Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Chuyện cũ kể lại (KQ)

Hai lão Guilin ren gặp nhau.
Cuộc sống làm con người ta tứ tán, chỉ khi có những sự kiện lớn của gia đình mới có thể gặp nhau đầy đủ. Ngày qua, nhân vụ việc ở gia đình anh B mà tôi mới có dịp gặp gần như "cả lò" nhà anh. Chuyện là gia đình tôi và "đại gia đình" nhà anh có mối thân tình kì lạ. Anh bên này chơi thân với thằng em bên kia, anh bên kia giao lưu với chú em bên này... Còn tôi thân tình với bác trưởng nhà anh từ 1974. Chuyện là...






Đầu hè năm ấy "can tội" học giỏi mà được cử về HN dự đám tang thầy Thành dạy Triết. Anh cũng là "giáo viên dạy khỏe" nên được cử đi. Hai anh em tự nhiên thân nhau vì cùng có những "cái nhìn nhạy cảm" giống nhau: Thứ nhất, thầy mất từ hôm trước mà hôm sau râu vẫn mọc tua tủa (dù đã cạo); Thứ hai, lần đầu tiên trong đời được nghe đại diện gia đình cảm ơn ở ngoài nghĩa trang nhưng dùng 2 từ "tuốt cả" thay cho "tất cả" (mà lại bắn raphan mới chết!), làm cả đoàn dù đau buồn nhưng không nhịn được cười. (Cánh tiêu binh "quân dung tươi tỉnh": đầu đội mũ kê pi, áo quần trắng tinh, súng ống vác vai... phải gục đầu vào vai cười sằng sặc). Đến là khổ!
Khi xe nhà trường thả cán bộ, học viên ở quảng trường Nhà hát Nhân dân, ông anh hỏi: "Nhà mày ở đâu?". "Dạ, 99". "Ê, tao có thằng bạn dân Quế Lâm, tên Chiến cũng ở số nhà ấy". "Vâng, anh cả của em". Vậy là kết thân tới tận giờ. (Xin mở ngoặc, trong khi đó đã kết thân với ông em "nối ruột" với anh giai, từ năm 1971 (khi cùng đại đội 343) mà không hay!).
Được giữ lại làm giáo viên nên thành đồng nghiệp của ông anh. Anh em chơi thân, đi đâu cũng có nhau.
Anh làm thơ rất tình (không dám nói là rất hay, lại bảo là anh em tôi nịnh nhau!). Từng được đọc tập thơ anh viết ngày  mới đi bộ đội (tuyển giặc lái từ năm 1961) và ngày vào chiến trường 1972. "Sốt rét rừng, nằm mãi toét cả lưng. Vậy mà khi tỉnh vẫn làm thơ", anh bảo vậy.
Anh dịch thơ tiếng Nga rất hay (dù ngôn ngữ chính là tiếng Tàu). Nhiều bài như "Thành phố tuổi thơ", "Cỗ xe tam mã". "Ánh đèn đêm"... được anh dịch rất sát nghĩa và trở thành bài hát truyền thống mỗi lần gia đình hội ngộ. (Hôm rồi gặp nhau, anh vẫn tự hào nhắc lại: Khó có bài dịch nào của "Gorod Destva" sát như bài của tao. Nhưng mà mày chép lại vẫn có lỗi đấy!). Anh chính là tác giả bài chế "Mao Trạch Đông vượt sông Trường Giang" phỏng theo giai điệu của "Cây thùy dương".
Anh lại có tài vẽ, viết. Trong giờ học chính trị của sĩ quan, cánh "CLB Pê-tô-phi" chúng tôi tụ 1 nhóm ở cuối hội trường, chả nghe gỉảng, chỉ đọc sách báo, đọc giáo án hay vẽ bậy. Anh chấm phá vài nét là ra ngay mặt của Chủ nhiệm chính trị Hòa (Thích "hoan hô") hay mặt anh Kính "Coong"... Vẽ xong cả bọn truyền tay nhau xem và nháy nhau, cười khoái chí. Tôi và anh cùng có đam mê này nên hay được vời đi kẻ vẽ, làm triển lãm: "Lẽ ra, tào và mày phải đi học kiến trúc mới phải".
Sau những chuyến đi chiến trường, mang ra nào TV, cassette... đều qua tay tôi sửa chữa. Nhớ cái TV đen trắng 12" do anh Thoại (cùng bộ môn) sang lại, cũng được tôi chỉnh lại tiếng (vì theo 2 hệ khác nhau PAL và SECAM) và đặt ở phòng khách nhà anh 1 thời. Có máy toàn bán dẫn, màn hình nhỏ là oách lắm.
Từng chứng kiến ông anh gặp nhiều vụ "chết... bất tử" như: "bay như chim" qua ghi-đông chiếc xe Honda-67 cùng Phúc Chiến lao xuống đường, khi đuổi theo tầu Việt Trì cho kịp sớm sau về HN dự ceminar; rồi lần nhận nhiệm vụ "impossible": xách chiếc cassette xì-te-réo của Phúc Chiến vượt sân vận động Vĩnh Yên trong đêm về trường mà không hay biết nguyên nhân(!); hay trận cùng nhau uống bia hơi ở Cổ Tân phải cử anh giai Ngân mang thẻ thương binh, đóng giả ông chỉ huy cùng tên (nhưng khác họ) đi xin lại can bia hộ con phe; khi  "chiến thắng" trở về lại ra Nhà hát Kịch uống tiếp với đạo diễn Đoàn Dũng. Với cơ sở cách mạng trên Vĩnh Yên "đại tá Lữ" thì anh vẫn nhớ "tiếng thạch sùng trong đêm". (Hôm rồi, anh mới biết bác Lữ đã về thiên cổ mấy năm nay)... Toàn những kỉ niệm thật đời, thật dân giã!
... Gặp nhau ở bữa cơm tối, thấy tôi mặc cái áo T-Shirt hồng, ông anh chọc: "Già rồi còn đĩ!", nhìn thêm vào cổ tôi rồi lại chêm: "Dây to nhỉ?". "Ông ấy hóm hỉnh và độc mồm độc miệng lắm", chị T vợ anh nói với vợ tôi vậy. Vui mà.
Tâm sự, hỏi thăm dạo này còn làm thơ, còn vẽ không? Ông anh cười: "Hết tình là hết vẽ, hết thơ, mày ơi!". Anh em chúng tôi vẫn bỗ bã với nhau như thế, cho dù năm nay bác đã bảy sọi. 
Nhớ ngày anh mới lên Văn phòng, có tạt qua thăm mẹ tôi. Bà bảo: "Lên đấy thì tốt, nhưng đừng có xa rời dân, cháu nhé!". Hôm rồi, tôi nói với anh: "Anh dù lúc là cán bộ cốp hay khi về là dân, lúc nào cũng vẫn chính là anh. Cuộc đời như thế mới sướng!".

