Ảnh: Hồ Xuân Hương trong tranh Bùi Xuân Phái |
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là
nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà sống vào cuối thời Lê Mạt nên đã tận mắt chứng kiến
sự suy tàn của nhà nước phong kiến. Thời ấy vừa có cung vua Lê, vừa có phủ chúa
Trịnh. Năm 1782 Trịnh Sâm mất, Đặng Thị
Huệ và Huy quận công Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán mới sáu tuổi lên ngôi chúa
với tước hiệu Điện Đô vương. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nắm quyền điều khiển triều
chính giúp con khiến quân lính và nhân dân bất bình. Vào thời của bà Lê Chiêu
Thống (1765-1793) lên ngôi trị vì từ năm 1786 đến năm 1789. Thời Lê Chiêu Thống
chính sự đổ nát, lòng người ly tán, loạn thần lộng quyền, những sự kiện diễn ra
trên sân khấu chính trị đều như những trò hề. Đệ nhất gian hùng đất Bắc là
Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi chúa, hiếp vua tự mình chuyên quyền trong chính sự. Vũ
Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi đến lượt Nhậm bị Nguyễn Huệ giết
chết, vua Lê bỏ kinh thành trốn thoát. Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh đem
quân sang đánh Quang Trung, để lại trong lịch sử một vết nhơ muôn đời không rửa
sạch. Vào thời của bà vua không ra vua, chúa không ra chúa mà quan cũng chẳng
ra quan. Đó là bối cảnh xã hội cho sự ra đời của bài thơ Vịnh cái quạt.
Trong bài thơ Vịnh cái quạt Hồ Xuân Hương đã tả cái
quạt như sau:
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Đọc xong bốn câu đầu người ta
đã thừa biết là bà muốn tả cái gì. Cái gì? Thì là cái của nợ ấy chứ còn là cái
gì nữa. Vậy mà bà đã đem cái của nợ ấy quạt cho mát mặt anh hùng, đem cái của
nợ ấy che đầu quân tử lúc sa mưa. Thì ra anh hùng thời ấy cũng chỉ đáng đem cái
của nợ quạt vào mặt và quân tử thời ấy chỉ đáng đem cái của nợ che lên đầu.
Thật là không còn gì có thể mỉa mai hơn! Đã thế bà lại còn hỏi Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Ngồi buồn tình cờ đọc lại bài thơ Vịnh
cái quạt Hồ Xuân Hương tôi thấy hình như nó vẫn còn giữ nguyên tính thời
sự.
1 nhận xét:
Có điều khác biệt giữa thời của nữ sĩ HXH với hiện tại là hồi đó cung vua và phủ chúa không có chung một nền tảng lý luận, không có chung một chiêu bài làm yên lòng dân.
Đăng nhận xét