C. Đi Tìm Lại Nguồn Gốc Tộc Việt :
Năm trước, đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:
- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.
-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.
- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.
Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: “Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt”.
Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.
- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.
-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.
- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.
- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.
Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: “Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt”.
Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.
Phương Pháp Nghiên Cứu :
Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.
Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.
1.Dùng Biện Chứng Y Khoa vào Khoa Cổ:
Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y khoa là: “Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do”.
Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: “Không có nguyên do, sao có chứng trạng”. Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú.
Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là “ma trâu đầu rắn”. Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4)
Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình.
Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: “Không có nguyên do, sao có chứng trạng”. Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú.
Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là “ma trâu đầu rắn”. Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4)
Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình.
2. Những Tài Liệu Cổ:
Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Còn ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba thục và phía Đông phải giáp Đông hải. Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu.
- Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình.
- Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang.
- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở.
- Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương.
- Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này.
- Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu.
- Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình.
- Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang.
- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở.
- Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương.
- Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này.
- Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc.
D. Đi Tìm Biên Giới Nước Văn Lang:
1. Núi Ngũ-Lĩnh:
1. Núi Ngũ-Lĩnh:
Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc kinh đi Trường sa.
Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này.
Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc.
- Một là Đại- Đữu lĩnh,
- Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh.
- Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.
- Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh.
- Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
Về vị trí:
- Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông.
- Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông.
- Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông.
- Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây.
- Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây.
Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
- Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
- Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt.
Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này.
Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc.
- Một là Đại- Đữu lĩnh,
- Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh.
- Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.
- Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh.
- Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
Về vị trí:
- Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông.
- Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông.
- Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông.
- Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây.
- Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây.
Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
- Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
- Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt.
Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét