Trong bối cảnh hiện nay, cách nhìn nhận về vấn đề Crimea của Trung Quốc đã trở thành một mối bận tâm lớn của nền chính trị thế giới. Bởi Trung Quốc có vai trò không nhỏ trong việc xác lập thế cân bằng các cực.
Trong khủng hoảng ở Crimea, đã có một cuộc chiến tranh thông tin khốc liệt diễn ra. Giới vận động hành lang thân Trung Quốc ở Nga đã cố gắng chứng minh rằng trong vấn đề này, BẮc Kinh luôn ủng hộ Matxcơva. Bằng chứng là khi biểu quyết cho nghị quyết về "Vấn đề Crimea" tại Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc, đại diện Trung Quốc đã mỉm cười khi bỏ phiếu trắng. Thật là nực cười khi việc bỏ phiếu trắng lại được coi là đồng nghĩa với sự ủng hộ, và tại sao chúng ta lại nhất định phải cảm thấy nụ cười của nhà ngoại giao Trung Quốc là thân thiện?
Nếu nhìn vào thực chất của vấn đề thì Trung Quốc đang bị rơi vào một tình cảnh rất trớ trêu. Với Bắc Kinh, rõ ràng họ khó chấp nhận các sự kiện xảy ra ở Kiev (lật đổ chính quyền hợp hiến) hay ở Crimea (Ukraine mất một phần lãnh thổ). Trường hợp thứ nhất, Trung Quốc sẽ phải buộc tội phương Tây, trường hợp thứ hay, quốc gia này sẽ buộc tội Nga.
Ngoài ra, kết quả của cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn nặng vào các quyền lợi của Trung Quốc ở Ukraine, nhất là ở Crimea. Một ví dụ là dự án xây dựng cảng nước sâu ở phía tây Crimea, một phần quan trọng trong dự án "Con đường tơ lụa mới" và là đầu mối cho việc xuất khẩu lúa mì từ Ukraine sang Trung Quốc.
Bài viết gốc có tựa đề "Tình hữu nghị kiểu Bắc Kinh" được đăng tải trên tờ Bình luận quân sự độc lập (NVO) của Nga, ngày 16/05/2014.
Tờ NVO (Tiếng Nga: Независимое военное обозрение, Tiếng Anh: Independent Military Review) là tờ báo chuyên bình luận về vũ khí, các hoạt động quân sự của Nga và thế giới. NVO có vai trò khá lớn trong việc hoạch định chính sách quân sự của Nga.
Tác giả bài viết là A.Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Dịch giả T.M.H đã chuyển thể bài viết từ phiên bản tiếng Nga. Infonet trân trọng gửi đến độc giả một quan điểm khác về mối quan hệ Nga - Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay và trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc vào ngày 20/5/2014.
"Con đường tơ lụa mới" hiện tại là một trong những dự án địa chính trị quan trọng nhất của Bắc Kinh, nó mang tính chất chống Nga lộ liễu đến mức mà kể cả những nhà vận động hành lang thân Trung Quốc cũng không thể phủ nhận.
Dự án này có thể phá hủy hoàn toàn Transsib (xuyên Xi-bê-ri) và Sevmorput (đường biển phía Bắc) của Nga như là những con đường giao thương huyết mạch kết nối Á-Âu.
Trong dự án "Con đường tơ lụa mới", Trung Quốc dự định xây dựng tuyến đường sắt xuyên Trung Á với khổ đường châu Âu. Cảng nước sâu ở Evpatory sẽ là một đầu mối quan trọng. Để tiếp tục thực hiện dự án Trung Quốc buộc phải nhìn nhận một cách thực tế rằng Crimea đã thuộc về Nga, một điều rất khó chấp nhận.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng buộc phải dừng dự án thuê đất ở Ukraine, trong đó có một phần ở Crimea. Kiev cố che đậy dự án này. Trong khi ở Bắc Kinh, nó là câu chuyện trà dư tửu hậu của các quan chức chính quyền. Một điều thú vị là công ty đứng ra thuê đất là Tập đoàn công nghiệp xây dựng Tân Cương, một công ty quốc phòng của Trung Quốc. Công ty này được thuê đất với quyền miễn trừ hoàn toàn và lời hứa được thuê thêm nữa. Giới tin tức ở Nga đã có tin đồn rằng, Crimea sáp nhập Nga sẽ khiến dự án hoàn toàn sụp đổ.
Quan điểm mập mờ
Nga và Trung Quốc thường xuyên tiến hành tập trận chung như là một cách thể hiện quan hệ đối tác chiến lược. |
Không phê phán, không ủng hộ - đó là cách mà Bắc Kinh thể hiện thái độ đối với khủng hoảng ở Crimea. Các quan chức ngoại giao Trung Quốc lặp đi lặp lại điệp khúc “yêu hòa bình”, và ai muốn hiểu sao cũng được.
Cụ thể, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố giữ “quan điểm công bằng và khách quan” đối với tình hình Ukraine. Trung Quốc đã đề xuất thành lập một cơ chế hòa giải quốc tế trong thời gian ngắn nhất, kêu gọi tất cả các bên liên quan không thực hiện bất kỳ động thái nào làm tình hình xấu đi. "Trung Quốc ủng hộ các cố gắng của cộng đồng quốc tế làm giảm căng thẳng và hoan nghênh mọi đề xuất tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề này" - ông Tập tuyên bố.
Theo tinh thần đó, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong cả hai lần biểu quyết ở HĐBA LHQ. Vì thế, kết luận rằng Trung Quốc ủng hộ Nga thật là vô lý, trái với các sự kiện diễn ra trước đó. Mười nước bỏ phiếu chống lại các nghị quyết trừng phạt Nga, thể hiện quan điểm mạnh mẽ. Trung Quốc không làm vậy, ít nhất là trong các phát ngôn chính thức.
Thậm chí, trên các tờ báo nhà nước phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc, người ta có thể thấy một quan điểm chống Nga hết sức rõ ràng. Tờ Thời báo Hoàn Cầu, tuy không phải là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng nó thực sự là một công cụ tuyệt vời để thể hiện quan điểm thực sự của Bắc Kinh về các vấn đề “tế nhị” và “không thể công khai”.
Ngay sau cuộc Trưng cầu dân ý ở Crimea, Thời báo Hoàn Cầu liên tục có những bài viết nói rằng: “Ủng hộ vô điều kiện cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine không giúp thế giới tăng lòng tin vào nguyên tắc ngoại giao lâu đời của Trung Quốc; "Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác vì nó có thể làm tiền lệ cho các cường quốc can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở các vùng Tân Cương và Tây Tạng, những nơi đang tồn tại căng thẳng sắc tộc và phong trào li khai”; “Ủng hộ việc tách Crimea ra khỏi Ukraine bằng trưng cầu dân ý có thể coi như là sự giả dối, bởi vì chính Trung Quốc năm 2005 đã có luật cấm các vùng lãnh thổ tách ra khỏi quốc gia. Luật này cho phép sử dụng sức mạnh trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập với Trung Quốc qua trưng cầu dân ý hoặc qua các thủ tục khác".
Đó là những luận điệu không hề thân thiện với Nga.
Nga không cần đến Trung Quốc trong khủng hoảng Ukraine
Rõ ràng là quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc không thể thay đổi trong vài ngày. Trung Quốc có lẽ ngại đối đầu trực tiếp với Nga. Sự phản đối Nga có thể làm sụp đổ ngay cái gọi là đối tác chiến lược Matxcơva - Bắc Kinh, bỏ lại một mình Trung Quốc lẻ loi trước Phương Tây. Ngoài ra Matxcơva trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã hiển thị một quân đội hùng mạnh và hiện đại, và đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng sức mạnh bất chấp nguy cơ xẩy ra một cuộc chiến tranh lớn. Từ quan điểm quân sự, chiến dịch ở Crimea có thể coi như một kiệt tác của Quân đội Nga.
Việc này gây ấn tượng sâu sắc ở Bắc Kinh, và họ hiểu rõ hơn ai hết ngôn ngữ của sức mạnh. Cũng vì thế, việc đối đầu với Nga là điều không bao giờ nên xảy ra với Bắc Kinh. Phương Tây bất lực ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt giống như trò hề. Và rõ ràng, Trung Quốc thấy sự “phớt lờ” của Nga ở chiến trường này, thấy được chiến thắng của Nga.
Liệu Nga có thể rút ra được bài học nào về cách cư xử của Trung Quốc hay không? Điều quan trong nhất là ở hiện tại và trong tương lai, Nga phải tiếp tục phải thể hiện sự “trên cơ” đối với Trung Quốc, không cần phải nhún nhường, bởi chẳng có nguyên nhân nhỏ nào để phải làm thế. Rõ ràng, chẳng có lý do gì phải “thưởng” cho Bắc Kinh khi mà họ không hề giúp đỡ gì cho Matxcơva.
Sai lầm lớn nhất của Nga là đã bán cho Trung Quốc tiêm kích Su-35S, chưa kể là hệ thống tên lửa phòng thủ S-400. Kremlin cần ngay lập tức dừng lại việc bán vũ khí hiện đại nhất cho kẻ thù chính tiềm tàng của mình.
Trong những năm 1990, việc bán vũ khí có thể giải thích rằng sẽ giúp cho các Tổ hợp Công nghệ quốc phòng (OPK) tồn tại (nhất là khi đó Bắc Kinh mua vũ khí với số lượng lớn và giá trị cao). Hiện nay, không còn lý do thích hợp nào để biện hộ cho việc này nữa. Các OPK ngày nay còn chưa thể đáp ứng các đơn đặt hàng trong nước, Nga thì thừa thãi các khách hàng và không cần phải “chăm sóc các kẻ thù tiềm năng”. Thêm vào đó, Trung Quốc chỉ mua vũ khí theo những lô hàng nhỏ mà mục tiêu duy nhất của họ là để đánh cắp công nghệ.
Đây là thời điểm phù hợp để Nga thay đổi bản chất quan hệ với Trung Quốc vốn từ trước đến nay chỉ đem lại lợi ích cho Bắc Kinh. Không những phải chấm dứt việc bán vũ khí mà còn phải chấm dứt nhường nhịn trong chính trị và kinh tế.
Nga đã thể hiện rất nhiều trước những “con hổ giấy” phương Tây trong khủng hoảng Ukraine. Trung Quốc không phải là hổ giấy, họ có tiềm lực nhất định. Nhưng sức mạnh của Trung Quốc vẫn còn nhiều giới hạn. Việc Nga sát nhập Crimea không phải là một tiền lệ cho Trung Quốc (Trung Quốc cũng chẳng cần tiền lệ, họ luôn luôn hành động dựa trên khả năng và ý muốn của mình), mà ngược lại, Nga cần để Trung Quốc thấy rằng họ cần phải giảm bớt “sự thèm thuồng” đối với phần lãnh thổ phía Đông của Nga.
Nga có thể tiếp tục điệp khúc "quan hệ đối tác chiến lược", nhưng về bản chất quan hệ phải trở nên thực tiễn và cứng rắn ở mức tối đa. Nếu Matxcơva quyết định rằng phải nhường nhịn Trung Quốc, trong tương lai, sự kiện ở Crimea có thể sẽ trở thành vấn đề lớn cho Nga ở vùng Viễn Đông. Sai lầm sơ đẳng nhất là coi Trung Quốc như một đối trọng với Phương Tây. Trung Quốc mới là mối đe dọa chính với Nga, Phương Tây không như vậy. Chơi với Trung Quốc rất dễ trở thành “nghịch dao mà đứt tay”.
7 nhận xét:
Trong 65 năm qua Trung Quốc từng coi Liên Xô là anh lớn, rồi kẻ thù xét lại hiện đại ,bá quyền(từng có xung đột),nay là bạn...Mấy năm nữa khi TQ mạnh hơn sẽ đòi lại hơn 1 triệu Km vuông mà Nhà Thanh đã cắt cho Nga Hoàng từ cuối thế kỷ 18.Trò hề này lâu lâu lại lặp lại.Chúng ta gắng dữ sức khỏe theo rõi,vui ra phết.
Tôi vừa đọc một bài bào, ĐT Phùng Quang Thanh coi kẻ xâm lăng TQ đang vi phạm chủ quyền nước ta là BẠN!!! (Báo qdnd và trên nhiều báo khác). Đau lòng.
Khó, đấu tranh ngoại giao phải thế. Tay bắt mặt phớt, nhất là VN lại là nước nhỏ.
KQ có đọc lại bài này ở báo Lao động không, tất cả các chứ BẠN đã bị lược bỏ. Có thể kêu là NGÀI, là ÔNG chứ đừng gọi là BẠN. Tất nhiên trong ngoại giao phải lịch sự nhưng đừng nhầm lẫn bạn thù.
Tôi đong ý với suy nghỉ cuả Quang Vinh.Đừng ngụy biện-bởi ta"khôn khéo"nói mất cảnh giác là thừa,nhưng nhân dan đang hỏi...tất nhiên các vị cũngđặt tình huống xấu nhât.Nhưng đừng để DÂN mất tin.
Dân LX và dân TQ tốt, đúng vậy! không tranh cãi, nhưng những nhà cầm quyền đâu có tốt điều đó chứng minh bằng lịch sử rồi. Nhìn hai "người hùng CS" này mà căm ghét. Chỉ những người tham lam hèn nhát mới bám lấy họ để giữ quyền lực của cải mà thôi. Dân ta hãy tự cường để lo cho mình mới khá lên được.
Dân ta không tin vào những kẻ nhân danh TQ mang trong đầuda4 tâm bánh trướng,Việt nam ta không th6e3 đẩy con thuyền "Đất nước " ra xa khỏi TQ.Ví vậy ngoài sự kiên cường đốim đầun với tư tưởng bánh trướng dân tôc ta cũng vần cần có quan hệ láng giềng với nhân dân TQ.
Đăng nhận xét