này cung tiến mỗi mộ một bông cúc vàng để tri ân các liệt sỹ tử đạo trong trận phản kích tự vệ... cung tiến bông cúc vàng (www.joohunw.cn)

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tôi biế ctòn rất nhiều,rất nhiều binh sỹ Trung Quốc chếttrong cuôc chiến tranh xâm lược Việt Nam nổ ra vào 17-1-1979. Lòng yêu nước của một thế hệ được kích động thành sự hung hăng,điên rồ mù quáng nhằm đè nén một dân tộc khác sẻ là nỗi nhục muôn đời trong mắt thiên hạ.
Trong hơn 60 năm tồn tại của CHNDTrung Hoa thì giới lãnh đạo Trung Quốc đã phát đông các cuộc chiến tranh với Ấn Độ,Liên Xô,Việt Nam (1979,1989) ,Việt Nam cộng Hòa (1974),nay chẩn bị cuộc chiến ntranh trên biển với Nhật Bản.Miệng họ nói TQ yêu hòa Bình,việc họ làm nhằm giải quyết các bất đồng gắn liền với Chiến tranh .Mà nói bằng thừa,6-1989 họ còn dùng xe tăng nghiến nát nhiều người dân mong muốn mở rộng dân chủ của dân tộc Trung Hoa trên quảng trường Thiên An Môn nhằm giữ "ổn định",thì mấy mạng sống của những người lính trẻ TQ trong bài viết của thầy Úc có nghĩa lý gì. KC

Nặc danh nói...

Xin Người viết bài hãy dùng nguyên văn "dậy cho VN một bài học" khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cuộc chiến tranh đó.
Nếu ai đó trong những người đọc được xem những đoạn phim tư liệu khi quân GPQNDTQ tiến hành cuộc "đường sang Tây Tạng không vết người đi" để "giải phóng" Tây Tạng???.
Chuyện chính trị là "mèo trắng hay mèo đen không thành vấn đề, miễn là bắt được chuột".
Xin mọi người cũng đừng có quên là 1 tỷ dân tầu hiện nay đều được sinh ra và đào tạo bởi "Hán gian".