Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Chuyến đi xa và những bạn hiền 2 (KC)


     Tôi có anh bạn thân rất yêu quý Việt Nam, tên là Cao Cẩm Quỳ, người quận Tam Thuỷ,  Tp Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Khi biết tôi đến Quế Lâm, anh mời tôi về thăm Quảng Châu, thăm Phật Sơn. Anh báo cho biết, tại  Tam Thuỷ một tập thể các cưu chiến binh tham gia “kháng Mỹ viện Việt” (1966-1970) đang chờ đón tôi, một cựu chiến binh  Quân đội nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, một bộ đội Cụ Hồ.
Đến thăm mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Tôi và  anh Tân đi xe lửa từ đến Quảng Châu. Anh Cao  ra  ga đón chúng tôi về khách sạn. Trong ngày đầu tiên tại Quảng Châu - thành phố lớn thứ ba Trung Quôc, địa phương có nhiều quan hệ với cách mạng Việt  Nam, Cao Cẩm Quỳ đưa chúng tôi đi tầu điện ngầm (cho biết), thăm tháp truyền hình Quảng Châu, thăm công viên bên bờ Châu  Giang, viếng Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương - nơi yên nghỉ của liệt sỹ Phạm Hồng Thái. Nghĩa trang này do  Tổng thổng Trung Hoa Dân quốc Tôn Trung Sơn ký quyết định xây dựng, là nơi yên nghỉ của 72 liệt sỹ trong cuôc cách mạng Tân Hợi 1911. Nghĩa trang là một công viên rất đẹp. Năm 1954, Chính phủ Trung Quốc  đưa hài cốt Liệt sỹ  cách mạng Việt Nam  Phạm Hồng Thái về an táng tại đây. Khi chúng tôi đến viếng, bên mộ còn vòng hoa tươi của Chủ tịch Trương Tấn Sang. Nhân dân Quảng Châu  trong hơn 60 năm qua chăm sóc rất chu đáo phần mộ này.


Tối hôm đó anh Cao đưa chúng tôi thăm Sa Điện - Khu tô giới Pháp. Các công trình kiến trúc theo kiểu Pháp của khu phố  này rất quen thuộc với dân Việt Nam. Chính tại nơi đây, Phạm Hồng Thái (thành viên  Việt Nam Quang phục Hội) đóng giả nhà báo, mang bom tiến công Toàn quyền Đông Dương Mec-lanh vào  năm 1924. Phạm Hồng Thái thoát khỏi sự vây bắt của mật thám và gieo mình xuống dòng Châu Giang, hy sinh. Mec-lanh chỉ bị thương nhưng tiếng bom Sa Điện đã vang dội.
    Tại Quảng Châu chúng tôi cùng Cao Cẩm Quỳ  đến thăm các con của một chiến sỹ quốc tế của Đảng Công sản Việt Nam - đồng chí Bùi Công Quan (còn có tên là Lý Ban). Đống chí Lý Ban sinh năm 1912 tạo Long Hoà, Cần  Đước, Chợ Lớn, nay thuộc Long An. Năm 1930 tham gia An Nam cộng sản Đảng. Từ 1932 đến 1945 hoạt động cách mạng tại Quảng Đông, Trung Quốc. Trong thời gian hoạt động tại Quảng Động, năm 1937  đồng chí kết hôn với nữ đảng viên Đảng Công sản Trung Quốc Ôn Bích Trân.
       Năm 1946 theo yêu cầu của Trung ương  Đảng ta, đồng  chí  trở về Việt Nam và được giao những nhiệm vụ quan trọng.  Tại Đại hội  III  Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960), đồng chi được bầu  làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Đồng chí  có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống  đế quốc Mỹ   của nhân dân ta. Đồng chí mất 1981 tại Tp Hồ Chí Minh. Năm 2010, đồng chí được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.  
     Năm 1983 theo nguyên vọng của các thành viên gia đình  đồng chí Lý Ban, Nhà nước ta đồng ý  cho  đồng chí Ôn Bích Trân của cùng gia đình các con là Lý Tân Hoa, Lý Niệm Vân, Lý Tân Việt trở về  định cư tại Quảng Châu.
Anh Cao (thứ 2 từ trái) cùng chúng tôi đến thăm đại gia đình lão đồng chí Lý Ban.

     Các  thành viên gia đình đồng chí Lý Ban đã tiếp đón chúng tôi rất thân tình, nồng hậu.  Rất mừng là cuộc sống của các anh chị đều ồn định, hạnh phúc. Các anh chi đều mong cho quan hệ Việt-Trung phát triển theo chiều hướng tích cực vì lợi ích cùa hai dân tộc.

2 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Gao shi hao pengyou.

Nặc danh nói...

Vong hoa do Ben canh Mo liet sy Pham Hong Thai la cua Chu tich Truong Tan Sang khi den vieng mo vao 21.6.2013