Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
TRANH TỀ BẠCH THẠCH (Quốc Việt)
Gửi anh chị em Bantroi.
Dù ghét CHINA NAZI, nhưng mình vẫn cảm phục nền văn hoá và những con người khổ công xây nên nền văn hoá ấy. Xin gửi một số nét về hoạ sỹ Tề Bạch Thạch, danh nhân văn hoá thế giới.
Tề Bạch Thạch (giản thể: 齐白石, phồn thể: 齊白石; bính âm: Qí Báishí, hay Ch'i Pai-shih), (22 /11/1864 - 16/9/1957), tên thật là Tề Thuần Chi là một họa sĩ Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng (齊璜) và Tề Vị Thanh (齐渭清) còn tự nhận là "tam bách thạch ấn phú ông".
Năm 1949, Ông được phong làm giáo sư danh dự của Học viện nghệ thuật Bắc Kinh. Năm 1953 ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Hội họa Trung Quốc. Năm 1955, Hội đồng hòa bình thế giới trao giải thưởng và công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
Tranh vẽ của ông sống động, đặc biệt là tranh vẽ tôm đạt đến độ như thật.
Nhà Thơ Huy Cận có bài thơ
XEM TRANH TỀ BẠCH THẠCH
Bạn xem tranh tôm của Tề Bạch Thạch
Bầy tôm thông minh trăm cách đùa vui
Chằng chịt chân đan ẩy tới giật lui
Tưởng khoé mắt ông Tề nhấp nháy
Lòng yêu sống cùng đàn tôm run rẩy
Nét bút đi hay sự sống đang đi
Những bước rất đời rất mộng rất si.
Tiên sinh vẽ hình? Tiên sinh vẽ bóng?
Tiên sinh vẽ đời? Tiên sinh vẽ mộng?
Đàn tôm vui. Hẳn buổi ấy tiên sinh
Nghe xốn xang trong dạ dáng hình
Của vạn vật như một lòng Tạo hoá.
Nét bút mát như cỏ cây hoa lá
Đang ra xuân, như chân đá nước nguồn.
Mắt tiên sinh: suối trẻ dạt dào tuôn,
Lòng yêu sống vẽ vời muôn điệu sống.
Tôm hay tiên sinh trập trùng đời với mộng?
Tiên sinh đã nghỉ rồi. Tôm mãi tung tăng
Trong ánh mặt trời, trong ánh mặt trăng.
Bài thơ sau do anh Việt Dũng sưu tầm ca ngợi tài vẽ của ông
Tửu hữu phi khu liêu
Dạ vũ lồng thanh oa
Mộng tâm Tề lão tửu
Khuynh hồ tiếu cúc hoa
Bài thơ rất đáng lưu ý vì trong chữ Hán con Tôm và con Ễnh ương viết và đọc như nhau, có thể do phương ngữ (ngôn ngữ của 1 trong 2000 quốc gia con bên trong):
1 : Hà mô 蝦蟆.: Con tôm
2 : Hà mô 蝦蟆: Con ễnh ương
Dịch nghĩa
Bạn rượu đi vắng, xung quanh không bóng người.
Đêm mưa, tiếng mưa cùng tiếng bầy ếch kêu inh ỏi
Mơ thấy đang uống rượu với lão hoạ sỹ Tề Bạch Thạch, ông ấy đang vẽ con tôm
Lại nghiêng bầu rượu uống, nhắm con tôm tưởng tượng.
Việt Dũng đã dịch:
BẠN RƯỢU ĐI VẮNG HẾT
ĐÊM MƯA ẾCH KÊU DỒN
CON TÔM TRANH TỀ LÃO
MUỐN NHẮM CHÚ MÀY LUÔN
TRẦN QUỐC VIỆT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Hay!
Ghét cay ghét đắng, căm thù những kẻ xâm lấn nước ta, giết hại dân ta. Còn người dân vô tội,kể cả những kẻ sai đường lạc lối do bị tuyên truyền bưng bít đâu có phải là kẻ thù. Căm ghét TQ, luôn luôn cảnh giác với dã tâm xâm lược của nhiều thế hệ cầm quyền, nhưng tôi không thích cái câu "kẻ thù truyền kiếp" và càng không tán thành chủ trương kỳ thị người Việt gốc Hoa của một số người.
Xem tranh Tề Bạch Thạch mà khen ông vẽ "Giống như thật" là chưa biết xem và chưa thật hiểu về chủ tướng hội họa của TQ. Sự tài ba, độc đáo của những tác phảm hội họa TBT là ở chỗ(như ông từng lý giải khi có những khen chê, thậm chí bài xích, gièm pha là vẽ con tôm, con ngựa mà không giống như con thật, sai quá nhiều về luật phối cảnh, về tỷ lệ cân xứng...): "Tranh Tề, không phải là bức truyền thần. Muốn xem ảnh con tôm, con ngựa như thật thì chụp ảnh mà xem. Vẽ không giống như thật mà khi xem, ai cũng phải bảo đúng là tranh con tôm, con ngựạ, cấm có ai nhìn ra con khác! ấy là khác biệt!" Đấy là chưa kể tranh Tề chỉ độc đáo khi nó được vẽ bằng bút lông, mực Tầu. (TĐ)
Đăng nhận xét