Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Người lột xác từ nông dân để trở thành Thủ tướng, lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới (ST: Trần Lưu)

Đi qua một nhà hàng dành cho lữ khách bên đường, một con đường nhỏ len lỏi sâu vào cánh rừng ở phía đông bắc tỉnh An Huy đưa chúng ta đến xã Đông Lăng chỉ trên dưới 500 dân. Ngoại trừ ngôi trường trung học mở cửa vào năm học mới, hơn nửa thế kỷ qua, Đông Lăng vẫn không thay đổi nhiều từ thời Cách mạng Văn hóa. Vẫn những ngôi nhà bằng đất, những con đường nhỏ dẫn đến các nông trại, những cánh đồng ngũ cốc bên bờ sông Hoài từng nuôi sống bao thế hệ người dân trong xã. Vào tháng 3/1974, chàng thanh niên 19 tuổi Lý Khắc Cường đã đặt chân đến đấy... 
Balô khoác trên vai, anh vẫn còn vận may trong cái rủi. Anh thuộc nhóm thanh niên trí thức cuối cùng được đưa về nông thôn sau Hội nghị toàn quốc năm 1973. Tại hội nghị này, giới lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã quyết định không đưa các thanh niên đi quá xa mà chỉ "thực hiện nhiệm vụ thanh niên" tại vùng nào đó gần nơi chôn nhau cắt rốn. Lý Khắc Cường được gửi đến ngôi làng gần quê của mẹ ông, tại một huyện mà cha ông từng là cán bộ.  Không có được nền tảng gia đình cách mạng hiển hách như tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ông Lý Khắc Cường có người cha - ông Lý Phụng Tam - là một viên chức nhà nước bình dị, từng làm chức Huyện trưởng huyện Phụng Dương và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Địa phương chí tỉnh An Huy.  Thế nhưng chính ông Lý Phụng Tam là người đã truyền cho con trai niềm đam mê lĩnh vực văn học và lịch sử. Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, trong dâu bể của cuộc Cách mạng Văn hóa, bất chấp hoàn cảnh phần tử trí thức khi đó bị xem như "thành phần tiểu tư sản", "kẻ thù có cảm tình với ngoại bang", ông Lý Phụng Tam vẫn dẫn cậu con trai Lý Khắc Cường theo học nhiều thầy giỏi tại Quán văn sử tỉnh An Huy, trong đó có nhà sử học Lý Thành. Lý Thành là người đã khuyến khích cậu học trò thông minh ham học Lý Khắc Cường tìm đọc những trước tác lịch sử kinh điển, đồng thời cũng giúp Lý Khắc Cường lĩnh hội những đạo lý từ sách vở.
Bị đưa về lao động tại đại đội sản xuất Đông Lăng, thuộc Công xã Nhân dân Đại Miếu, huyện Phụng Dương, thành phố Hợp Phì, một thanh niên thành thị chưa đến 20 tuổi sẽ trải qua cuộc sống nông dân như thế nào? Trong điều kiện sinh hoạt và lao động gian khổ ở nông thôn, Lý Khắc Cường đã không quản vất vả cực nhọc, sớm hòa nhập và học cách làm các công việc của nhà nông, do đó nhận được sự khen ngợi của nông dân và cán bộ công xã. Gần 40 năm sau, những người già tại Công xã Đông Lăng trước đây vẫn không quên hình ảnh chàng thanh niên thành thị Lý Khắc Cường thật đúng nghĩa là “công tử”.  Nếu ngày nay các thành phố lớn lôi kéo người dân ở nông thôn thì thời trước thành phố không cần nhân lực và nhân khẩu phụ trội để nuôi sống. Một ông lão 70 tuổi nhớ lại: "Ông Lý được gửi đến làng và làm việc ngoài đồng cùng với chúng tôi. Tôi còn nhớ lúc ông ấy mới đến, ngơ ngác đến tội nghiệp. Làm sao một thanh niên trí thức có thể quen với công việc đồng áng chứ? Phải cày bừa, cấy lúa, trồng khoai... Hai tay anh ấy bị phồng giộp cả. Như nhiều thanh niên khác, anh Lý chẳng biết làm gì và phải học hỏi nhưng anh ấy không quản ngại khó khăn. Anh ấy cần mẫn đi theo và làm đúng như chúng tôi chỉ bảo. Do suốt ngày phải dầm mình dưới ruộng nên cả người anh ấy ngứa ngáy nhưng vẫn cắn răng chịu đựng. Đó là một người nhẫn nại hiếm thấy và biết im lặng.  Vào thời kỳ đó cuộc sống tại nông thôn rất khổ cực. Người ta phân phát gạo theo số nhân khẩu trong gia đình và theo điểm lao động. Tóm lại là người nào làm nhiều và đạt nhiều điểm thì được ăn nhiều. Dù sao cũng không đủ gạo cho tất cả mọi người. Các thanh niên trẻ tuổi không biết gì về đời sống nông thôn cả. Đó là những đứa trẻ ở thành phố, họ đi trên bờ đê còn không vững nữa. Nhưng anh Lý thật sự rất khác người". Trong thử thách, những trải nghiệm thực tế sẽ trui rèn cá tính và hun đúc bản lĩnh một con người.  Năm 1976, Lý Khắc Cường được kết nạp Đảng rồi sau đó được bầu làm Bí thư Chi bộ đại đội sản xuất Đông Miếu, trở thành một "cán bộ thôn" chính hiệu. 3 năm trưởng thành ở Đông Lăng là một điều rất hiếm thấy vào thời mà nông dân luôn ngờ vực, thậm chí rất xem thường các thanh niên thành thị. Ông Tôn, một cựu kế toán viên nay đã 84 tuổi, kể lại : "Ông Lý rất siêng năng và làm hết khả năng để đạt chỉ tiêu sản xuất được giao. Ông sống trong một ngôi nhà ngói xám dành cho các thanh niên trí thức thời ấy. Ông là người cuối cùng rời khỏi làng".

Ông rời làng để đến Bắc Kinh. Cha ông lúc ấy là Chủ tịch huyện Phụng Dương rồi sau đó ngồi vào ghế Chánh tòa án Bạng Phụ, luôn mong muốn đưa con trai về thủ phủ của An Huy là thành phố Hợp Phì. Nhưng Lý Khắc Cường không chịu dựa vào thế lực của cha. Từ nhiều năm qua ông đọc tất cả những gì tìm được dưới ánh đèn, rồi đến lúc Đặng Tiểu Bình cho mở lại kỳ tuyển sinh đại học. "Tôi đã đưa ông Lý đến tham quan một lăng mộ thời nhà Minh ở gần làng. Có nhiều giáo sư đại học cũng đến đấy, và họ cho ông Lý những lời khuyên để thi vào đại học" - ông cựu kế toán viên kể.  Do khiêm tốn nên Lý Khắc Cường không dám đặt mục tiêu hàng đầu là Đại học Bắc Kinh. Tuy nhiên ông thi đỗ vào trường đại học danh tiếng này vào năm 1977, là lớp sinh viên đầu tiên sau Cách mạng Văn hóa. Trái với nhiều nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc khác đều chọn ngành kỹ sư hay quản trị, Lý Khắc Cường lại chọn ngành luật và kinh tế. Sau đó ông chuẩn bị luận án tiến sĩ với giáo sư Lệ Dĩ Ninh, một nhà kinh tế nổi tiếng luôn chủ trương cải cách. Lý Khắc Cường đã chọn vị giáo sư này và ông ấy chấp nhận vì 2 người có nhiều điểm chung.  Năm 1980, Lý Khắc Cường trở thành Bí thư của Liên hiệp Thanh niên Cộng sản Đại học Bắc Kinh. Hai năm sau ông làm việc trong Liên hiệp Thanh niên Cộng sản Trung Quốc cùng với ông Hồ Cẩm Đào. Đến giữa thập niên 90 ông là Bí thư thứ nhất của tổ chức này. Thời gian làm Chủ tịch tỉnh Hà Nam, một địa phương đi đầu về nông nghiệp ở Trung Quốc. khi nổ ra vụ truyền máu nhiễm AIDS năm 1998 khiến hàng chục ngàn người nhiễm HIV, mà nguyên nhân là do các băng nhóm buôn bán máu bất hợp pháp, sau khi lọc lấy các sản phẩm máu, đã lấy huyết tương tiêm trở lại cho người hiến máu. Bằng bản năng chính trị khôn khéo, ông Lý đã tiến hành một chiến dịch xử lý tại chỗ, khống chế các ý kiến trái chiều, cô lập các làng bị ảnh hưởng, nắm bắt ngay kênh hỗ trợ của Nhà nước đối với các nạn nhân và thực hiện các chương trình công cộng kêu gọi lòng trắc ẩn của người dân. Và ông được coi như "đã giải quyết thành công" vụ bê bối kinh hoàng này. Sau đó ông được phái đến Liêu Ninh để trông coi việc vực dậy nền kinh tế và kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tại đây ông đôn đốc việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nối liền Đan Đông với Đại Liên. Ông cũng đưa ra chính sách đô thị hóa khuyến khích sự thành lập các thành phố vệ tinh quanh Thẩm Dương, Thiết Lĩnh và Phủ Thuận.  Năm 2007, ông được bầu vào Ủy ban thường trực Bộ Chính trị, đảm nhiệm lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm và nhà ở - những vấn đề ít đạt được tiến bộ nhất. Tại Diễn đàn Davos 2010 ông nhận sứ mệnh trình bày quan điểm chính thức của Trung Quốc về chính sách tài chính quốc tế. Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết của một chính sách phát triển quân bình hơn, một nền kinh tế "xanh", sự giảm bớt khoảng cách thu nhập và điều hướng nền kinh tế sang tiêu thụ nội địa. Ông Lý Khắc Cường là một trong những nhân vật được các chính phủ và xí nghiệp nước ngoài mong đợi sẽ có những sự cải cách về mặt chính trị cũng như kinh tế mà Trung Quốc đang cần.  Ông Lý từng kêu gọi cải cách cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc, với lý luận cần những cân bằng lớn hơn, cần sự phối hợp và ổn định lớn hơn. Trong diễn văn đọc tại Diễn đàn kinh tế châu Á Bác Ngao (Trung Quốc) tháng 4/2012, ông Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc muốn tạo ra "Một thị trường mở cửa, minh bạch, công bằng, cạnh tranh và có thể dự đoán được, và một môi trường pháp lý tương ứng". Hoài bão là thế nhưng liệu ông có thể thực hiện được không? "Tất nhiên Lý Khắc Cường muốn cải cách Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là cứ mong muốn là được. Sẽ có những xung đột và khi quá mềm yếu, bạn sẽ không thể thực hiện được những mục tiêu đã đề ra" - một bạn học cũ của tân Thủ tướng nhận định.
http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/nguyenbinh/11_ba1216.jpg
Bà Trịnh Hồng khi còn tham gia lao động ở nông thôn thời kỳ Cách mạng văn hóa.
Phu nhân của Thủ tướng Lý Khắc Cường - “Yên bình là giá trị lớn lao”, Vợ của tân Thủ tướng là Trịnh Hồng, giáo sư sinh ngữ tại Đại học Kinh doanh Bắc Kinh. Bà sinh năm 1957 trong một gia đình cán bộ ở Trịnh Châu (Hà Nam). Cha của bà là Bí thư Liên hiệp Thanh niên Cộng sản tỉnh Hà Nam, còn mẹ là phóng viên cho Tân Hoa xã. Giống như rất nhiều trí thức khác ở Trung Quốc, bà Trịnh Hồng đã sống qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Thời kỳ này, bà cũng tham gia lao động ở vùng nông thôn rồi sau đó học Anh ngữ tại Đại học Thanh Hoa. Bà gặp ông Lý Khắc Cường qua sự giới thiệu của một người bạn và ít lâu sau 2 người kết hôn.  Năm 1995, bà là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Brown của Mỹ. Bà rất hứng thú trong việc nghiên cứu và viết về tự nhiên, hệ sinh thái. Cuốn sách "Yên bình là giá trị lớn lao", là một trong những tác phẩm gây chú ý của bà. Những gì bà trình bày trong cuốn sách có lẽ góp phần giải thích vì sao, bà Trịnh Hồng - một giáo sư giỏi tiếng Anh tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Bắc Kinh - không được nhiều người biết tới. Thậm chí, trong số hồ sơ ít ỏi về phu nhân của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, bà vẫn đứng ở một góc ẩn dật.  “Hầu hết thành viên trong trường rất khó liên lạc với bà ấy", một giáo sư cùng dạy tiếng Anh ở ngôi trường nói trên cho biết. "Bà ấy vẫn dạy văn học Anh và Mỹ cho sinh viên khi chồng bà lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh. Nhưng từ khi ông Lý Khắc Cường đảm nhận vai trò ở Bộ Chính trị, bà ấy không dạy nữa". Một giáo sư nói rằng, bà Trịnh từng được cân nhắc lên vị trí trưởng khoa trong trường đại học, nhưng bà từ chối. "Bà ấy là học giả điển hình thích tập trung vào công việc. Bà ấy cư xử với người khác bằng sự chân thành", vị giáo sư cũng dạy văn học Anh cho biết.  Theo trang web của Đại học kinh tế và Kinh doanh Bắc Kinh, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc là một trong "những học giả nổi tiếng" của trường và là thành viên trong ủy ban học thuật. Một sinh viên đã tốt nghiệp khoa tiếng Anh mô tả: Bà Trịnh là một giảng viên rất thông thạo văn học Anh và là một nhà nghiên cứu gây ấn tượng rõ nét trong ngành bà theo đuổi. Một nhà phê bình văn học tại Quảng Châu thừa nhận:"Khó có phu nhân quan chức cấp cao ở Trung Quốc có khả năng tiếng Anh và viết thành thạo như bà. Các cuốn sách của bà Trịnh rất thu hút"
Tân Thủ Tướng Lý Khắc Cường  khẳng định tại Hôi nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16  Brunei  sau khi đã nhậm chức Thủ Tướng:
“ Chúng ta cần hợp tác để tạo dựng BIỂN ĐÔNG trở thành một vùng biển của
                               HÒA BÌNH – HỮU NGHỊ - HỢP TÁC “


5 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thằng này đồng niên cùng khóa trỗi k7, thời kỳ CMVH nó đến Quế lâm học cách sống làm người của Bạn Trỗi nhiều lần, bây giơ mới nên người được

Ng.HN nói...

LKC nói: Tạo dựng Biển Đông trở thành HÒA BÌNH - HỮU NGHỊ - HỢP TÁC không thấy CHỦ QUYỀN ở đâu???

Nặc danh nói...

Con đường thăng quan tiến chức của LKC đi lên nhờ cánh tay phải của đảng CSTQ tiền thân là bí thư đoàn TNCSTQ, còn TCB là cánh tay trái của đảng CSTQ gần tim nên lên cao hơn, một em và một bạn không biết có hòa hợp được với ta không ???

Nặc danh nói...

Con đường đi của LKC giống lộ trình của NMT Việt Nam

Nặc danh nói...

LKC hay ai đi nữa, thì cũng muốn thâu tóm càng nhiều lãnh thổ càng tốt !!!

Bản chất của Đại Hán !!!

Chẳng "tốt đẹp" gì đâu !!!