Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Quốc hiệu Đại Cồ Việt (Quốc Việt)


Trong sách giáo khoa về sử ta thường thấy một thời Việt Nam có Quốc Hiệu là Đại Cồ Việt, Có nhiều tranh luận xung quanh Quốc Hiệu này,

Các nhà sử học cho rằng Quốc hiệu này do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968, được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86 năm (từ 968 - 1054).

Tuy nhiên, hai câu đối vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư) lại ghi:

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:
Nước Việt lớn ngang với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán



Kết quả khảo cổ học ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long cho thấy các viên gạch có niên đại từ thời Đinh đến đầu thời Lý được sử dụng  khắc chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên" (Gạch xây thành nước Đại Việt).

Rõ ràng có 2 cách dùng và tách bạch - hoặc là Đại Việt hoặc là Cồ Việt. Hai danh từ này đều chỉ sự to lớn, có thể dùng thay cho nhau nhưng không dùng chung,
Môt từ dùng trong văn thư Nhà nước chính thống và một từ dùng trong dân gian, hội hè, tế lễ.
Như vậy Quốc hiệu Nhà Đinh là Đại Việt trong văn thư nhà nước. Dân gian sử dụng Quốc hiệu Cồ Việt.
Các nhà sử học về sau ghép hai khái niệm để chỉ giai đoạn lịch sử. Có thể viết Quốc hiệu giai đoạn này là Đại (Cồ) Việt, Chữ Hán không có dấu ngoặc.



Ths Trần Quốc Việt

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tất cả mọi người VN từ trước đến nay đều biết:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
nên Kinh đô Hoa-Lư CÒN TO GẤP VẠN LẦN CÁI TRÀNG-AN.
À, chiều nay anh em cải thiện thêm mấy "cục bột mì chín hơi", QV nhớ lấy thêm ít muối nhé.
CB