Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

Tiếng Việt có thành ngữ “Nhũn như con Chi Chi”. Nhiều người không biết con Chi Chi là con gì, đặc biệt là những người không sống ở miền Bắc hay không chơi bài tổ tôm hoặc dạng biến thể đơn giản của tổ tôm là bài chắn.


Chơi bài tổ tôm, tranh khắc dân gian Việt Nam.



Bài tổ tôm khá phức tạp, do đó ngày xưa thường chỉ giới có học là chơi nhiều. Bộ bài này gồm 3 chất Văn, Sách và Vạn, đánh số từ 1 tới 9, ngoài ra còn 1 chất đặc biệt gọi là Yêu, gồm 3 con bài: con Chi Chi, con Ông Cụ và con Thang Thang. Con Chi Chi thuộc chất Yêu nên (hình như) có thể bị con nào đè cũng được, do đó nó bị gọi là nhũn. 
Con chi chi
Cạnh đó, còn có vài chữ khác có gốc từ tổ tôm ra như chữ cửu vạn, hay con 9 Vạn, vốn có hình một ông đang khiêng đồ, cho nên người ta gọi những người làm nghề bốc vác là cửu vạn. 

Con 9 vạn

Gàn bát sách
 cũng là một chữ ở miền Bắc hay dùng, con 8 Sách có hình một bà ngồi hút thuốc nên có lẽ nhìn gàn gàn chăng?

Con bát sách

Ngoài ra, còn có thuật ngữ cạ, nghĩa là hai con cùng số khác chất. Từ đó, có từ hợp cạ với lạicạ cứng, chỉ bạn thân .
Cái kỳ lạ của tổ tôm là loại bài này chủ yếu chỉ có người Việt chơi, thế mà hình minh họa toàn là hình người Nhật mặc đồ thời kỳ Edo, tàu bè, thành quách cũng toàn Nhật, trong khi người Nhật thì chẳng hề biết bài tổ tôm là cái gì. Cách lý giải đoán mò là người sáng chế ra tổ tôm có lẽ kiếm được đâu ra một bộ khuôn in hình Nhật nên dùng luôn.

Một số cây bài tổ tôm
Nếu đã đọc truyện Đôrêmon bản 1996, thì có thể các bạn còn nhớ có tập Chai-en tìm được một con vật hiếm gọi là con chi chi, nhìn nửa giống con rắn, nửa giống con giun. Ngày xưa nhờ đọc truyện Đôrêmon nên hồi bé mình toàn tưởng con chi chi là từ truyện Đôrêmon ra. Thật ra đó là do cụ dịch giả đã Việt hóa, chứ đúng truyện gốc nó là con Tsuchinoko. Con Tsuchi được biến thành con chi chi cho nó dân dã. (Còn con chi chi trong truyện Dragon Ball thì hoàn toàn không liên quan)

Con chi chi trong Đôrêmôn


Không có nhận xét nào: