Nếu không khinh
ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu,
lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe
thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập
cư.
Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo,
nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi
nhiều đời trước
1 nhận xét:
Bàn về "kẻ sĩ" cũng đã có nhiều xưa nay. Nhưng bao giờ cũng vậy có sĩ thật nhưng cũng khối "sĩ dổm". Ý tác giả muốn nói ở đây là sĩ rởm. Xưa đã có câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an". Dân phố tất nhiên văn minh hơn dân quê thời nào chả thế. Họ tự hào là xứng đáng nếu họ là kẻ sĩ đúng nghĩa. Dân quê tôi cũng có điều đáng tự hào đấy chứ. Kẻ sĩ ngày nay lắm loại, tôi đã mạn phép nêu trong bài thơ TRI THỨC. Với tôi thì dân cư mỗi vùng đều có mặt ưu việt và mặt hạn chế vì vậy ta học cái tốt của nhau, tránh tật xấu thì sẽ ổn. Sĩ là hành vi nâng cao đạo đức tính cách con người không luồn cúi không chịu nhục. Còn sĩ rởm là đáng chê ta không bàn.
Đăng nhận xét