Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Chuyện Của Một Cán Bộ Công An Từng Thoát Án “Nằm Một Chỗ” Nhờ Bài Bấm Huyệt Kỳ Lạ (ST: ĐB)


20017263-images24991_Luongy4-300x199

Cuộc đời bí ẩn của người đàn bà “Cứu nhân độ thế”

bằng tuyệt chiêu bấm huyệt thần diệu ở Sài Gòn – Kì I

Bịt mắt sống nằm cạnh cao nhân
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu , chở chúng tôi đi vòng vèo mãi ở khu vực quận 2 , TPHCM mới tìm thấy căn biệt thự sang trọng ẩn sau những lùm cây trong khu biệt thự An Phú ngoài hiên , mấy người bệnh ngồi chờ , còn ông Nguyễn Tam Kha , gia chủ  căn biệt thự đang nắn bóp cho từng người , vừa day , vừa vuốt , ông ân cần hỏi han bệnh nhân có đau không , cảm giác thé nào , bệnh nhân được bấm huyệt xong , tùy tâm bỏ tiền vào chiếc  hòm gỗ . ai không có tiền thì cứ tụ động ra về , gia chủ không quan tâm , để ý.


Chờ ông bấm huyệt xong cho các bệnh nhân , chúng tôi mới vào chuyện , Hỏi về môn bấm huyệthinh 1 kỳ lạ có tên là Thập Chỉ Đạo , ông không vào đề ngay , mà yêu cầu nhóm phóng viên kể lể bệnh tật của mình . Giới văn phòng ai chắng mắc mấy bệnh đâu vai ,gáy, cổ lưng , khớp … Thế là ông hùng hục bấm , vuốt , tùy loai bệnh ,ông day , ông bấm từng đường  huyệt khác nhau . Vừa bấm huyệt ông vừa giải thích”Thứ quan trọng nhất trong cơ thể con người là máu . Máu là gốc của sự sống . khi máu lưu thông không đều và đủ đến chỗ nào , chỗ đấy tức sinh bệnh . Môn bấm huyệt này sẽ kích thích cơ thể , mạch máu , nhằm bơm máu nuôi dưỡng “ điểm chết “ … Điều ông nói có thể là không có gì mới mẻ , nhưng chúng tôi nghe ngóng và làm chuột bạch cho ông . Kỳ lạ thay , chỉ cần vài động tác bấm , day , vuốt , cạo , những thứ bệnh tật thông thường của dân văn phòng như tan biến đâu hết , cơ thể ai đấy đều nhẹ nhõm , dễ chịu . Gia chủ bảo : “ là truyền nhân của cụ Huỳnh Thị  Lịch , học được nhiều điều từ cụ , nhưng môn Thập Chỉ Đạo Là thứ cao siêu lắm , chúng tôi học cả đời cũng chỉ lĩnh hội một phần nhỏ thôi “ ,
Ông Nguyên Tam Kha quay sang hỏi tôi: “ Nhà báo có tin tôi là cán bộ có vị trí của một cơ quan cảnh sát điều tra Công An TP.HCM. không “ . Quả thực , nhìn ông , phong cách giản dị , có vẻ bộc tuệch, ít ai nghĩ rằng , ông từng là một cán bộ của một đơn vị quan trọng ở thành phố hoa lệ này . Ông nói tiếp : “ Nói thế để nhà báo biết rằng , tôi không phải là một người mê tín dị đoan , không phải là người dễ tin vào những chuyện nhảm nhí và khi đã làm cái gì thì cái đó phải có thực tế , khoa học “.
Mặc dù sức khỏe tốt , nhưng vì bị huyết ấp cao , nên vào năm 1998 , ông bị đột quỵ, trận tai biến không cướp đi sinh mạng , nhưng đã cướp đi của ông tất cả mọi thứ , từ sức khỏe , sự nghiệp ,danh tiếng , Ông trở thành người tàn phế , Vì có điều kiện , nên suốt mấy năm trời , gia đình đã đưa ông đi điều trị ở những nơi tốt nhất , với các giáo sư , tiến sỹ hàng đầu về tim mạch , thần kinh .Ông vừa điều trị ở Khoa Thần Kinh của Bệnh Viện Bạch Mai , vừa được giáo sư Nguyên Tài Thu trực tiếp châm cứu. tuy nhiên , bệnh tình của ông tiến triển rất chậm , gần như dậm chân tại chỗ .
20017263-images24989_Luongy2.Ngày đó , gia đình Ông ở khu B1 , Văn Thánh ( Q. Bình Thạnh ). Cách nhà ông một nhà , là nơi bà Huỳnh Thị Lịch ở , chữa bệnh cho bệnh  nhân , Ông quá quên với hình ảnh mới 3 giờ sáng , đã thấy cả trăm người xếp hàng trật tự trước nhà bà Lịch . Người bệnh xếp hàng dọc vỉa hè , đến tận của nhà ông . Ông Kha cũng biết rõ bà Lịch bấm huyệt , nhưng ông không tin chuyện ấn huyệt có thể chữa được bệnh . Đôi lần , ông cũng nghe ngóng câu chuyện của các bệnh nhân . Ai cũng khẳng định bà Lịch là thánh sống , là người giời , chỉ bấm huyệt mà chữa câm, điếc ,bại liệt . Càng nghe những lời đồn thổi , một cán bộ điều tra như ông càng thấy ngớ ngẩn , tào lao , như một thứ dị đoan , nên ông càng có ác cảm với công việc  bà Lịch. Khi đó , ông nghĩ rằng , các giáo sư , tiến sĩ , máy móc hiện đại của nền y tết phương Tây còn chăng chữa được những chứng bệnh câm , điếc, bại liệt , tái biến …nói gì đến một bà lang già , thậm chí ít học như bà Lịch .
Mặc dù là hàng xóm 18 năm , nhưng ít khi ông Kha giao lưu, nói chuyện với bà Lịch . Thậm chí , ông không ưa bà Lịch , vì trong mắt ông, bà đang hành nghề mê tín gị đoan . Ông thường đi làm từ sáng và đến tối mới về . Bà Lịch tiếp khách , bấm huyệt từ sáng sớm đến đêm khuya , nên chẳng mấy ra ngoài . Ngày đó , chân tay ông co quắp , đi lại khó khăn , nhưng may mắn là nhận thức vẫn tốt . Sáng sớm , đêm khuya , bất kể lúc nào rỗi rãi , vợ lại dẫn ông đi tập luyện . Mấy năm trời , việc tập đi khó khăn như một đứa trẻ . Ông lẫm chẫm từng bước đau đớn , như rút từng sọi dây thần kinh , mà chẳng tiến được bước nào .
Khả năng thần diệu
Một hôm , khi đó 9h đêm , ông chống nạng gỗ tập tễnh đi . Một bên vợ dìu . Đi qua cổng nhà bà Lịch , đúng lúc bà đi ra cổng , bà nói : “Con làm sao mà đến nỗi này ? Vào đây bà xem bệnh tình thế nào ?”. Mặc dù chăng tin vào tài nghệ chữa bệnh cảu bà Lịch , nhưng là hàng xóm , lại nể bà đã già , đáng tuổi mẹ mình , nên ông Kha bảo vợ dìu vào trong nhà bà Lịch . Khi đó , trong nhà bà vẫn còn nhiều bệnh nhân ngồi đợi . Bà bảo : “ Xin lỗi các anh ,chị , đây là hàng xóm nhà tôi , nên các anh , chị nhường cho anh ấy trước nhé “.
Ông Kha ngồi xuống chiếc ghế đối diện . Bà Lịch bắt mạch , rồi đọc ra đủ thứ bệnh , tật , mà ông mắc phải . Thậm chí đau chỗ nào , liệt chỗ nào , mỏi chỗ nào trên cơ thể bà đều đọc vanh vách một cách chính xác , mà không cần phải siêu âm , chụp chiếu gì cả . Ông Kha hết sức ngạc nhiên và không tin vào tai mình nữa . Bà Lịch lần lượt bấm từng ngón chân , day bàn chân , lên đầu gối , rồi lần lượt các huyệt đạo ở hai  cánh tay , lưng , gáy … bà vừa bấm vừa hỏi han cảm giác từ ông Kha . bà chỉ bấm chừng hơn chục phút , rồi bảo ông đứng lên đi thử . lần đầu tiên sau mấy năm , ông Kha không cần đến chiếc nạng nữa , cũng không cần người vợ hiền thục , tần tảo nâng bước , mà ông tự đi lại được . Ông thấy người nhẹ tênh , bước đi nhè nhẹ , nhưng vững chắc . Vợ ông nhìn chồng đi lại không cần dìu , chẳng cần nạng, mà nước mắt chứa chan . Ông lần dò đi về nhà với tâm trạng mừng rỡ như được sinh ra lần thứ nữa . Bà Lịch dặn sáng hôm sau lại sang nhà bà bấm huyệt tiếp .
Cảm xạ, Dư Quang Châu, K 116 Sài gòn, Thập chỉ liên tâm pháp, dã ngoại SOPHY (62)
Lúc này , tìm hiểu về cụ hàng xóm ngoài 80 tuổi , Ông Kha mới thấy bà Lịch làm việc khoa học , chứ không hẳn mê tín , lừa đảo như ông vốn nghĩ . Bà cẩn thận ghi chép tên , tuổi từng người vào cuốn sổ , ghi rõ quê quán , số chúng minh thư nhân dân . Bà hỏi han bệnh tình , thấy trị được bệnh thì tiến hành chữa , còn không điều trị được thì từ chối luôn. Điều Ông Kha thay đổi cách nhìn về Bà Lịch , là bà không nhận tiền của bệnh nhân . Không những thế , bà còn cho tiền ăn uống , đi lại những người nghèo .Bao năm trị bệnh cứu người , mỗi ngày bấm huyệt cho hàng trăm bệnh nhân , nhưng bà vẫn sống trong ngôi nhà giản dị , chẳng có thứ gì đáng giá .
Cảm xạ, Dư Quang Châu, K 116 Sài gòn, Thập chỉ liên tâm pháp, dã ngoại SOPHY (100)
Và , điều kỳ diệu , ngoài tưởng tượng đã đến với ông Nguyễn Tam Kha . 2 tháng được lương y Huỳnh Thi Lịch bấm huyệt , từ một người tàn phế , tổn thương não nặng nề sau cơn tai biến , ông Kha đã trở thành  người bình thường , minh mẫn , khỏe mạnh như xưa . Ông Kha rung rung nhớ lại : “Một hôm , bà gọi tôi sang nhà tâm sự . Bà bảo , con là người hiểu biết , trí tuệ ,có tính kiên trì , lại có tướng làm thầy . Ta có nhiều học trò , nhưng chưa có học trò nào tiếp thu được hết y thuật của ta , nên ta muốn con tiếp nhận những bí kíp của ta , để cứu người , Nghe cụ nói thế , tôi cảm động lắm . Thế nhưng , nói thì dễ , nhưng lúc vào học việc thì không đơn giản . Cụ nóng tính lắm . có lúc , tôi tiếp thu chậm , cụ còn mắng tôi , “ nhìn cách con bấm huyệt thế này , ta chắc là con không thể học được thứ gì từ ta  “. Nếu vào người khác , thì chán nản , bỏ giữa chừng , nhưng tôi được nhào nặn trong lực lượng công an , lại là cảnh sát điều tra , làm việc gì cũng tỉ mỉ , kiên trì ,nên không vì câu nói của cụ mà nản . Suốt 2 năm trời , tôi chỉ ngồi nhìn cụ bấm . Thế rồi tôi cũng học được những thứ cơ bản nhất của cụ . Tôi là học trò cuối cùng của cụ . Cụ chết trên tay tôi vào năm 2006 , lúc cụ tròn 94 tuổi , lúc cuối đời , cụ mới nói rằng , sở dĩ cụ luôn mắng mỏ , coi thường tôi , là để thử quyết tâm của tôi . Thấy tôi không tự ái , mà càng kiên trì tiếp thu , nên cụ dốc sức truyền lại các bí kíp cho tôi “
(Nhóm Phóng Viên)
Theo báo “Gia đình và Cuộc sống” số 74 (117) ra ngày thứ ba – 1/10/2013

Không có nhận xét nào: