Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Đời thường của một “ông quan” – bạn tôi (tiếp theo và hết)

Những gì chúng tôi biết về ba má bạn
Điều tôi muốn kể hơn cả, ba Bạn chính là bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, sinh 1919 tại làng Phương Trà, tổng Bình Hóa, nay là xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Tại Sài Gòn tốt nghiệp Cử nhân với điểm rất cao, được tuyển chọn sang Pháp học để sau này về phục vụ bộ máy cai trị; nhưng ông đã từ chối và ra Hà Nội vào học Trường Thuốc. Tốt nghiệp, ông tham gia Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 rồi xung phong Nam tiến tháng 10 năm ấy. Tận 1947 ông mới được về tới miền Tây Nam bộ.


Về tới quê hương, ông  hạnh phúc được cống hiến. Hết xây dựng hệ thống y tế quân dân y kết hợp đến lo cứu chữa cho thương bệnh binh; rồi đảm bảo sức khỏe bộ đội. Không may năm 1950 trên đường đi công tác, ông bị giặc bắt. Vì giỏi tiếng Pháp, ông đã quy phục được anh lính viễn chinh canh giữ mình. Báo Điện tử Trà Vinh từng ghi: Qua sách báo mà anh lính viễn trinh mua giúp, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành bất ngờ đọc được bài báo của H. Vachon viết về hiệu quả áp dụng phương pháp Filatov, nhưng H. Vachon còn thận trọng cho rằng phương pháp này chỉ là một giả thuyết cần kiểm chứng. Với sự nhạy cảm của một nhà khoa học trẻ, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã cho rằng đây là một thành tự mới của y học, có triển vọng áp dụng vào thực tiễn chiến trường miền Nam. Ông đã để tâm nghiên cứu cả trong lý luận lẫn thực tiễn vấn đề này. Ông được Pháp phóng thích sau khi ta thả Đại tá – bác sĩ quân y của Pháp là Duris bị bắt trong Chiến dịch Biên giới. Sau khi ra tù, bác sĩ Thành bắt đầu áp dụng phương pháp Filatov trong điều trị. Nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5/1951, bác sĩ Thành đã thuyết trình đề tài “Ứng dụng phương pháp Filatov” trước đông đảo cán bộ quân y tỉnh Cần Thơ tại Quân y viện Phân Liên khu miền Tây. Ngày 17/ 11/ 1951, phương pháp Filatov đã chính thức được sử dụng tại chiến trường miền Tây Nam bộ, đem lại kết quả hết sức khả quan.
Đến năm 1954, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đưa cả gia đình tập kết ra Bắc. Và đúng 10 năm sau, quãng thời gian gia đình được sum họp, thì ba má Bạn lại nhận nhiệm vụ đặc biệt “theo con tầu không số” dọc biển Đông, quay vào Nam chiến đấu. Tôi từng được nghe kể, chuyến tầu đó tới Bến Tre nhưng vì trục trặc mà phải quay ngược trở ra Phao số “0”.Còn nhớ ngày cùng học, bọn tôi cứ đồn với nhau, bố Thiện Nhân góp công sáng chế ra những ống Filatov chữa trị gan từ “nhau bà đẻ”. (Ngày đó lũ trẻ chúng tôi cứ dùng lỗ đồng 5 xu bẻ cái rốp ống thuố Filatov và ngửa cổ lên tu ừng ực, vẫn nhớ nó có vị ngòn ngọt như si-rô!).
Má Bạn là cô y tá chiến trường Dương Thị Minh (quê ở xã An Trường, huyện  Càng Long). Cả đời bà gắn bó với chồng trên mọi ngả đường. Ra Bắc, bà vừa nuôi con nhỏ vừa theo học chương trình Trung cấp rồi Đại học Y khoa hệ chuyên tu để có thể giúp nhiều nhất cho công việc của chồng.
Tới năm 1985, bácsĩ Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước  trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và năm 1989 – Thầy thuốc nhân dân. Nay cụ đã hơn 90 tuổi và sống cùng cụ bà tại TPHCM. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử!


Chuyện muốn kể tiếp về Bạn tôi
Trong số gần 200 bạn học của khóa 5 chúng tôi nói riêng cũng như 1200 học sinh Nguyễn Văn Trỗi thuở chống Mỹ nói chung, mỗi người có một số phận. Nhưng chúng tôi có một đặc điểm “cực kì yêu thương nhau, thậm chí hơn cả anh chị em ruột”. 
Thiện Nhân cùng anh Việt k2 và Ngô Thế Vinh tới thăm Trần Minh Sơn.
Trong số không ít bạn bất hạnh thì CCB Trần Minh Sơncó gia cảnh thật vất vả. Vợ vừa mất cách đây mấy năm. Gia đình còn lại ba bố con, toàn đàn ông. Là lính Cụ Hồ từng vào Nam chiến đấu những năm 1970, do ảnh hưởng của chất độc da cam mà vừa qua tuổi 60, Sơn đã bị ung thư phổi. Nghe tin Sơn ốm, dù bận trăm công nghìn việc, Nhân cũng thu xếp vào Bệnh viện K thăm bạn. Ngoài việc tác động với y bác sĩ để có phác đồ điều trị cùng thuốc men tốt nhất chữa trị cho Sơn, Nhân  còn chân thành chia sẻ: “Tớ xin ủng hộ một tháng lương của Phó thủ tướng, hỗ trợ cậu tiền thuốc men”. Nhưng bệnh tình quá nặng, Trần Minh Sơn đã ra. Thương Sơn ra đi quá sớm, khi chết vẫn chưa yên lòng chuyện con cái, bạn bè trường Trỗi mỗi người một chút, đóng góp ủng hộ cho cậu con còn chưa đến tuổi trưởng thành của Sơn.
Ngay sau khi viếng Sơn ra, Nhân nhắn tin cho tôi: “Nhìn gia cảnh Sơn tội quá. Cháu thứ hai Anh Việt còn non dại, chưa có lấy một nghề để tự kiếm sống”. Ngay sau đó, Nhân cử thư kí cùng các bạn Trỗi xuống Trường dạy nghề Hoa Sữa làm thủ tục nhập học cho cháu. Đã gần năm nay, được sự giáo dục của thầy cô, không quên lời hứa với bố trước lúc lâm chung và không phụ sự giúp đỡ của các bác bạn bố mà Việt học hành rất chăm chỉ, say sưa. Chỉ ít tháng nữa cháu ra trường và có thể tự hành nghề, kiếm sống. Đó là những gì tôi viết về Nguyễn Thiện Nhân, bạn tôi – một con người sống trong sáng, giản dị, chân thành với thầy, bạn; không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên.
Anh em Trỗi chúng tôi tự hào về những bậc phụ huynh của mình. Thế hệ phụ huynh Trỗi là thế hệ vàng ròng của đất nước. Chính các cụ đã góp công sức, trí tuệ để làm nên Cách mạng tháng Tám, làm nên Điện Biên Phủ dưới đất và Điện Biên Phủ trên không. Chính thế hệ các cụ đã thu non sống về một mối để giao lại cho các thế hệ tiếp theo. Cũng chính thế hệ các cụ đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, và giữ vững biên cương phía Bắc trong cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979. Bao nhiêu năm nay, mỗi đứa ở một nơi, nhưng chúng tôi vẫn coi nhau như anh em một nhà, vẫn yêu quý, đùm bọc nhau, cùng động viên nhau sống xứng đáng là con cháu các cụ, xứng đáng là học sinh trường Trỗi. Là học sinh Trỗi, Nhân cũng mang trong mình niềm tự hào đó và trách nhiệm đó. Ai cũng bảo, Bạn là người thành đạt nhất trong anh em Trỗi; còn tôi lại nghĩ, Bạn là người phải gánh trách nhiệm nặng nề nhất, đặc biệt trong lúc này!
Nhớ lần anh em Trỗi đến chúc thọ cụ Nguyễn Thiện Thành 90 tuổi, cụ dặn: “Muốn làm đến cái chức gì thì trước tiên phải là công dân tốt”. Bạn đã là một công dân tốt và sống xứng đáng với những gì ba má ban cho. Mong Bạn làm được nhiều việc tốt cho dân, cho nước!

Box: Hãng tin Bloomberg nhận định: Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, tốt nghiệp Đại học Oregon của Mỹ. Ông luôn thể hiện tốt khả năng diễn thuyết hay trả lời chất vấn trước các đại biểu Quốc hội. Có thời gian dài học tập tại Mỹ, ông có phong thái tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh với các đối tác nước ngoài. Cách thức làm việc của ông luôn mang đẳng cấp thế giới. Ông Nhân thuộc thế hệ mới với nhiều kinh nghiệm quốc tế.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thuộc thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam với nhiều kinh nghiệm quốc tế và sự hiện diện của ông trong Bộ Chính trị sẽ là chìa khóa để hồi sinh và phát triển nền kinh tế Việt Nam.,








6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nhớ lại những ngày ở HH, cả lớp chỉ có mình TN kéo violin, (và có lẽ cả trường), nên mỗi khi đại đội,(và tiểu đoàn) cần âm nhạc là TN đứng trước đoàn quân kéo violin.
Ngay từ lúc đó TN đã là người rất độc lập và mang trên người dòng máu của những bạn Trỗi là " từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ".
Xin chúc và hy vọng TN trong mỗi khi làm việc sẽ vì công việc của 90 triệu nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Nặc danh nói...

Cô Thơ kể thêm chuyện này để các Trỗi nghe về TN:TN tập kết ra Bắc năm 1954 lúc lucs-3 tuổi.Trước khi xuống tàu ở bến sông Ông Đốc, gia đình TN ở tạm trong một nhà dân gần tháng.Những lần về công tác tại Cà mau TN đều tranh thủ về thăm lại gia đình.Ngĩa tình là một trong những phong cách-nếu không nói là cốt cách-của TN.Cô Thơ CM.

TranKienQuoc nói...

Cô Thơ ơi, tình cờ mà cô gặp bọn Trỗi con chúng em. Rồi bọn Trỗi con đến thăm cô ở Cà Mau, cùng nhau phi ca nô ra Đất Mũi. Rồi ai ngờ bọn Trỗi chả khác gì bọn HSMN của cô. Thân thiết, giản dị, khó quên, có chuyện gì là dốc bầu tâm sự. Sao gần gũi thế!

Nặc danh nói...

Kéo violon hồi ở Trỗi có 2 người là Nhân k5 và Quang chày k6.

HMK6

TranKienQuoc nói...

Quang Chày nữa à? Hay nhỉ.

Thắng k5 nói...

Bài viết hay.
KQ viết về bạn TN là đúng rồi, nhưng khi nói về chuyện lo cho con trai út TMS vào học trường Hoa Sữa, nên viết thêm là cùng anh QV ở k2, người cũng cực kỳ tận tình với cháu.(Mà anh QV thì rất thân thiết với KQ)