Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Người Không Chân Dung 13

Sau lần báo động của Christel, chúng tôi ra lệnh cho cô và Günter cả hai phải ngưng hoạt động điệp báo của họ. Tại sao chúng tôi không kéo họ về ngay lập tức? Chắc chắn đây là một sai lầm lớn vì đã không kéo họ về, nhưng đây không phải chỉ là một vấn đề bất cẩn. Tôi suy nghĩ rất kỹ có nên rút Günter về hay không. Nhưng phương cách theo dõi thô thiển Christel đã làm chúng tôi cho chúng tôi lầm tưởng nghĩ rằng tình hình của chồng của cô chưa đến nỗi khẩn cấp. Georg Leber lúc bấy giờ đã trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng và đề nghị Christel làm phụ tá trong văn phòng của ông. Chúng tôi biết rằng điều này sẽ dẫn đến một cuộc kiểm soát kỹ lưỡng về an ninh và cho rằng việc theo dõi cô là hệ quả của lời đề nghị này. Cuối cùng chúng tôi để cho cặp vợ chồng họ tự quyết định, cho họ cơ hội để trở về Đông Đức nếu họ nghĩ rằng họ gặp nguy hiểm. Cả hai người đều không thấy lý do gì để trở về.


Thay vào đó, chúng tôi đồng ý nên có một thời gian lắng động. Ở thời điểm này, tôi báo cáo cho Mielke. Như tôi đã trình bày, mối liên hệ của chúng tôi không được mặn mà và tôi vẫn muốn bảo vệ tính cách độc lập của ban ngành của tôi và tự tôi điều khiển điệp viên của tôi. Chỉ khi nào kế hoạch của chúng tôi có nguy cơ dẵm lên lãnh vực chính trị của cấp lãnh đạo, tôi mới phải làm sáng tỏ vấn đề với các cấp trên của tôi. Trong trường hợp của Guillaume, vì vị thế chính trị tế nhị của anh, tôi phải báo cáo cho ông bộ trưởng. Mielke đồng ý việc tốt nhất là chờ đợi. Tôi nghĩ ông không hề báo chuyện này cho Honecker hoặc người nào khác.
Trong nhiều tháng không có chuyện gì xảy ra cả, cho đến tháng Hai năm 1974. Vợ chồng Guillaume đề nghị phục hoạt công tác tình báo, nhưng tôi khuyên họ nên tạm ngưng sinh hoạt cho đến mùa Thu năm 1974.
Trong thời gian nghỉ hè ở miền Nam nước Pháp vào tháng Tư, Günter để ý thấy anh bị một đám xe Pháp cũng như xe Đức giám sát theo dõi anh một cách lỗ liễu. Nhưng đến khi anh lái xe trở về nhà lúc đêm khuya qua ngã Paris và Bỉ đoàn xe này biến mất. Đây là một cơ hội bằng vàng. Bản năng tự vệ và khả năng đào luyện của anh lý ra đã báo cho anh biết đây là cơ hội để đào thoát. Anh vẫn còn khả năng lựa chọn.
Nhưng báo cáo đầu tiên cho biết họ đã bị bắt vào ngày 24 tháng Tư năm 1974 đã gây bất ngờ cho tôi cũng như cho Willy Brandt. Ông Brandt biết tin ở tại phi trường khi ông trở về sau chuyến viếng thăm Ai Cập. Guillaume rời đấu trường với nhiều phong độ, nhưng không theo phong độ mà chúng tôi trông đợi ở một điệp viên của chúng tôi. Khi cảnh sát đến nhà vào lúc sớm sủa ban mai với trát lệnh bắt giữ, anh hô to : « Tôi là công dân của nước CHDC Đức và là sĩ quan. Xin quý vị tôn trọng điều này. »
Điều này thật là tai hại, bởi vì nó giống như một lời thú tội nhưng lại chưa nghe lời kết tối. Với lời tuyên bố này, anh đã trút đi sự lúng túng của phản gián Tây Đức và các cơ quan hình sự tư pháp vì họ không có chứng cớ đích xác để kết tội anh. Tôi không tìm được lời giải thích về sự thú nhận này. Sau khi anh trở về Đông Đức năm 1981 và được phép viết hồi ký cho một số độc giả giới hạn, anh giải thích phản ứng của anh là do giờ giấc sớm sủa và sự có mặt của đứa con trai. Chắc chắn Pierre đóng một vai trò lớn trong đời của Günter, và người cha đã chịu đau khổ vì gánh nặng phải che dấu những thâm tín thực sự của bản thân và nghề nghiệp của mình không cho con mình biết. Pierre đã lớn lên và trở thành Thanh Niên Xã Hội Chủ Nghĩa của một đảng tả phái, lại thấy cha mình là một kẻ phản bội đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Thâm tâm của Günter muốn nói với Pierre : « Ta không phải là người con lầm tưởng ». Có lần tôi có nói chuyện với Günter về khả năng bị bắt giữ và dùng những lời : «Hãy vững tin ». Có lẽ trong lúc lờ mờ sáng và Pierrre nhìn ông một cách sững sờ, kỹ năng và bản năng của anh đã bị rối loạn.
Nhưng thực sự việc này không thể biện minh được. Một gián điệp luôn chuẩn bị tinh thần để ứng phó với trường hợp bị bắt giữ. Chúng tôi huấn luyện nhân viên của chúng tôi rất là nghiêm ngặt trong vấn đề này. Đứng trước mặt một sĩ quan đến bắt mình, họ chỉ trình tên tuổi, địa chỉ và ngày sinh theo như luật pháp Tây Đức bắt buộc và không nói gì khác nữa ngoài việc yêu cầu được liên lạc với phái bộ Đông Đức ở Bonn, và ở đây họ sẽ đề cử một luật sư kinh nghiệm đến. Nếu tiến trình này được tuân thủ chuẩn mức, bằng chứng kết tội hoàn toàn do chính quyền Tây Đức phải tìm ra.
Nhưng sự thật – vẫn được che dấu cho đến nay – là hôn nhân của Guillaume đã gặp khó khăn từ lâu trước khi anh bị bắt. Anh có một cô tình nhân và muốn bảo vệ cô này; anh trở về từ miền Nam nước Pháp để lấy đồ đặc của anh ra khỏi căn phòng của cô ta. Đây là một sai lầm to lớn và cũng là một cử chỉ vô ích đối với người phụ nữ này, một cô thư ký, vì cô đã tự quyên sinh khi cô nghe anh đã bị bắt vì tội gián điệp.
Trong trại giam tạm thời ở Cologne, Guillaume đau khổ vì cảm thấy mình thất bại và cũng vì môi trường khắc nghiết mới này. Nhưng điệp viên bại lộ của chúng tôi đã chuộc lại lỗi lầm trong thời gian bị giam cầm vượt lên trên mong muốn của chúng tôi. Anh từ chối tất cả những lời dỗ ngọt muốn anh trao đổi thông tin về những điệp viên khác để đổi lấy việc giảm án.
Guillaume đã công nhận lỗi lầm của mình. Nhưng còn lỗi của chúng tôi thì sao? Có phải chúng tôi đã không coi trọng việc theo dõi sớm sủa trước đây mà chúng tôi đã biết? Trong việc phòng chống gián điệp, một việc khá thông thường là chính quyền sẽ giám sát hàng loạt những người vô tội cũng như kẻ phạm pháp. Người ta đôi khi có cảm tưởng là nửa thành phố Bonn được dùng để canh chừng người kia. Trong trường hợp của Guillaume, chúng tôi bị đánh lừa vì tính chất tài tử của những vụ theo dõi. Nhưng trên hết mọi việc chúng tôi bị ru ngủ vì sự kiện anh vẫn được phép gần gũi với ông Thủ Tướng. Chúng tôi nghĩ rằng việc một gián điệp được phép tiếp tục ở lại trong một thời gian dài trong vòng thân cận của cấp lãnh đạo quốc gia không thể nào xảy ra được. Ông Brandt và tôi có cùng ý nghĩ như nhau. Trong quyền hồi ký của ông, ông Brandt than phiền là điệp viên này đã được lưu giữ sát bên cạnh ông và nói thêm : « Thay vi bảo vệ Thủ Tướng, họ đã biến anh này thành gián điệp xách động của chính cơ quan tình báo nước này».
Những sai lầm nghề nghiệp mà tôi và các cộng sự viên đã phạm phải thuộc một diện khác. Trong lúc điều nghiên những nguy cơ Guillaume có thể gặp, chúng tôi quên hoàn toàn những điện thư vô tuyến đã gửi đi cách đó mười lăm năm, và chúng tôi biết rõ đã bị giải mã. Chúng tôi thực tình không nhớ đến chúng. Chỉ sau này trong lúc chính quyền Tây Đức điều tra chúng tôi mới nhớ đến ý nghĩa định mệnh của nó.
Sau nhiều tháng trong tiến trình tố tụng, tối cao pháp viện tại Düsseldorf kết án Christel và Günter Guillaume. Cô ta bị kết án tám năm tù ở và anh ta mười ba năm. Án lệnh này so với các quốc gia khác được xem là nhẹ, nhưng ở tại Đức việc kết án này xem ra khá nặng. (Án lệnh của nước Đức liên quan đến điệp vụ thông thường là ngắn vì mọi người đều biết sức quyến rũ và nhịp độ gián điệp giữa hai nước Đức). Trong suốt thời gian thử thách, cặp vợ chồng này đã tỏ cho thế giới họ kiên kết với nhau và can đảm không để lộ một sứt mẻ nào trong hôn nhân của họ để người ta có thể lợi dụng khai thác tin tức của cả hai người.
*
Con của Guillaume, Pierre, hoang mang tột độ và cha của em, hầu như bấn loạn vì lo âu, đã viết cho tôi những thư khẩn cầu, buộc tôi phải hứa trông nom đứa bé và biến y thành một công dân mà nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức lấy làm hãnh diện. Điều dễ nói hơn làm vì nó đòi hỏi thời gian, nhân sự và năng lực tinh thần ví như chúng tôi cần cả một ban để phục dịch đứa bé. Lẽ cố nhiên đây không phải là lỗi của nó. Nó đã được dạy dỗ trong một môi trường hoàn toàn khác lạ và phản độc đoán, khuyến khích cá nhân tính trong cách ăn mặc, lời nói và phong cách. Làn sóng này may mắn thay không tràn qua Bức Tường Bá Linh và một loại trật tự Phổ vẫn còn ngự trị trong các trường hợ ở Đông Bá Linh. Nhưng chúng tôi tìm được trường thích hợp nhất cho nó, nơi đây các cô giao quen đối phó với những đứa trẻ xem ra hư hỏng trong các gia đình thượng lưu ở Đông Đức. Những đoàn viên trung thành và tích cực trong tổ chức Thanh Niên Đức Tự Do và những người thiện nguyện từ các gia đình mà cơ quan tình báo xét đáng tin cậy được lệnh đến làm bạn với đứa bé. Tất cả chẳng đem lại kết quả gì. Pierre chẳng thèm đến trường học, và khi nó đến, nó tỏ ra phá phách và thiếu lễ độ. Không bao lâu sau, chúng tôi kinh hãi nghe nó nói nó muốn trở về Bonn, nơi đây nó có một cô bạn gái mà người cha là đảng viên Bảo Thủ trong Bộ Nội Vụ. Mỗi khi Pierre lên đường sang Tây Đức để thăm cha ở trong tù, chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể mất nó.
https://server3.kproxy.com/servlet/redirect.srv/slxv/swkfxtbdxkw/p1/images/stories/images/pierre_boom.jpg
Pierre Boom
(con của Günter Guillaume)
2004
Do đó chúng tôi tìm mọi phương cách để giữ nó lại. Nó thích nhiếp ảnh, cơ quan chúng tôi mua cho nó những dụng cụ mới nhất và cho nó học nghề mà ai cũng thèm muốn tại một nhà in màu tối tân nhất chúng tôi kiếm được. Vào đúng thời điểm, nó kiếm được một cô bạn gái mới, người Đông Đức mà người cha là một sĩ quan trong cơ quan của tôi. Một năm sau hoặc hơn nữa, tôi được biết cả hai đứa xin phép rời Đông Đức. Chúng tôi không tài nào thuyết phục để chúng ở lại. Chúng tôi đành chịu thua và hết sức mau chóng làm thủ tục hành chánh để chúng ra đi, từ biệt chúng với lòng nhẹ nhõm. Tôi đã hết sức cố gắng giữ lời hứa với Günter, nhưng anh tỏ ra thực sự thất vọng. Phải mất nhiều năm trước khi hai cha con hàn gắn lại được sự rạn nứt.
Chúng tôi khuyên Guillaume giữ im lặng ở trong tù trong lúc chúng tôi âm thầm tìm cách trao đổi anh với các điệp viên Tây phương. Nhưng cơ hội để trao đổi nhanh chóng tù bình xa dần do việc ông Brandt bó buộc phải từ chức năm 1974. Helmut Schmidt, người kế vị ông, nhấn mạnh Guillaume phải thi hành án lệnh «cho đến ngày cuối». Vụ này đã trở thành mộtcuộc đá bóng chính trị và không riêng gì ở Đức. Washington và Moscow cũng nhảy vào cuộc khi Anatoly Sharansky, người đối lấp Xô Viết gốc Do Thái đang bị cầm tù, được đề nghị đem ra trao đổi. Nỗ lực này tiếp nối nỗ lực khác và ngày tháng trôi qua làm nản lòng các nhân viên trẻ của chúng tôi. Tranh đấu để thu hồi những điệp viên bị bắt của chúng tôi không những là một bổn phận tinh thần nhưng còn là một phương cách quan trọng để tạo sự vững tâm của những bạn đồng nghiệp trong những công tác nguy hiểm ở hiện tại và trong tương lai.
Tháng Ba năm 1981, Christel Guillaume được trả tự do trong chương trình trao đổi đa phương nhân viên tình báo. Án tù của Günter còn kéo dài đến tám năm nữa. Một trong người Tây Đức liên quan đến vụ trao đổi này tố giác chính quyền Bonn đã không ra công để bốc những nhân viên của mình ra khỏi tù Đông Đức. Việc này đã thức đẩy năng lực guồng máy trao đổi và Guillaume cuối cùng được trao đổi vào cuối mùa thu năm đó.
https://server3.kproxy.com/servlet/redirect.srv/slxv/swkfxtbdxkw/p1/images/stories/images/glieniecke.jpg
Cầu Glienicke, nơi trao đổi tù binh
Vào một ngày mùa Thu ảm đạm anh trở về quê quán, nơi anh đã khởi sự phục vụ cách đây hai mươi lăm năm. Tôi thu xếp một cuộc tiếp tân để đón mừng anh tại một trong những địa điểm bí mật của chúng tôi ở vùng quê. Vì muốn ngày trở về của Günter là ngày tưởng thưởng, chúng tôi phái các cán bộ điều khiển đến gặp anh ngay tại biên giới và đưa anh đến thẳng nhà tiếp tân. Anh mặc bộ y phục sản xuất hàng loạt không đúng khổ được các vị cai ngục tặng làm quà từ giã. Anh đến nơi tin thần bàng hoàng vì hít thở không khí tự do. Chúng tôi quay phim ngày trở về của anh để làm một tập tài liệu nhan đề Sứ Mạng Hoàn Tất, sau này chúng tôi dùng trong chương trình huấn luyện. Tôi biết anh vẫn còn buồn phiền vì đã không được trao đổi sớm sủa, vì vậy tôi muốn cho anh biết rõ chúng tôi xem anh như một vị anh hùng.
