Chú tiểu Thích Châm Tâm
Thời gian gần đây, Phật tử trong cả nước rộn ràng truyền tay nhau những chiếc đĩa DVD ghi hình một tiểu tăng mới chỉ 5 tuổi đã đọc kinh thành thục như các vị cao tăng. Từ sự việc này, nhiều lời đồn đại về vị tiểu tăng là “Phật sống tái thế” đã xuất hiện.
Tiểu tăng lạ thường
Chú tiểu Thích Chân Tâm sinh ngày 13/6/2006, là con trai một của gia đình Phật tử Chân Thắng & Chân Hương sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin cho thấy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi mở mắt chào đời, Chân Tâm đã có những biểu hiện kỳ lạ khác thường so với những trẻ khác. Nhiều người truyền tai nhau, khi chị Chân Hương – mẹ của chú tiểu mang thai thì người mẹ này chỉ thích ăn chay, đi chùa và tụng kinh niệm Phật… Ngày Chân Tâm chào đời, mắt chú mở thay cho nhắm nghiền như những đứa trẻ khác. Hơn thế nữa, lúc chú sinh ra, 2 tay của chú lại để ở tư thế “ấn tam muội” – 2 tay bắt vào nhau – một trong những tư thế của các chư tăng, Phật tử hay thực hiện.
Thân thế của chú tiểu càng kỳ bí hơn khi được cho rằng, chú khóc ré lên mỗi khi có người nữ giới ngoài mẹ chú chạm vào. Đặc biệt, chú không thích bú sữa mẹ mà chỉ uống sữa bột bên ngoài. Lớn hơn chút nữa, chú chỉ thích ăn các món chay. Vì thế, mỗi khi có người cho đồ ăn thì chú chỉ thích nhận các món chay. Và càng ngày, chú bé càng có biểu hiện của một nhà tu hành thực sự khi chú thích cạo đầu chứ không để tóc như các bạn; đồng thời thích nghe nhạc niệm Phật, nghe mõ, nghe kinh…
Thấy con có những biểu hiện lạ gia đình đã đưa chú vào quy y Tam Bảo tại chùa Giác Viên – Thủ Đức, TP HCM từ lúc chú còn rất nhỏ. Ni trưởng Thích Nữ Như Thông – chùa Giác Viên cho biết, ban đầu chú bé được Ni trưởng đặt cho pháp danh là Giác Lâm. Điều đặc biệt mà nhà sư thấy ở chú bé này chính là chú không ăn “mặn” được mà chỉ có thể ăn chay, cứ ăn đồ mặn là chú ói ngay lập tức. Chú khá béo tốt, khỏe mạnh và vào chùa thì càng khỏe mạnh hơn. Sư thầy cho biết, cứ mỗi lần để tóc cho chú mà không cạo trọc là chú bị ốm. Chú cũng tỏ ra rất thích thú với trang phục tu hành.
Tới đầu năm 2011, sư thầy Thích Chân Giác vô tình đến chùa Giác Viên và gặp được chú bé kỳ lạ nói trên. Sự nghiệp tu hành chính thức của chú bé Giác Lâm bắt đầu từ đây. Như một cơ duyên, Giác Lâm đã sớm theo thầy tu học trong thời gian 3 tháng. Một điều kỳ kiệu là chú bé này chỉ sau 2-3 lần nghe các bài kinh, kệ là thuộc ngay. Thầy Thích Chân Giác rất yêu thương và hết lòng chăm sóc dìu dắt chú Chân Tâm trên con đường tu học, thầy cho rằng đây là chủng tử của Phật giáo sẽ phát triển tốt sau này do đó cần phải cố gắng hết sức chăm sóc và vun bồi. Ngày 10/3/2011 (Tân Mão), Thầy đã làm lễ thế phát xuất gia cho chú Chân Tâm với pháp hiệu là Thích Chân Tâm.
Chú tiểu là một sư thầy “lộn kiếp”?
Sau sự kiện chú tiểu Chân Tâm xuất gia, chú sớm trở nên nổi tiếng với những kỳ tài hiếm có của một người bình thường. Trước những điều đặc biệt của chú, có người cho rằng đó chính là “bồ tát” tái sinh.
Tuy nhiên, cũng có thông tin đồn đại rằng, chú tiểu Chân Tâm chính là sư thầy Thích Minh Phát “lộn kiếp”. Sư thầy Thích Minh Phát vốn tu ở chùa Ấn Quang, quận 10, TP HCM. Những lời đồn đại càng khiến sự việc khoác thêm màu sắc kỳ ảo khi có thông tin cho rằng, vào năm 1996 trước lúc thầy Thích Minh Phát mất, trong một buổi nói chuyện, thầy nói với vẻ đầy huyền bí rằng, sau khi mất thầy sẽ tái sinh, lúc 5 tuổi sẽ có người nhận ra thầy.
Tiểu tăng lạ thường
Chú tiểu Thích Chân Tâm sinh ngày 13/6/2006, là con trai một của gia đình Phật tử Chân Thắng & Chân Hương sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin cho thấy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi mở mắt chào đời, Chân Tâm đã có những biểu hiện kỳ lạ khác thường so với những trẻ khác. Nhiều người truyền tai nhau, khi chị Chân Hương – mẹ của chú tiểu mang thai thì người mẹ này chỉ thích ăn chay, đi chùa và tụng kinh niệm Phật… Ngày Chân Tâm chào đời, mắt chú mở thay cho nhắm nghiền như những đứa trẻ khác. Hơn thế nữa, lúc chú sinh ra, 2 tay của chú lại để ở tư thế “ấn tam muội” – 2 tay bắt vào nhau – một trong những tư thế của các chư tăng, Phật tử hay thực hiện.
Thân thế của chú tiểu càng kỳ bí hơn khi được cho rằng, chú khóc ré lên mỗi khi có người nữ giới ngoài mẹ chú chạm vào. Đặc biệt, chú không thích bú sữa mẹ mà chỉ uống sữa bột bên ngoài. Lớn hơn chút nữa, chú chỉ thích ăn các món chay. Vì thế, mỗi khi có người cho đồ ăn thì chú chỉ thích nhận các món chay. Và càng ngày, chú bé càng có biểu hiện của một nhà tu hành thực sự khi chú thích cạo đầu chứ không để tóc như các bạn; đồng thời thích nghe nhạc niệm Phật, nghe mõ, nghe kinh…
Thấy con có những biểu hiện lạ gia đình đã đưa chú vào quy y Tam Bảo tại chùa Giác Viên – Thủ Đức, TP HCM từ lúc chú còn rất nhỏ. Ni trưởng Thích Nữ Như Thông – chùa Giác Viên cho biết, ban đầu chú bé được Ni trưởng đặt cho pháp danh là Giác Lâm. Điều đặc biệt mà nhà sư thấy ở chú bé này chính là chú không ăn “mặn” được mà chỉ có thể ăn chay, cứ ăn đồ mặn là chú ói ngay lập tức. Chú khá béo tốt, khỏe mạnh và vào chùa thì càng khỏe mạnh hơn. Sư thầy cho biết, cứ mỗi lần để tóc cho chú mà không cạo trọc là chú bị ốm. Chú cũng tỏ ra rất thích thú với trang phục tu hành.
Tới đầu năm 2011, sư thầy Thích Chân Giác vô tình đến chùa Giác Viên và gặp được chú bé kỳ lạ nói trên. Sự nghiệp tu hành chính thức của chú bé Giác Lâm bắt đầu từ đây. Như một cơ duyên, Giác Lâm đã sớm theo thầy tu học trong thời gian 3 tháng. Một điều kỳ kiệu là chú bé này chỉ sau 2-3 lần nghe các bài kinh, kệ là thuộc ngay. Thầy Thích Chân Giác rất yêu thương và hết lòng chăm sóc dìu dắt chú Chân Tâm trên con đường tu học, thầy cho rằng đây là chủng tử của Phật giáo sẽ phát triển tốt sau này do đó cần phải cố gắng hết sức chăm sóc và vun bồi. Ngày 10/3/2011 (Tân Mão), Thầy đã làm lễ thế phát xuất gia cho chú Chân Tâm với pháp hiệu là Thích Chân Tâm.
Chú tiểu là một sư thầy “lộn kiếp”?
Sau sự kiện chú tiểu Chân Tâm xuất gia, chú sớm trở nên nổi tiếng với những kỳ tài hiếm có của một người bình thường. Trước những điều đặc biệt của chú, có người cho rằng đó chính là “bồ tát” tái sinh.
Tuy nhiên, cũng có thông tin đồn đại rằng, chú tiểu Chân Tâm chính là sư thầy Thích Minh Phát “lộn kiếp”. Sư thầy Thích Minh Phát vốn tu ở chùa Ấn Quang, quận 10, TP HCM. Những lời đồn đại càng khiến sự việc khoác thêm màu sắc kỳ ảo khi có thông tin cho rằng, vào năm 1996 trước lúc thầy Thích Minh Phát mất, trong một buổi nói chuyện, thầy nói với vẻ đầy huyền bí rằng, sau khi mất thầy sẽ tái sinh, lúc 5 tuổi sẽ có người nhận ra thầy.
Sư thầy Thích Minh Phát vốn được rất nhiều chư tăng, phật tử yêu quý và kính trọng. Thầy vốn ở gần chùa Ấn Quang và có tên ở nhà là Nhựt Nguyên (còn gọi là điệu Nguyên). Ngay từ nhỏ, điệu Nguyên cũng đã thích lui tới chùa Ấn Quang. Chú bé này vốn cũng là người không thích ăn đồ “mặn”, mỗi lần ăn cơm mà có đồ “mặn” là chú Nhựt Nguyên lại phun ra. Và đến 6 tuổi thì điệu Nguyên đã tự vào chùa xin có được pháp danh để quy y. Năm lên 8 tuổi, nhân một lần người nhà bỏ cá thịt giấu trong đáy chén dưới lớp cơm trắng phủ đầy để ép ăn, Điệu Nguyên vừa bưng chén cơm lên, biết ngay là có mùi thịt cá, bèn làm giận dỗi rồi dứt khoát rời khỏi nhà sang ở luôn bên chùa Ấn Quang.
Trên các diễn đàn Phật giáo, có ý kiến cũng cho rằng, chú tiểu Thích Chân Tâm có nhiều điểm giống với sư thầy Thích Minh Phát. Không chỉ giống về con đường dẫn đến nghiệp tu hành mà còn có những nét bề ngoài rất giống nhau. Tuy nhiên, trước những thông tin này, cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Các ý kiến này cho rằng không thể căn cứ vào một vài nét tương đồng mà quy chụp vào chuyện “tái thế” mà cần những bằng chứng xác thực hơn nữa.
Chú tiểu đang ở ẩn để thực hiện “chân tu”
Chúng tôi đã liên hệ với anh Chân Thắng – cha chú tiểu Thích Chân Tâm để hỏi thêm các thông tin về chú bé kỳ lạ này. Tuy nhiên, anh Chân Thắng cho biết việc chú tiểu Chân Tâm giờ đã xuất gia và con đường tu hành của chú còn dài, mọi vấn đề về chú tiểu sẽ được thể hiện sau này. Anh Chân Thắng cũng từ chối cung cấp và bình luận các thông tin về con trai mình.
Trên các diễn đàn Phật giáo, có ý kiến cũng cho rằng, chú tiểu Thích Chân Tâm có nhiều điểm giống với sư thầy Thích Minh Phát. Không chỉ giống về con đường dẫn đến nghiệp tu hành mà còn có những nét bề ngoài rất giống nhau. Tuy nhiên, trước những thông tin này, cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Các ý kiến này cho rằng không thể căn cứ vào một vài nét tương đồng mà quy chụp vào chuyện “tái thế” mà cần những bằng chứng xác thực hơn nữa.
Chú tiểu đang ở ẩn để thực hiện “chân tu”
Chúng tôi đã liên hệ với anh Chân Thắng – cha chú tiểu Thích Chân Tâm để hỏi thêm các thông tin về chú bé kỳ lạ này. Tuy nhiên, anh Chân Thắng cho biết việc chú tiểu Chân Tâm giờ đã xuất gia và con đường tu hành của chú còn dài, mọi vấn đề về chú tiểu sẽ được thể hiện sau này. Anh Chân Thắng cũng từ chối cung cấp và bình luận các thông tin về con trai mình.
Mười một điều kỳ lạ của Chân Tâm:
1. Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, Chân Tâm đã khiến cho mẹ mình thích ăn chay, thích đến chùa làm công quả, tụng kinh, niệm Phật, nghe Phật pháp.
2. Hơn 8 tháng đã ra đời.
3. Khi bác sĩ mổ ra, đã thấy bé mở mắt và tay bắt “ấn tam muội”.
4. Người nữ đụng vào là khóc.
5. Không thích uống sữa mẹ.
6. Thích ăn chay.
7. Thích cạo trọc đầu.
8. Thích mặc đồ tu.
9. Khi ngủ hay nằm nghiêng bên phải.
10. Khi ai cho thức ăn, thức uống gì, chú đều hỏi đó là chay hay mặn?
11. Thích nghe nhạc niệm Phật và thích đọc thần chú.
Để biết được chính xác nơi ăn ở, tu hành của chú tiểu Thích Chân Tâm, chúng tôi được sư thầy Thích Nữ Như Thông – chùa Giác Viên cho biết, chú tiểu Chân Tâm hiện đã theo sư thầy Thích Chân Giác đến tịnh thất Chân Tâm ở ẩn để thực hiện chân tu. Sư thầy Như Thông cho biết, tịnh thất Chân Tâm là một địa chỉ bí mật mà chính sư thầy cũng không được biết. Chúng tôi đã nhờ cậy đến tổng đài điện thoại 1080 tại TP HCM để tìm địa chỉ của tịnh thất Chân Tâm nhưng tổng đài này cho biết cũng không có thông tin gì về tịnh thất này.
Trả lời trên một diễn đàn Phật giáo, sư thầy Thích Chân Giác cho biết: “Chú Chân Tâm rất ngoan hiền, dễ thương, dễ nuôi, dễ dạy, thích yên tĩnh một mình, không thích nô đùa, vui chơi như bao đứa trẻ khác, mà chỉ ưa thích gõ mõ tụng kinh, học giáo lý và học chữ. Đặc biệt, Chân Tâm rất thông minh, nghe đến đâu nhớ đến đó, học đến đâu thuộc đến đó. Những câu kinh, bài kệ và thần chú chỉ nghe qua, học qua hai ba lần là thuộc. Với những đức tính hết sức hoàn hảo của chú Chân Tâm, nên thầy rất quý mến và yêu thương chú. Thầy dành hết thời gian của mình chăm sóc, dạy bảo cho chú, vì thầy biết đây là chủng tử của Phật giáo… Những năng khiếu này chú đã sẵn có từ bao giờ, nên khi thầy chỉ sơ cho chú là chú nắm bắt ngay, thầy không phải mất thời gian nhiều về vấn đề này. Chú Chân Tâm mới có 5 tuổi, chú đã đánh vần và đọc được chữ. Thầy sẽ cho chú ăn học đến nơi đến chốn, từ Trường Thế học cho đến Trường Phật học. Khả năng của chú đến đâu, thầy sẽ lo đến đó. Thầy chỉ có chú Chân Tâm là vị đệ tử duy nhất nên việc dạy bảo, chăm sóc cho chú rất chặt chẽ và sát sao. Mong muốn duy nhất của thầy, sau này Chân Tâm sẽ thay thầy Hoằng truyền Chánh Pháp lợi lạc quần sanh.
Cũng tại bài phát biểu này, thầy Thích Chân Giác còn kể một câu chuyện đặc biệt về chú tiểu Chân Tâm: “Thầy còn nhớ, cha mẹ chú Chân Tâm có lần kể với thầy câu chuyện lúc chú mới hơn hai tuổi. Mẹ chú trêu chú rằng, nếu chú đi tu mẹ sẽ sinh em bé khác. Chú Chân Tâm lúc đó liền nói với mẹ rằng: “ Mẹ ơi! Mẹ đừng sinh em bé nữa. Làm người khổ lắm. Chỉ những ai đi tu như con mới sướng thôi! Con đi tu vẫn có hiếu với ba mẹ được mà! Sau này ba mẹ già đến chùa ở với con để tu luôn nha!”. Cha mẹ chú lúc ấy rất bất ngờ. Cha chú hỏi: “Sao con nói như vậy? Ai dạy con vậy hả?”. Chú Chân Tâm trả lời: “Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy con đó! Đêm qua con ngủ nằm mơ, con thấy Tổ dạy con như vậy!”. Cha mẹ chú hết bị bất ngờ này tới bất ngờ khác. Vì từ trước đến giờ họ chưa bao giờ nói cho Chân Tâm biết, Tổ Bồ Đề Đạt Ma là ai… Vì muốn kiểm chứng lời Chân Tâm, hôm sau cha mẹ dẫn chú tới chùa và bảo Chân Tâm chỉ cho họ xem Tôn tượng Tổ ở đâu?
Trả lời trên một diễn đàn Phật giáo, sư thầy Thích Chân Giác cho biết: “Chú Chân Tâm rất ngoan hiền, dễ thương, dễ nuôi, dễ dạy, thích yên tĩnh một mình, không thích nô đùa, vui chơi như bao đứa trẻ khác, mà chỉ ưa thích gõ mõ tụng kinh, học giáo lý và học chữ. Đặc biệt, Chân Tâm rất thông minh, nghe đến đâu nhớ đến đó, học đến đâu thuộc đến đó. Những câu kinh, bài kệ và thần chú chỉ nghe qua, học qua hai ba lần là thuộc. Với những đức tính hết sức hoàn hảo của chú Chân Tâm, nên thầy rất quý mến và yêu thương chú. Thầy dành hết thời gian của mình chăm sóc, dạy bảo cho chú, vì thầy biết đây là chủng tử của Phật giáo… Những năng khiếu này chú đã sẵn có từ bao giờ, nên khi thầy chỉ sơ cho chú là chú nắm bắt ngay, thầy không phải mất thời gian nhiều về vấn đề này. Chú Chân Tâm mới có 5 tuổi, chú đã đánh vần và đọc được chữ. Thầy sẽ cho chú ăn học đến nơi đến chốn, từ Trường Thế học cho đến Trường Phật học. Khả năng của chú đến đâu, thầy sẽ lo đến đó. Thầy chỉ có chú Chân Tâm là vị đệ tử duy nhất nên việc dạy bảo, chăm sóc cho chú rất chặt chẽ và sát sao. Mong muốn duy nhất của thầy, sau này Chân Tâm sẽ thay thầy Hoằng truyền Chánh Pháp lợi lạc quần sanh.
Cũng tại bài phát biểu này, thầy Thích Chân Giác còn kể một câu chuyện đặc biệt về chú tiểu Chân Tâm: “Thầy còn nhớ, cha mẹ chú Chân Tâm có lần kể với thầy câu chuyện lúc chú mới hơn hai tuổi. Mẹ chú trêu chú rằng, nếu chú đi tu mẹ sẽ sinh em bé khác. Chú Chân Tâm lúc đó liền nói với mẹ rằng: “ Mẹ ơi! Mẹ đừng sinh em bé nữa. Làm người khổ lắm. Chỉ những ai đi tu như con mới sướng thôi! Con đi tu vẫn có hiếu với ba mẹ được mà! Sau này ba mẹ già đến chùa ở với con để tu luôn nha!”. Cha mẹ chú lúc ấy rất bất ngờ. Cha chú hỏi: “Sao con nói như vậy? Ai dạy con vậy hả?”. Chú Chân Tâm trả lời: “Là Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy con đó! Đêm qua con ngủ nằm mơ, con thấy Tổ dạy con như vậy!”. Cha mẹ chú hết bị bất ngờ này tới bất ngờ khác. Vì từ trước đến giờ họ chưa bao giờ nói cho Chân Tâm biết, Tổ Bồ Đề Đạt Ma là ai… Vì muốn kiểm chứng lời Chân Tâm, hôm sau cha mẹ dẫn chú tới chùa và bảo Chân Tâm chỉ cho họ xem Tôn tượng Tổ ở đâu?
Thế là chú dẫn cha mẹ mình đến ngay trước ban thờ Tổ, rồi reo lên: “Tổ Bồ Đề Đạt Ma đây nè! Con nằm mơ thấy Tổ nói với con như vậy đó!”. Cha mẹ chú lúc đó mới thật sự tin con mình và họ nửa mừng nửa lo vì những sự kiện kỳ lạ quanh đứa con thơ dại, bé nhỏ. Và bây giờ chú Chân Tâm thật sự đã đi tu, xuất gia hành đạo. Mẹ chú vì cảm lời nói năm xưa của đứa con thơ, nên đã viết một bài thơ chất chứa đầy tâm sự về đứa con thân yêu của mình:
“Mẹ ơi!
Mẹ đừng khóc và đừng sầu mẹ nhé…
Con vẫn là con của mẹ đấy thôi
Dù tóc xanh con gởi lại mẹ rồi
Nhưng tim vẫn mang theo hình bóng Mẹ!”
Và Đại đức Thích Chân Giác đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh: “Nếu những bậc cha mẹ có con muốn đi tu, dù chỉ một đứa duy nhất, chúng ta hãy hoan hỷ, động viên và tạo thuận duyên, không nên ngăn cản bước chân của con mình. Bởi vì, đi tu là con đường đạo đức tốt đẹp, hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”, mà tất cả các bậc Thánh, ai ai cũng đều tán thán và gia hộ. Vả lại, môi trường chùa chiền là nơi đạo đức, trang nghiêm, thanh tịnh, hướng dẫn con người tu nhân tích đức, bỏ ác làm lành, sống một đời sống thanh khiết, thánh thiện. Cho nên, những gia đình có con đi tu là gia đình đại phúc. Nếu chúng ta tạo thuận duyên cho con mình đi tu, sau này con mình tu đắc đạo không chỉ gia đình được lợi lạc mà tất cả muôn loài chúng sinh cũng được an vui và hạnh phúc. Làm được như vậy, thì phước đức của chúng ta vô lượng, vô biên. Cho nên, những ai có con đi tu là điều vinh hạnh và may mắn rất lớn cho gia đình. Không phải ai cũng được như vậy! Nếu chúng ta có được diễm phúc này thì phải biết trân quý và chăm sóc. Có như vậy, bậc làm cha làm mẹ mới gọi là người hiểu biết và thương con thật sự”.
“Mẹ ơi!
Mẹ đừng khóc và đừng sầu mẹ nhé…
Con vẫn là con của mẹ đấy thôi
Dù tóc xanh con gởi lại mẹ rồi
Nhưng tim vẫn mang theo hình bóng Mẹ!”
Và Đại đức Thích Chân Giác đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh: “Nếu những bậc cha mẹ có con muốn đi tu, dù chỉ một đứa duy nhất, chúng ta hãy hoan hỷ, động viên và tạo thuận duyên, không nên ngăn cản bước chân của con mình. Bởi vì, đi tu là con đường đạo đức tốt đẹp, hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”, mà tất cả các bậc Thánh, ai ai cũng đều tán thán và gia hộ. Vả lại, môi trường chùa chiền là nơi đạo đức, trang nghiêm, thanh tịnh, hướng dẫn con người tu nhân tích đức, bỏ ác làm lành, sống một đời sống thanh khiết, thánh thiện. Cho nên, những gia đình có con đi tu là gia đình đại phúc. Nếu chúng ta tạo thuận duyên cho con mình đi tu, sau này con mình tu đắc đạo không chỉ gia đình được lợi lạc mà tất cả muôn loài chúng sinh cũng được an vui và hạnh phúc. Làm được như vậy, thì phước đức của chúng ta vô lượng, vô biên. Cho nên, những ai có con đi tu là điều vinh hạnh và may mắn rất lớn cho gia đình. Không phải ai cũng được như vậy! Nếu chúng ta có được diễm phúc này thì phải biết trân quý và chăm sóc. Có như vậy, bậc làm cha làm mẹ mới gọi là người hiểu biết và thương con thật sự”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét