Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

TRIẾT HỌC TRONG SÁCH ĐẠO ĐỨC VÀ "THÁNH NHÂN" Ở PHƯƠNG NAM (Trần Quốc Việt)


Đạo Đức Kinh của Lão Tử tức là khái niệm Triết học như Hegel khẳng định.
Mình không có tham vọng dịch lại toàn bộ quyển ĐẠO ĐỨC KINH, với 5000 con chữ đã biến đổi sau 2800 năm, trộn lẫn trong một đất nước có hàng ngàn dân tộc ấy thì không thể sống đủ mà viết được; chỉ muốn qua đây nói về khái niệm ĐẠO ĐỨC của người Việt mà lâu nay bị người đời hiểu nhầm.   
Trước hết nói về Triết học. Triết học có phải là môn học của bọn Lưu manh, trộm cắp không?


Xưa nay, triết học thường được dùng cho số ít người, nhưng "người biết thì không nói, người nói thì không biết".  Theo WIKIPEDIA: "Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lýsự tồn tạikiến thứcgiá trịquy luậtý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.".  Định nghĩa như thế thì...chỉ những nhà triết học mới hiểu. 
Nhìn sang phương Tây, danh từ Triết học (Philosophy) hiện nay mở ra tới 7 khái niệm khác nhau do sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới, chủ yếu là Tôn giáo, Văn học, Tâm lý học. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiện nay, tư tưởng nhiều, triết học nhiều, nghe cái gì? Đọc cái gì? Lấy cái gì làm cơ sở cho hành động của mình là rất khó: “Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh, đó là căn cứ lý luận của Đảng Lao động Việt Nam”.   
Hãy xem lại gốc tự Hy Lạp của Philosophy nghĩa là gì và xem nó đã biến dạng thế nào? 

Danh từ (Philosophy - Triết học) được lấy từ tiếng Hy Lạp, (phylos) có nghĩa là "tình yêu" hay "chọn bạn " và, (sophie) có nghĩa là "sự khôn ngoan." Như vậy, "Triết học" có nghĩa là "tìm kiếm sự khôn ngoan" . Theo Socrates, một nhà triết học Hy Lạp, còn dùng Philosophy như một môn khoa học nghiên cứu về cái chết. Thật kỳ lạ khi Socrates sống cùng thời Lão Tử.

Người Nhật quả là người thông minh khi mang chữ (): “Khôn ngoan” ghép vào khái niệm Triết học () thay cho từ Philosophy của Âu châu để đưa đến nền văn hóa phương đông với ý nghĩa 

Khoa học Khôn ngoan, rất sát với khái niệm nguyên thủy của Philosophy, vì vậy cho đến nay, trong quan niệm của người Á đông thì Triết học chỉ có một nghĩa duy nhất là khoa học của sự khôn ngoan chứ không phải là trộm cắp hay lừa đảo như nhiều người ngộ nhận. 

Nôm na triết học là một khoa học nghiên cứu về bản chất của thế giới khách quan và chủ quan, nhằm giúp con người có cách xử thế khôn ngoan trong xã hội và với tự nhiên. 
Thế còn Đạo Đức? Đạo đức đối với châu Âu là Moral (tiếng Pháp) hoặc Morality (tiếng Anh) chỉ dùng trong phạm trù tâm lý, chỉ hành vi hay suy nghĩ của một con người tự xác định là sai hay đúng đối với các giá trị xã hội. Đó mới chỉ là Ngoan, chứ chưa thành người "Khôn"
Nhưng khái niệm Đạo Đức của người châu Á lại là Triết học. Ta quay trở về thời kì của Lão Tử sống ở nước Sở cách nay 2800 năm, với nhận thức không thể như hiện tại và các con chữ được đẽo một cách khó nhọc trên thẻ tre, chắc mỗi một thẻ như thế khắc được từ 3 đến 4 con chữ đơn giản chứ không loằng ngoằng như chữ Nho, chữ TQ hiện nay. 
Lão tử có phải là một con người không? Mặc dù là công trình của nhiều người nhưng ta cứ gọi là Lão Tử - cho lành. Học thuyết của người già đã được chiêm nghiệm trong cuộc sống - hay lão làng. 
Sách về Đạo Đức (Đạo Đức Kinh) của Lão Tử cho rằng vạn vật tồn tại, phát triển và tiêu vong không phụ thuộc vào sự cầu khấn của con người: Thiên địa bất nhân, đơn giản có nghĩa là trời đất không phải là con người. Thế giới khách quan đó được gọi là Đạo, trong triết học hiện đại, đó là phạm trù Vật Chất và phần ý thức con người về thế giới khách quan đó được ông gọi là Danh.
Lão Tử khẳng định, trước khi con người đặt tên hay nhận biết được nó (Vô danh), vật chất là khởi thủy của trời đất, sau khi nhận biết được nó hay nó được đặt tên (Hữu danh), vật chất là nền tảng của vạn vật: “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”.
Nhận thức con người hay “Danh” là nhận biết thế giới khách quan. Nhưng Lão Tử nhắc chúng ta nên nhớ đó vẫn là nhận thức thôi, không nên nhầm lẫn: Thử lưỡng giả đồng, xuất nhi dị danh.” (Vật chất và ý thức là 2 vế của một cấu trúc nhận thức tự nhiên, cần phải hiểu là 2). Đó còn gọi là thế giới quan hay quan niệm về thế giới khách quan. 
Thế giới khách quan đó theo Lão Tử tồn tại như thế nào? Đầy biến động và mâu thuẫn: Thế giới vận động đại dể như cái ống bễ lò rèn (Cốc thần), liên tục vận động và lặp đi, lặp lại: “Thiên địa chi gian, kì do thác thược hồ! Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất.” (Khoảng trời đất giống như ống bễ, trống không mà không hao kiệt, càng động, hơi càng nhiều)
Vạn vật, kể cả xã hội loài người tồn tại luôn có các mặt đối lập song hành, tự cấu thành các cặp mà ngày nay chúng ta gọi là các cặp phạm trù: Đạo và Danh, Đẹp và Xấu, Ác và Tốt,  Có và Không,  Dễ và Khó; Ngắn và Dài; Cao và Thấp; Âm và Thanh, Trước và Sau.Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ..  Sự phát triển của vạn vật (kể cả xã hội loài người) y như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.  
Về phương pháp luận? Triết học Lão tử giải quyết những gì? Đạo Đức chỉ rõ: Đó là các vật thể không nhìn thấy, không nghe thấy, không sờ nắm đượcThị chi bất kiến, danh viết Di. Thính chi bất văn, danh viết Hi. Bác chi bất đắc, danh viết Vi. Thử tam giả bất khả trí cật. Cố hỗn nhi vi nhất” (Nhìn không thấy là Di, nghe không thấy là Hi, cầm không được là Vi, đó là việc của Triết học). 
Thật lạ chữ Vi (này theo Lão Tử có nghĩa là không cầm nắm được với chữ Vi () có nghĩa là cai trị hay làm việc lại đồng âm nhưng khác con chữ và khác nghĩa. Về suy luận thì nó có một nghĩa, vì vậy Vô Vi có nghĩa là cai trị như không cai trị vậy.       
Đạo Đức đóng góp gì để người đọc trở thành người khôn ngoan? Rất nhiều. Ông cho rằng thánh nhân hay người hiền nên sống phù hợp với thiên nhiên, nhưng chỉ bắt chước thôi cho phù hợp. Người ta phê phán Lão Tử vì thuyết Vô Vi tức là không làm gì, nhưng Vi Hành có nghĩa là nhà Vua đi kiểm tra sửa sang, Vi Trị tức là cai trị. Vậy Vô Vi có nghĩa lãnh đạo nhẹ nhàng như không vậy. 
Đại để Lão tử nói về chính trị như Đại Dương mênh mông được hình thành từ giọt nước, rặng núi hùng vĩ hình thành từ những hạt bụi, thế thì hãy giải quyết vấn đề mâu thuẫn khi nó còn là giọt nước hay hạt bụi, đừng để khi nó trở thành bão tố hay nước lụt. Lão Tử cũng dạy người lãnh đạo (Thánh nhân) nên coi tự mình cần với xã hội như không khí và nước uống vậy, nên “Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” (tránh nhuệ khí, gỡ rối loạn, che ánh sáng, cùng trần tục). Ông cũng dặn: Công thành, danh toại, thân thoái, thiên chi đạo”. 
Về lập pháp, có lẽ chỉ có Lão Tử cho rằng luật nên đơn giản, dễ hiểu, tránh chi li quá làm người thi hành khó thực hiện và tính pháp chế vì vậy không đúng. Như các bánh xe, phải có các nan hoa, nếu đặc sẽ khó đi: “Tam thập phúc, cộng nhất cốc. Đương kỳ vô, hữu xa chi dụng”   (Ba mươi cái nan hoa tụ lại ở bầu xe, xe cộ mới đi xa được)
Việc binh, theo Lão Tử, bất đắc dĩ phải dùng, khi dùng thì điềm đạm (bình tĩnh, giữ được hòa khí, tránh cực đoan) là hơn cả.
Vào đời Lý, Trần, xứ Đại Việt của chúng ta đi thi Quốc gia đều lấy lấy “Tam giáo đồng qui”. Thế nào là đồng qui? Ba tôn giáo lớn của người Việt lúc đó là Đạo Giáo, Nho giáo và Phật giáo được chính thức thừa nhận và nền triết học của 3 tôn giáo ấy được coi là tiêu chuẩn để chọn nhân tài - “Thánh nhân”. Tại sao Lão Tử nói người lãnh đạo cần có Đạo? 
 Ứng dụng của Đạo Đức có rất nhiều. Người đời hay phê phán Lão Tử chủ trương sống tự nhiên mà quên ông chỉ dùng tự nhiên nói lên tư tưởng của mình, trong khi thực tế tự nhiên có khi khắc nghiệt. Họ cũng phê phán Lão Tử chủ trương Vô Vi tức là không làm gì, nhưng xem ra không phải: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi”(Tự nhiên có vẻ như không làm gì nhưng việc gì cũng làm). 
Hóa ra Đạo Đức Kinh là một cuốn Triết học cổ đại, chắc chắn không tìm ra người viết đầu tiên nên người đời gọi là Lão Tử (học thuyết của ông già) được 2800 năm đời sau cứ giải thích, thêm bớt, bổ xung ...nên ngữ nghĩa cứ xa dần.
Nhưng điều quan trọng nhất của bài này là gì? 
2800 năm ấy, hàng tỉ người Trung Quốc mày mò học hỏi lý thuyết của Lão Tử, thậm chí cả tu luyện, nhưng chưa bao giờ có người nào tìm ra chân giá trị của nó, hay trở thành "Thánh nhân" cho đến thế kỉ 20  
Ở phía Nam đế quốc nhà Tần, tận cuối đường chân trời, nơi mà Tần Thủy Hoàng sai người đi tìm thuốc trường sinh và kết luận: “Thần tiên ở phương Nam”, có một người được cả thế giới công nhận, kể cả toàn bộ cư dân mà ngày nay gọi là Trung Quốc – đó là Hồ Chí Minh với tổng kết Đạo Đức Hồ Chí Minh, cứ như Đạo Đức Lão Tử. 
Tại sao lại Hồ chí Minh? Ta cứ xem lại các tổng kết của Hồ Chí Minh sẽ rõ, từ chính trị, pháp luật, chiến tranh....và cuối cùng là hệ tư tưởng; Nhưng thực hiện việc đó thì khó lắm, nếu cứ theo đúng cái Triết học của Lão Tử?        
Các nhà lí luận Việt Nam chắc ảnh hưởng Tây hóa hay vọng ngoại nên mới nghĩ Đạo Đức Hồ Chí Minh chỉ là cái áo rách và bỏ hẳn câu “Đạo Đức Hồ Chí Minh”. Kì lạ làm sao khi giới thiệu hay nói chuyện về Hồ Chí Minh người ta quên hẳn đánh giá về “tránh nhuệ khí, gỡ rối loạn, che ánh sáng, cùng trần tục”.     
Lão Tử nói “Thánh Nhân”, hình như ...nói về Hồ Chí Minh với Đạo Đức đó đã cách Lão Tử tới 27 thế kỉ. 


TRẦN QUỐC VIỆT

2 nhận xét:

Quang Vinh nói...

Lão tử là bậc thánh nhânTHÁNH NHÂN, hiểu biết cao xa nên các thế hệ tiếp nối không hiểu nổi, chỉ còn là lũ PHÙ THỦY chăm cúng bái lừa dối kiếm ăn. Cũng có nhiều loại triết học khác bị người đời sau hiểu sai, sử dụng nó như bùa phép trấn áp tư tưởng người khác. Lãnh đạo vốn là "vô vi", chỉ ra quy luật để mọi người chủ động hành động thì lại biến thành QUYỀN LÃNH ĐẠO, kéo người dân đi từng bước theo ý mình. Mọi hoạt động theo đường lối NHÂN TẠO tốt đẹp hơn một thời nhưng nếu không chịu thay đổi cho phù hợp thì sẽ lạc hậu với sự phát triển của xã hội. Những sự phát triển BẢN NĂNG TỰ NHIÊN không là tối ưu nhưng tự nó phải thích nghi. thích nghi.

Tuali nói...

Lìa có lìa khộng gọi là đạo.
Chẳng có chẳng không gọi là thần.
Không mà có gọi là thánh.
Có mà không gọi là hiền.