Từ
những ngày hè học sửa xe đến lúc đi B làm “phụ xe”, tôi bắt đầu thèm lái xe.
Năm 1975, tôi có thời cơ được lái xe Jeep. Nhưng cũng chỉ vòng vòng ở sân bóng
được vài vòng thôi. Rồi bẵng đi hơn 10 năm với bao lo toan công việc, gia đình.
Tôi chỉ được lái xe trong những giấc mơ.
Năm
1987, lúc này tôi ở B60. Chúng tôi có 1 chiếc xe Daihatshu bé xíu và cũ mèm.
Quanh năm đi sửa, hao tốn bao nhiêu tiền, để thỉnh thoảng Dương Thanh lại lái
đi vài vòng. Tôi có mấy lần cùng Dương Thanh đi Vũng Tàu, Nhà Bè, Bình Dương…
Sao nó khoái thế.
Hồi đó tôi còn ở phòng làm việc của cơ quan. Chiều chiều nhìn chiếc xe tôi thèm lắm. Và rồi tôi liều mạng lên xe, nổ máy, rú ga, bóp còi… Rồi tắt máy và ngồi cho nó sướng. Cho đến chiều hôm đó, không thấy bóng dáng ai, tôi liều mạng sang số và cho xe tiến lên một tí, lùi lại một tí. Đang sướng, chợt cậu Sỹ Thành lái xe của đơn vị, đi đâu về, ngó vào hỏi lớn: Anh làm gì thế? Giật mình thay vì đạp phanh tôi lại dí ga, chiếc xe chồm lên đâm vào tường chết máy, đồng thời choang một tiếng, chụp đèn pha vỡ tan. Sỹ Thành hoảng quá kêu lên: anh có sao không? Tôi vội nói: không sao, rồi lao ra thu dọn “hậu quả”. Ngay đêm đó tìm mãi mới mua được cái chụp đèn để thay. May sao thiệt hại chỉ có vậy.
Hồi đó tôi còn ở phòng làm việc của cơ quan. Chiều chiều nhìn chiếc xe tôi thèm lắm. Và rồi tôi liều mạng lên xe, nổ máy, rú ga, bóp còi… Rồi tắt máy và ngồi cho nó sướng. Cho đến chiều hôm đó, không thấy bóng dáng ai, tôi liều mạng sang số và cho xe tiến lên một tí, lùi lại một tí. Đang sướng, chợt cậu Sỹ Thành lái xe của đơn vị, đi đâu về, ngó vào hỏi lớn: Anh làm gì thế? Giật mình thay vì đạp phanh tôi lại dí ga, chiếc xe chồm lên đâm vào tường chết máy, đồng thời choang một tiếng, chụp đèn pha vỡ tan. Sỹ Thành hoảng quá kêu lên: anh có sao không? Tôi vội nói: không sao, rồi lao ra thu dọn “hậu quả”. Ngay đêm đó tìm mãi mới mua được cái chụp đèn để thay. May sao thiệt hại chỉ có vậy.
Mãi
đến cuối năm 2003, tôi tính việc học lái ô tô. Lúc này bắt đầu có phong trào
người người học lái xe và cái ô tô cũng vào tầm với của nhiều người. Nhìn mấy
cái xe Matiz, CD5… chạy lon ton sao mà “yêu” thế. Sở dĩ mình kết nó vì nó trong
tầm với của mình. Còn Camry, Civic… thì chỉ ngắm thôi chứ chẳng mong sờ được
vào.
Tôi
bàn với vợ, bà xã oke ngay, thế là tôi tìm chỗ học. May sao trung tâm dạy nghề
của Du lịch Sài Gòn mở lớp đào tạo lái xe taxi cho công ty và mở rộng cho mọi
người. Tôi đăng ký học khóa 2, học phí 1,8 triệu. Chương trình học khá bài bản,
thời gian tập lái trên xe là 40giờ. Học lý thuyết và luật giao thông vào buổi
tối. Lớp chúng tôi có khoảng hơn 50 chục người, đủ mọi thành phần và lứa tuổi.
Có cả mấy cô nữ nữa. Xem ra có người hăm hở máu mê như tôi, có người theo phong
trào, có người muốn học lấy một cái nghề và có người bị bắt đi học.
Khi
học cấu tạo ô tô, tôi thấy khá quen thuộc. Học luật giao thông thì có cái quen,
có cái lạ. Vậy là sau khoảng 2, 3 tháng học lý thuyết (mỗi tuần 2 buổi tối, mỗi
tối 3 tiết), chúng tôi bắt đầu học lái trên xe ô tô. Xe tập lái là loại Mazda
323, hoán cải từ xe taxi cũ. Giáo viên dạy lái của tôi tên là Bách. Anh ta tầm
30 tuổi, người nhỏ con và da đen sạm. Khi học lái lớp chia làm nhiều tổ, mỗi tổ
4 người cho vừa 1 xe 5 chỗ.
Hôm
đầu, thầy chỉ cho lên xe và “xào khô” như đạp côn, sang số; đánh lái, đạp
phanh… Hôm sau thì vào xe nổ máy, rồi theo hướng dẫn của thày bắt đầu đạp côn,
vào số, nhả côn, tăng ga… Chỉ vậy thôi mà phải mất khá lâu mới làm được. Thường
thì nhả côn giật cục nên chết máy hay xe vọt lên; khi không chết máy thì ga
không đều nên xe cà giựt, cà giựt; rồi chỉ lo nhìn chân, nhìn tay mà chẳng nhìn
đường… Cái đoạn ban đầu này tập khá lâu, đến lúc tạm được thì đến bài lùi vào
nhà xe. Bài này quả là khó và có đến vài chục phần trăm là không thể nào thạo
được, nhất là phụ nữ. Nhiều người suốt đời lái xe nhưng không thể lùi vào nhà
xe được.
Tổ
của tôi có 1 cô chừng 30 tuổi, tên Hà. Cô nói: nhà cháu vừa mua xe Matiz, ông xã
bắt cháu học lái để thêm tài xế phục vụ 2 họ. Có hai cậu còn trẻ nhưng rất lười
học và hay trốn đi chơi. Có cậu ấm ức: cha mẹ bắt đi học để làm nghề lái xe.
Vậy là tôi và cô Hà gần như được thêm hai suất lái. Nhiều hôm chỉ có hai chúng
tôi và thày giáo thôi. Thật may tôi được học lái gấp đôi thời gian qui định.
Nhiều hôm, thày giáo giao luôn xe cho tôi và cô Hà tự tập lấy. Nhờ vậy chúng
tôi tập được khá nhiều.
Sau
một tuần chỉ loanh quanh trong sân chúng tôi được ra đường. Buổi đầu tiên ra
đường ông thày nói: chú cứng nhất, chú lái đi. Ôi chao ôi, vừa sướng, vừa sợ.
Tôi nổ máy và từ từ bò ra cổng. Vừa nhô ra tôi hoảng hồn vì hai dòng xe đông
đặc, lao vun vút. Thày giục: đi đi. Biết đi thế nào? Quẹo phải thì đỡ, nhưng
lại phải quẹo trái. Mồ hôi toát ra ướt sũng áo. Thôi thì liều mạng lăn dần ra.
May sao, thiên hạ thấy cái xe có biển “Tập lái” bèn lịch sự nhường đường. Vậy
là ra được đường. Chưa kịp thở, ông thày đã giục: sang số đi!
Xe
chạy trơn chu, chưa kịp sướng thì ông thày gắt: chú đi kiểu gì thế? Rồi thày
thò tay đánh lái đưa xe ra giữa đường. Hóa ra thói quen đi xe máy nhiễm vào lái
ô tô. Xe máy đi sát lề còn ô tô là phải bám giữa đường mà đi. Hiểu, hiểu, hay,
hay.
Cứ
thế, chúng tôi tập chạy ngoài đường được 4 lần, mỗi lần 1 tiếng.
Hôm
đó, lớp tổ chức chạy địa hình tại 1 bãi tập của QK7 trên Biên Hòa. Bài tập cũng
bình thường nhưng động tác dừng và khởi hành giữa dốc phải tập mãi mới được.
Cũng như mọi khi, thày bỏ xe, hai cậu kia đi uống café, còn tôi và cô Hà chăm
chỉ tập. Đến lượt tôi lái, Hà nói nhỏ: chú ơi tìm chỗ cho cháu “vệ sinh” một
cái. Tôi phì cười: mày ra sau gốc cây kia kìa. Hà dãy lên: các chú thì thế chứ
chúng cháu không thế được. Đi một lúc thấy có cái lều nho nhỏ, Hà nói tôi dừng
xe cho cô ấy “giải quyết” và dặn thêm: chú trông chừng cho cháu. Ôi trời.
Rồi
ngày thi lấy bằng cũng tới. Giáo viên thầm thì: Chi thêm 300 cho lý thuyết, 300
cho thực hành thì chắc đậu. Tôi nói: chú lo thực hành thôi. Giáo viên nói: cũng
được.
Hôm
thi tôi ở nhóm thi đầu, sau khi thi lý thuyết và có kết quả tôi sang thi thực
hành. Nói chung khi chạy trên sa hình, tôi làm khá tốt, chỉ có lúc lùi vào nhà
xe, sợ chết máy bị trừ điểm tôi rú ga ầm ĩ làm ông thày sát hạch phải kêu lên:
anh làm gì mà ga dữ vậy? Khi chạy ngoài đường, mọi người chỉ chạy mấy trăm mét
rồi thôi; đến lượt tôi, ông thày bắt quay xe. Thật khổ, quay xong xe thì chết
máy thế là bị trừ điểm.
Mấy
tháng sau, chúng tôi lĩnh bằng. Vậy là giấc mơ từ bao lâu nay đã thành sự thật.
2 nhận xét:
Mỗi người có 1 kiểu học riêng. Hay!
Còn tôi thì học ngày ở Ba lan, năm 1991. Nhờ (nhưng thực chất là thuê) 1 thằng bạn người bản xứ lái taxi ra sân bay bỏ hoang của Warsawa tập. Nó phục lăn, sao mày lái nhanh. Bốc phét: Ở nhà tao đã cầm lái mô-tô rồi. Nó ngạc nhiên lắm.
Sau đó gửi 100 đô sang Mát để anh em làm divu, mua bằng của bọn Milisia Nga cấp. Có bằng ấy là đi khắp Đông Âu. Sau này về VN thì nhờ mấy anh em bên Cục CSGT (ngày đó Cục có nhiệm vụ quản lí lái và bằng lái) đổi sang bằng VN.
Riêng lái xe thì từ nhỏ đã thích lắm.Được ngồi cạnh tài xế là học lỏm ngay.Sau này vào CA mới có đk tiếp xúc nhiều với các loại xe.Lúc đầu là xe Jeep sau là xe tải,xe đặc chủng...Nhưng chính thức học để lấy GPLX là vào năm 2001.Vì theo nhu cầu công tác được chuyển sang "gái tơ"(GT).Lúc mới sang hý hố lắm,xe bị TNGT nằm đó(lái xe trốn)tôi nhẩy lên lái liền dù chưa có GPLX.Sau này nghĩ sao dại thế,bình thường thì ko sao nếu bị TN nữa thì bị KL liền.Mà đã là"gái tơ"ko có GPLX thì quê lắm.Bây giờ thì lái tốt rồi.Hôm trước cùng KQ đi theo đội bóng đá Cựu cầu thủ QĐ đi đấu giao hữu tại Bến Tre,thiếu xe phải mượn xe 16c ko ai có bằng loại này thế là bất đắc dĩ phải lái.Nhưng nhiều lúc cũng chủ quan,ỷ lại có "bùa"CA nên có lúc bị"tuýt" nhưng họ xem giấy xong OK ngay.
Đăng nhận xét