11 nhận xét:

Thủy Nguyễn nói...

Cháu mới xem lại video về nguồn năm 2009. Hôm đó bác cũng mặc chiếc áo T - shirt màu hồng, cháu trông bác trẻ như U đầu 5 ấy, đến giờ xem lại cháu mới nhận ra bác.

Nhat Trung nói...

@Thủy Nguyễn:Bác KQ đồng bóng lắm nhưng mà tốt.
KQ:Những kỷ niêm như thế này ko thể nào quên được.
13g trưa nay cùng Tất Thắng K4 đi Châu Đốc-An Giang mai về.CN Tuấn "già"rủ đi Tây Ninh nữa.Dề hu rồi mà "bận"quá.Vui!

Phúc Chiến nói...

Mới thế mà đã gần 40 năm-đủ cho ông a
nh vượt qua hai nhiệm kỳ bộ trưởng.nhưng vẫn phải sợ-những chú vệ binh năm xưa???

Nặc danh nói...

Biết nhau từ 1954 khi cùng được học tại Trường thiếu nhi Việt Nam ở tp Quế Lâm . Về nước mỗi người về sống với gia đình ,vào đời mỗi người một số phận .Song mỗi lần gặp nhau là vui , rất KCthân tìn, vì cả hai đều trân trọng những năm tháng cùng nhau xa gia đình,xa Tổ quốc trong quá khứ.Có lẽ mối quan hệ đó làm cho cuộc sống hiện nay thi vị hơn. KC

TranKienQuoc nói...

20.00, Điện thoại cho bác Cả (mà vừa từ nhà bác Hai về).
- Mày lại viết đểu hả?
- Never.
- Anh em ta lúc nào cũng vậy, vẫn là anh em.
- Thế là được!!!

TranKienQuoc nói...

Thủy: Tưa qua vừa nghe giọng bác (qua bác Chù Kì Minh) thì chị Hà (VT) bảo: Chú chỉ được cái trẻ.
Bác bảo: Vì chơi với các cháu, toàn bọn trẻ, là chú phải 'nguyễn thái học' cho ló trẻ. Dưng cơ mà, các bạn chú, dù đã 70, 60 vẫn có giọng trẻ như thế. Dơ hơi, không trẻ thì rrrrừ rồi à!!!

TranKienQuoc nói...

Tóc, râu thầy bạc nên đặc tả bằng bút chì đen thì khó quuu... úa!

Nặc danh nói...

Nhất Trung: "Ngồi cạnh anh giai bị chụp ảnh liên tịch".

Nặc danh nói...

Anh em thân thiết,dù có lúc A là quan to tướng, E là dân nhỏ tí nhưng vẩn là bạn gần gũi.Nhớ về con người này có hai kỷ niệm vui: Anh là người giỏi văn từ hồi đi học (tôi nghe các bạn anh nói lai ) ,anh luôn tự trau rối kiến thức văn học một cách đáng khâm phục, có lần bên bàn Bia hơi anh nói về tác giả Phạm Thị Hoài với ác phẩm "Thiên sứ",tôi ngạc nhiên về cách tiếp cận của ông chuyên viên Văn phòng chính phủ về truyện đời.Anh coi văn học là phản ánh chân thực cuộc sống của xả hội Việt Nam .Có lẽ vì vậy sau này anh làm quan to nhưng không quan liêu .
Khi chưa làm To,có lần gặp nhau lại trên bàn Bia hơi(mà hồi những năm 80 ,bia hơi là nơi hay gặp nhua vì vừa túi tiến của công đồng bạn bè) sau thời gian dài mỗi người một phận gặp nhau thì vui lắm .Tôi thấy anh có cái gì đó khang khác mà chưa nhận ra,nên hỏi:" Ông anh có cái gì hơi ba gai mà chưa nhận ra?" Anh trả lời"Tao để râu".
Quan hệ của chúng tôi là như vậy. KC

Viên Thạch nói...

Hôm trước chú KM nói là để chú xem có ai vào SG thì sẽ nhờ mang mật ong giúp, đừng gửi PCN nữa chú KQ ạ.

TranKienQuoc nói...

OK. Ra vào thường xuyên ấy mà.