Nhà mình có tới 2 câu chuyện về cây bồ đề. Một ở HN và 1 ở SG.
Gia đình cháu "đít tôn" họ Phạm Trần trước cây bồ đề "nhà trồng" trên đường mang tên ông. Hà Nội, 10/2014. |
Chuyện thế này...
Nhân dịp 19/8/2008, HĐND TpHN quyết định đặt tên ông già cho con phố nối đường Hoàng Quốc Việt và đường Nghĩa Tân. Anh Hà Trọng Tuyên nhà gần đó, đi qua phát hiện mới lắp biển tên đường, liền gọi cho mình. Vội phi ngay đến xem, chụp ảnh rồi lập kế hoạch trồng cây ở phố.
Chú Việt Trung nhà mình đưa ý kiến: đánh luôn cây bồ đề ở sân nhà 99 lên trồng. Vậy là mang được cả hồn của nhà 99 lên con đường mang tên ông. Cái hay là, chim ăn quả bồ để ở xa, về đây rồi ị xuống. Chả cần chăm sóc, cứ thế mọc lên cây ngay sát bờ tường, cao hơn 3m. (Đất lành chim đậu có khác!).
Nhân dịp 19/8/2008, HĐND TpHN quyết định đặt tên ông già cho con phố nối đường Hoàng Quốc Việt và đường Nghĩa Tân. Anh Hà Trọng Tuyên nhà gần đó, đi qua phát hiện mới lắp biển tên đường, liền gọi cho mình. Vội phi ngay đến xem, chụp ảnh rồi lập kế hoạch trồng cây ở phố.
Chú Việt Trung nhà mình đưa ý kiến: đánh luôn cây bồ đề ở sân nhà 99 lên trồng. Vậy là mang được cả hồn của nhà 99 lên con đường mang tên ông. Cái hay là, chim ăn quả bồ để ở xa, về đây rồi ị xuống. Chả cần chăm sóc, cứ thế mọc lên cây ngay sát bờ tường, cao hơn 3m. (Đất lành chim đậu có khác!).
Đúng sáng 19/8, khi ở Cung VHHN Việt - Xô, lãnh đạo thành phố đang ầm ĩ kỉ niệm 63 năm CMT8 thì ở đây, con cháu ông lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở HN ngày ấy cùng anh em Học viện KTQS (Bính, Thái Hóa, Giang Mù, Giáo, Quý...) trồng cây bồ đề ngay đầu phố, gần cây xăng nhìn sang Trường Cao đẳng Nuôi dạy trẻ TW. Anh Tuyên mang cả bình ô-doa, xẻng cuốc ra. Cũng chả mời khu phố làm gì vì nó có biết ông là ai.
Có người hỏi, sao không mời Cty Công viên cây xanh mang cây đến trồng? Anh em mình cười: "Thôi, dân làm chủ, tự chọn cây, tự trồng. Nhờ các chú ấy lại vòi vĩnh đểu, vừa tốn tiền vừa mất ý nghĩa!".
Đến nay cây lớn lắm rồi, sum suê, mát cả vùng. Từ ngày trồng cây, cô bán nước đầu phố đông khách lắm. Cô em mình không quên đưa ít tiền và dặn: "Cô nhớ sáng sáng thắp hương dưới gốc cây nhé!". Chắc được cụ phù hộ nên làm ăn tấn tới.
Chú Giáo cùng bộ môn, nhà ngay trên phố này, hay như chú Thái Hóa mỗi lần qua đây đều nhắn tin vào: Cây vẫn tốt, anh ạ.
... Chuyện 2.
Ông bạn Tấn Lợi ở Quảng Ngãi hơn chục năm trước tặng cây nguyệt quế trồng kiểu bon-sai, nhờ Hà Mộc chở xe vào. Mấy năm xa SG, ít chăm sóc nên cây nguyệt quế còi cọc dần. Thế quái nào cũng chim ỉa và có cây bồ đề mọc lên, sống ăn bám vào thân cây nguyệt quế. Rồi nó chèn chết cây nguyệt quế, phá vỡ cả chậu. Vậy là trồng luôn cây bồ đề ở sát bờ tường ngay cổng.
Vợ nghe ai nói, bảo bồ đề chỉ trồng ở chùa, phải đánh đi. Mình bảo: "Mẹ có thấy, cả phố đâu cũng bê-tông, chả còn 1 bóng cây. Ta giữ cây này lại, vừa có bóng mát lại vừa có oxigen. Vậy là làm tốt cho đời".
Quả thật, cứ trưa hè, nắng chang chang, thấy bà con đi qua có nơi ghé chân thì thấy vui. Chưa kể, sáng sáng, chiều chiều chim chí chóe trên cành. Còn chuyện cung cấp oxigen thì khỏi nói rồi. Thấy nó xanh rì thế khắc biết!
4 nhận xét:
Cây Bồ Đề 1 chắc chắn là cây bồ đề thật. Vì nó được đánh và trồng, từ nơi được đánh đi và nơi được trồng, ý nghĩa toàn vẹn và sâu xa.
Cây bồ đề thứ hai, muội e là cây bồ đề giả, tức là cây lâm vồ, vì bồ đề là cây thân gỗ, rễ trụ. còn cây lâm vồ, lá trông giống lá bồ đề, nhưng nó là cây dạng ký sinh, thường hạt rơi vào đâu đó, bức tường hay thân cây, thì nó mọc ra và bò rễ ra khắp nơi làm thân.
Tuy nhiên nhiều nhà chùa không có bồ đề, họ cũng trồng cây lâm vồ thay thế cây bồ đề đại ca ạ.
Cảm ơn! Chắc là vậy quá!
Đúng là chuyên gia lâm nghiệp có khác!
Hồi bé vào 1959 cha chuyển công tác sang bên ngoại giao ,gia đình dọn về 38 Trần Phú.Trong sân có hai cây Bồ Đề cao ngất,cành lá xun xuê bóng mát, được trồng từ thời thộc địa. Nay già rồi vẫn nhớ hai cây Bồ Đề khủng đó.
Đăng nhận xét