Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (ST: Đạt)


Phần VI: NXB Schneider và KS Hà NộiFrançois Henri Schneider (thường viết tắt là FHS) khởi nghiệp từ vị trí quản đốc một nhà in của chính phủ vào năm 1883. Dần dần ông làm ăn riêng, ban đầu in ấn danh thiếp. Tháng 11 năm 1885 ông mở xưởng in Crettier trên phố Thợ thêu (phố Hàng Trống), nhà in đầu tiên ở Bắc Bộ này đã được chính phủ dành cho những điều kiện ưu đãi trong các đơn hàng. Năm 1889, ông thành lập một công ty mới in typo, thạch bản, đóng sách nổi tiếng với chất lượng cao trên phố Hàng Bông. Vì vậy năm 1890, ông dành được quyền in ấn bản đồ Hà Nội, tỉ lệ 1/10 000. Công ty phát triển mạnh nhờ vào mối quan hệ với chính quyền. Từ năm 1891 trong nghành in xuất hiện sự cạnh tranh là khốc liệt khi xuất hiện hai đối thủ Chesnay của Hà Nội và Crébessac của Hải Phòng. François Henri có người anh trai là Ernest Hippolyte sở hữu cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại 52 đường Paul Bert. Hai anh em ông đều có chân trong phòng thương mại Hà Nội. 

Khách sạn Hà Nội (sau này là KS Dân Chủ) ở góc phố Dutreuil des Rhins và phố Paul Bert. Năm 1912, theo sự phân công của Phan Bội Châu, Nguyễn Khắc Cần cùng Phạm Văn Tráng, thành viên của Việt Nam Quang phục hội, lãnh nhiệm vụ đem tạc đạn về nước để thanh trừng một số tên đại Việt gian. Ngày 12.4.1913, Phạm Văn Tráng đã dùng tạc đạn giết chết Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn. Sau đó, ngày 26.04.1913, Nguyễn Khắc Cần dùng số tạc đạn còn lại ném vào KS Hà Nội giết chết 2 tên sĩ quan cấp tá của quân đội Pháp là Montgrand và Chapuis, làm bị thương 6 tên khác. Sự kiện này có tiếng vang rất lớn, làm rung chuyển cả Hà Nội. Pháp đã xử tử hình Nguyễn Khắc Cần cùng 6 chí sĩ yêu nước khác của Việt Nam Quang phục hội ngày 24 tháng 9 năm 1913. Ngày nay tên Nguyễn Khắc Cần được đặt cho phố Dutreuil des Rhins, nơi ông ném tạc đạn năm xưa.


NXB Schneider ở bìa trái ảnh. Tuy nhật ấn đóng dấu tháng 11 năm 1905, nhưng ảnh được chụp trước năm 1901, vị trí sau này là Nhà hát lớn là một vùng cây xanh. Đây cũng là hình ảnh sớm nhất của khách sạn Hà Nội (bìa phải) với kiến trúc đơn giản.

Photobucket
Crop bản ảnh trên. Trước cửa KS, đầu phố Dutreuil des Rhins (Nguyễn Khắc Cần) tập trung nhiều xe kéo chờ khách 

Photobucket

Ảnh cùng seri với bức trước, hướng chụp ngược lại. Lần theo những thay đổi sau này có thể thấy ban đầu KS Hà Nội gồm hai khối nhà riêng biệt kéo dài từ phố Nguyễn Khắc Cần đến phố Henri Riviere (Ngô Quyền).

Photobucket

KS Hà Nội nhìn từ đầu phố Nguyễn Khắc Cần. So với ảnh đầu entry, mặt tiền KS có những thay đổi: khối giáp phố Nguyễn Khắc Cần (KS Dân Chủ 
ngày nay ) giữ nét kiến trúc ban đầu với các ô cửa tầng hai lắp lan can gang đúc; khối nhà góc phố Ngô Quyền (nay là Bộ Thương Mại) có thêm hàng ban công chạy vòng quanh, các phòng được mở rộng ra sát hiên. 

Photobucket
Cùng seri ảnh trên. Hướng chụp ngược lại. Đèn đường thuộc loại thời kì đầu.

Photobucket
Ống kính lùi xa cho thấy rõ hơn lối rẽ vào phố Dutreuil des Rhins (Nguyễn Khắc Cần) 
Photobucket

Ngã tư Paul Bert (Tràng Tiền) và Đại lộ Henri Riviere (Ngô Quyền) nhìn từ phố Tràng Tiền. KS Hà Nội (số 29 Paul Bert), hiệu thuốc J. Blanc (số 31). Góc chụp này cho thấy rõ ràng hơn những thay đổi của khối nhà góc phố Ngô Quyền: các cửa sổ mặt phố Tràng Tiền được sửa lại thành những ô cửa vòm tròn trong khi các ô cửa trông ra phố Ngô Quyễn giữ khuôn thẳng tuy có thêm ô tam giác trang trí phía trên. Thời gian này vẫn chưa thấy bóng dáng  Nhà hát lớn.
Photobucket
Ngã tư  nhìn từ phố Ngô Quyền. Mã số và các chi tiết 1cho biết ảnh chụp cùng thời gian với bức trước. KS Hà Nội ở bìa phải, bên kia đường là NXB Schneider. Đối diện NXB qua trục Ngô Quyền là ngôi nhà sau này, vào năm 1905 Pierre Dieulefils, tác giả những ưức bưu ảnh này, mở một tiệm ảnh. Một xe bồn đang lấy nước từ vòi nước công cộng đầu hồi ngôi nhà. Bìa phải ảnh là hiệu thuôvs J.Blanc 
Photobucket

Cận cảnh NXB Schneider Nhật ấn bưu điện 22/06/1904. Đèn đường thay bằng loại khác. Tên của F. H Schneider ghi rõ trên biển hiệu tòa nhà. Góc phố bên dưới thường thấy các bà bán hàng rong ngồi nghỉ. 

Photobucket

K
hoảng 1904. Sự biến mất của hàng cây trước KS Metrople được giải thích bằng cơn bão 7/06/1903 (xem ảnh)Tuyến phố Tràng Tiền không còn cây xanh.



Photobucket

Nhà hát lớn đang hoàn thiện. Đường phố được chỉnh trang lại. 

Ngày hội Carnaval . Người Pháp, người Việt cùng chen chân dõi theo đoàn diễu hành.Trên tấm biển ở ban công tầng hai của khách sạn có thể đọc được dòng chữ PIANOS & MUSIQUE. 

Photobucket

Bóng người ngó xuống phố từ ban công tầng hai gợi đến 
câu chuyện hồn ma Đề Thámxuất hiện tại KS Hà Nội để đòi lại cây kiếm 
Photobucket

Ảnh từ kho tư liệu hành tinh của 
Albert Kahn . Tuy  chụpcách đây gần 100 năm nhưng công nghệ ảnh mầu đem đến cảm giác rất gần ngày nay. Thấy rất rõ các ngôi nhà dãy số lẻ từ Quảng trường nhà hát lớn đến tận nhà Godard cuối phố. Thời điểm này khối nhà KS Hà Nội giáp phố Ngô Quyền đang bị dỡ bỏ.
Photobucket
Để sau đó mọc lên tòa nhà Chi nhánh Ngân hàng Pháp - Hoa (Banque Franco Chinoise) với phong cách Art Deco. Đó là khoảng năm 1925 khi các ngân hàng Banque de Paris, Pays - Bas, Banque de l'Indochine, Banque Lazard cùng Chính phủ Trung Hoa thành lập lên ngân hàng này.
Photobucket
Khối nhà của KS Hà Nội giáp phố Nguyễn Khắc Cần vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu. NXB F.H Schneider thay đổi phần tầng trệt khi chuyển thành cửa hàng bách hóaMagasins Chaffanjon 

Photobucket
Một bức bưu ảnh hiếm phát hành bằng tiếng Nhật. Bách hóa MAG CHAF (Magasins Chaffanjon) không khác mấy so với khi nó là NXB F H Schneider

Photobucket

Ngân hàng Pháp - Hoa cuối thập niên 40
 Tuy chỉ lọt  2 chữ NS (Magasins) vào khuôn hình, nhưng cũng đủ để xác đinh cơn lốc Art Deco cũng đã hoàn thành nốt tác động của nó đến hiệu bách hóa trước kia là NXB Schneider.
Photobucket
Hình dáng này giữ đến khi tòa nhà mang tên hiệu sách Hà Nội - Huế - Sài Gòn (sau là hiệu sách Quốc văn)


Và bị phá bỏ để trở thành International Center
http://static.panoramio.com/photos/original/41835967.jpg

Bộ thương mại ngày nay giữ nguyên hình dáng của Banque Franco Chinois dù người ta xóa đi các logo các chữ BFC trên các bức tường



Và KS Dân Chủ nay là Hotel de L'Opera Hanoi

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

HN xưa đẹp đến ngỡ ngàng, vậy mà chúng ta đã làm mất nó.