Sau những năm tháng tù và những lo lắng cho gia đình, anh trông xanh xao và bất an. Mặc dù vậy, anh đáp lại lời chào của tôi: « Mừng anh đã về, Günter, may quá thời gian chờ đợi đã qua.». Anh đáp lại: « Cám ơn anh đã lo mọi sự cho tôi ». Tôi vội vàng nói ngay là chúng tôi phải cám ơn anh mới phải, và sau đó chúng tôi trao đổi qua lại dông dài những lời cám ơn.
Sau đó anh gặp cô vợ Christel đứng chờ anh . Mặc dù hôn nhân họ gặp nhiều khó khăn trước đây và họ sẽ phải tiếp tục đương đầu, hai người ôm chầm lấy nhau. Không thể nào không cảm động trước cảnh này. Chúng tôi cung cấp cho họ một nơi trú ngụ tiện nghi và cho họ được riêng tư một vài ngày để thu xếp công việc. Christel đã cho chúng tôi biết là cô không muốn trở về với Günter, và đây là một cú sốc mạnh sau bao nhiêu hy vọng hàn gắn trở lại được nuôi dưỡng trong thời gian dài bị cầm tù.
Tinh thần và sức khỏe của anh sa sút, nhưng ước vọng của anh rất cao. Tôi nghĩ anh mong được làm cánh tay mặt của tôi, thình lình xuất hiện trong hành lang của cơ quan để lý giải cách điều khiển điệp viên ở Tây Âu. Nhưng đã anh đã nằm ngoài cuộc quá lâu. Tôi nhớ có lần tôi hỏi vị bác sĩ chăm sóc bệnh tình của anh chúng tôi nên hành xử ra sao với Günter. Vị bác sĩ, đã từng chăm sóc nhiều vị cao tuổi trong số cán bộ chính trị cao cấp và không trông mong gì nhiều vào khả năng của họ, có đầu óc hai hước nhưng lại tỏ vẻ nghiêm nghị, và khi tôi nói rằng điều duy nhất có thể làm hài lòng Günter là được một ghế trong Bộ Chính Trị, ông trả lời « Ồ, thêm một người hay bớt một người cũng chẳng có khác gì bao nhiêu ».
Sự hiện diện của phụ nữ trong những lúc như vậy rất là cần thiết, và chúng tôi phái một cô y tá tuổi trung tuần, dễ thương, thứ nhất là đến chăm sóc bệnh thận và bệnh tuần hoàn của Guillaume, thứ hai là để thử tình tứ. Sự việc đã thành công và không bao lâu sau họ làm đám cưới và định cư tại một căn nhà khang trang ở vùng quê ngoại ô Bá Linh, một món quà tưởng thưởng cho Günter vì công vụ cho đất nước Cộng Hòa.


Phương Tây đánh giá và cho rằng Guillaume mắc chứng tâm thần phân lập. Người ngoài khó mà hiểu được một người như Guillaume lại có thể phục vụ cho hai chủ nhân hoàn toàn tương phản mà không gánh chịu những hậu quả tai hại về tâm lý. Để đạt được mục đích mà anh đã được lệnh ấn định, một điệp viên ẩn nấp đàng sau vai trò mình đang đóng phải trước tiên phải gìn giữ lòng sắt son với lý tưởng đã thúc đẩy mình đóng vai trò này. Guillaume đã thành công trong nhiệm vụ của mình khi đạt mục đích đến gần ông Brandt, nhưng điều này không ngăn cấm anh kính phục con người này vì những đặc tính cá nhân và nghề nghiệp và những thành quả ông đã gạt hái. Trong lúc tiến hành chính sách Ostpolitik, Guillaume tin rằng anh đã trong khả năng của mình đóng góp sự thông hiểu mới giữa hai bên.

Không có nhận xét nào: