Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Biên cương nước Việt 3

2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh:
Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang.
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.



Tại thư viện Hồ-Nam, tôi đã tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết tay như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi:
“Thiên Đài Di Sự Lục”
Trinh-quán tiến-sĩ Chu-minh-Văn soạn.
Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-tông từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647), nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ năm nào?
Tuy sách do Chu-minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này là do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần: Phần của Chu-minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu-minh-Văn của một sư ni pháp danh Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1722). Chu-minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố, cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. (Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông biết rằng tôi chỉ được học những loại văn đó từ hồi sáu bẩy tuổi, thì ông sẽ hết phục!) Tài liệu Chu-minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên, sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này tế cáo trời đất, vì vậy đài mang tên Thiên-đài, núi cũng mang tên Thiên-đài-sơn. Mình-Văn còn kể thêm: Cổ thời, trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế-Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông Hán. một tướng của vua Bà tên Đào-hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-đương, ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất quyết tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt, Hoa cùng Nam, Bắc, các quan lại được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây ngôi chùa tại đây.
Tôi biết vua Bà là vua Trưng. Còn tướng Đào-hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào-Kỳ, tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Bà Hoàng-thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi khu Trường-sa, hồ Động đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chận ở Thiên đài, đợi khi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thơ thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.
Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật-kinh.”
(Hai câu này ngụ ý ca tụng thái tử Tất-đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát, sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.)
Tam bảo linh ứng phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái dân an. (Hai câu này ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho gió hòa mưa thuận, đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.)
Nơi có dấu vết Thiên đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
“Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc,
Lĩnh-địa niên niên dữ Việt thường.”
(Nghĩa là: Từ sau vụ tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao thời, phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.)
Chỗ miếu thờ Đào-hiển-Hiệu có đôi câu đối:
“Nhất kiếm Nam hồ, kinh Vũ Đế,
Thiên đao Bắc lĩnh, trấn Lưu-Long.”
(Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán, một nghìn đao thủ ở bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu-Long.)
Kết luận: Như vậy việc vua Đế-Minh tế cáo trời đất là có thực. Vì có Thiên-đài, nên thời Lĩnh-Nam mới có trận đánh hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lĩnh địa Văn-lang xưa quả tới núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình.
3. Cánh Đồng Tương:
Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
- Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển. Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
- Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán: Cả hai vị quốc tổ Kinh-Đương, Lạc Long sau khi kết hôn, đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó quanh hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 cây số, lưu vực tới 92,500 cây số vuông, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ năm trong lưu vực Tương-giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi phát xuất ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-đương. Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên sông Tương cũng như hai bên bờ chim âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa, thủ phủ của Hồ-Nam, rồi tới các quận lî Tương-đàm, Chu-châu, Hành-đương, Quế-đương. Không khó nhọc tôi tìm ra cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-Nam. Phía Tây là vùng Triêu Dương, Lãnh thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy và Thạch-khê-thủy. Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:
“Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày, người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang,mà gọi tên là Âu-Cơ (Cơ là bà vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu Cơ thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh con. Quốc-mẫu là chim Âu, thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con, có nghĩa là tất cả dân trong nước đều là con của Quốc-mẫu.”
Kết luận: Đã có cánh đồng Tương, thì truyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài, nay chứng cớ cánh đồng Tương được kiểm điểm, thì lĩnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động đình.
4. Hồ Động Đình và Núi Tam Sơn:
Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nới phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ Bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào cho Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các bà Trưng-Nhị, Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh để còn tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38.5 mét, về mùa nước lớn là 39.20 mét.Tra trong chính sử, thì quả hồ Động-đình thuộc lĩnh địa Văn-lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng Đế. Sử gia Trung-quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây-phương, thì vua Du-Võng từ gốc Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng, ở phương Nam, lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nghiệp giầu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua.
Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ đế bản kỷ chép rằng:
…Thời vua Hoàng Đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Vua Du-Võng không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu, thì Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng Đế triệu tập chư hầu, cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy-Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận, vua Hoàng Đế đem quân chinh phạt.
Lãnh thổ của Hoàng Đế: Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông; phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu; Nam tới Giang, Hùng, Tương… (7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-giang. Hùng đây là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi-Nhân đời Tống tập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.
Kết luận: Từ chính sử, huyền sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài tới 2439 năm nữa. Lĩnh thổ Trung-quốc thời Hoàng Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Từ Nam bao gồm khu Trường-sa hồ Động đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy, thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn, không còn là huyền thoại nữa, mà thành sự thực lịch sử. Vậy truyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
5. Biên Giới Lĩnh Địa Tộc Việt Thế Kỷ Thứ Hai Trước Tây Lịch:
Sử Hán- Việt đề đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu-Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Động-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu-Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần-thủy-Hoàng sai Đồ-Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: Nam-hải (Quảng Đông và một phần Phước-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-Nam và một phần Quý-châu), Tượng-quận (Vân-Nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương Vương sai Trung-tín hầu Vũ-Bão-Trung và Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đem quân chống, giết được Đồ-Thư, tiêu diệt nửa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương Vương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.
Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu-Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mî-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc, lập ra nước Nam-Việt. Lĩnh thổ nước Nam-Việt gồm những vùng nào? Không một sử gia chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lĩnh địa Nam-Việt là lĩnh địa thời Văn-lang.
Trong khi Triệu-Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt: Hạng-Vũ, Lưu-Bang diệt Tần, rồi Lưu-bang thắng Hạng-Vũ lập ra nhà Hán. Lưu-Bang lên ngôi vua, sai Lục-Giả sang phong chức tước cho Triệu-Đà. Đúng ra Triệu-Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng, thân thuộc, mồ mả của Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên mà phải lùi bước.
Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà Hán là Lưu-Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền, cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu-Đà không thần phục nhà Hán, xưng đế hiệu, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.
Trường-sa là quận biên cương của Hán, vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam-quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam ngạn sông Trường-giang.
@ BS Trần Đại Sỹ
Nguồn bài viết, hình ảnh:
@ ducavn.tk
@ Doremon360
và nhiều nguồn khác.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Loạt bài về nguồn gốc dân tộc Việt của bác sỹ Trần Đại Sỹ,theo hiểu biết của tôi,dựa chủ yếu vào các nghiên cứu của nhiều thế hệ sử gia Việt từ nhiều thế kỷ trước,như Lê Văn Hưu,Ngô Sỹ Liên,Lê Quý Đôn...đến các học giả cận đại đầu thế kỷ 20 đến những năm 1954 như Trần Trọng kim,Đào Duy Anh.Công Trình của các bậc đại sử Gia này đáng trân quý ở chỗ trong khi luôn bám sát Tình Tự Dân Tộc các vị lại luôn coi Sử Học là một khoa học,có thế nào nói đúng thế ấy,không cắt xén,không ém nhẹm,càng không có chuyện bịa đặt,dựng đứng.
Khoá 5 có một chuyện mà tôi cho là một minh chứng hay cho học thuật của các bậc đại sử gia trên: một anh bạn k5 gần đây "thú nhận" họ ngoại anh là ở bên tàu,mấy năm trước anh theo mẹ về thăm quê ngoại ở Phúc Kiến hiện nay,chiếu bản đồ cổ tương ứng với Mân Việt thời Bách Việt,điều lạ là,bên cạnh cảnh ngoại quan giống y VN, từ bờ ao,đống rơm đến con trâu,mái rạ,bờ tre,thổ ngữ nơi đây cũng giống tiếng Việt hiện tại,cũng nói xuôi ví dụ "lên núi" chứ không nói ngược "sơn thượng" như người Hán,từ vựng thì khoảng 70% giống tiếng việt,đến mức có thể nói chuyện thẳng với nhau không cần phiên dịch.
Tuy nhiên tôi cũng muốn nói thẳng chuyện "lạ" này,mà tôi thấy nó sặc mùi "quan điểm lạ",thậm chí có thể coi là nghi án trong sử học VN.Đó là từ đầu những năm 1950,đồng thời với việc du nhập từ TQ vào ta quan điểm"đấu tranh giai cấp" dẫn đến bi kịch cải cách ruộng đất,trong sử học miền bắc người ta bỏ hẳn quan điểm của các thế hệ sử gia trước đây coi VN hiện tại xuất phát từ Bách Việt,là một phần của Bách Việt cổ cả về huyết tộc(như các công trình nghiên cứu về gene hiện tại đẳ chứng minh) lẫn văn minh-văn hoá( như chữ gaip cốt,thuyết âm dương,kinh dịch...lă do tộc Bách Việt phát minh) và nhất là cương vực(theo đó toàn bộ miền đông nam TQ hiện
tại bắc từ nam ngạn sông trường giang đến cực nam là vịnh Thái Lan và đảo Hải Nam,tây từ Tứ Xuyên,Quý Châu đến Đông Hải là cương vực của Bách Việt.Chính dựa trên sự thật lịch sử này mà gần đây nhất,cách nay hơn 200 năm,Đức Hoàng Đế Quang Trung đã lên kế hoạch lấy lại Quằng Đông,Quằng Tây). Ngược lại, đã có một sự âm thầm quay ngoắt trong giới sử học VNDCCH sau 1954 coi VN là một dân tộc riêng biệt,với lẳnh thổ riêng biệt,chẳng dính dáng dến tộc Bách Việt cùng vùng đất nam TQ hiện tại,rằng Triệu Đà thôn tính Âu Lạc của An Dương Vương là một cuộc xâm lăng của ngoại bang chứ không phải cuộc thôn tính trong nội bộ tộc Bách Việt
Vì sao tôi lại coi sự thay đổi đột ngột và triệt để của giới sử học VNDCCH sau 1954 là nghi án bẻ cong lịch sử để phục vụ hậu ý Đại Hán?thứ nhất là vì sự thay đổi đó diễn ra đồng pha về không gian và thời gian với sự du nhập,sự cưỡng hôn của CMVN với các quan điểm "giai cấp","chuyên chính vô sản","cải cách ruộng đất" của chủ nghĩa Mao nhằm phục vụ ý đồ nô thuộc VN mà các thế lực Đại Hán cầm quyền ở TQ,dù là quốc dân đảng hay cộng sản,không bao giờ từ bỏ(khi viết tới đây tôi lại nghĩ đến tình cằm quý mến đỡi với các chị họ Mã,với Cao Cẩm Quỳ mà hình ảnh vẫn đang trên BL5 ta đây.vả lại các bạn ấy hình như cũng là người...Bách Việt cả đấy).Thứ nhì là hiện giữa giới sử học TQ và Thái Lan đang xảy ra một cuộc khẩu chiến qua đó ta thấy rất rõ sử học TQ hiện đại chỉ bẻ bút phuc vụ Đại Hán.số là gần đây có một công trình sử học Thái Lan ,dựa trên những chứng cứ lịch sử và khảo cổ nhất định,nêu ra thuyết là dân tộc Thái phát nguyên đâu đó ở phương bắc ,trong rặng AnTai,qua quá trình thiên di hàng chục nghìn năm định vị ở đất Thái hiện nay.Vấn đề là trên đường thiên di,người thái trong mấy nghìn năm có lập mớt vương quốc hùng cường tại địa bàn tỉnh Quý Châu,Vận Nam của TQ hiện tại,.Đây là một giả thuyết khoa học,có thể đúng có thể sai,có thể đúng nhiều có thể đúng ít,nhưng giới sử học TQ nhằy dựng lên bác bỏ dứt khoát và kịch liệt thay vì tranh luận dựa trên chứng cứ khách quan vă lập luận khoa học.qua đó thấy rổ là họ không quan tậm đến khoa học hay....(còn tiếp)

Nặc danh nói...

........ sự thật lịch sử,họ chỉ suy bụng ta ra bụng người mà sợ rằng người Thái sẽ vin vào sự thật lịch sử này dù trong quá khứ xa xội mà đòi lại vưng Quý Châu,Vân Nam hiện nay của TQ,từ đó mới có thái độ quyết liệt rất phằn khoa học kia.
Vă chính từ chuyện sử học hiện tại giữa thái-trung,tôi cho rằng sự thay đổi nhanh và 180 độ của sử học VNĐCH sau1954 về nguồn gốc của dân tớc VN ,đồng thời với cuộc cưỡng hôn do chủ nghĩa Đại Han-Maoism áp đặt cho CMVN như"cằi cách ruộng đất",là một bộ phận của cuộc cưỡng hôn ấy,nhằm-suy bụng tàu ra bụng ta-ngăn ta dựa vào sự thật lịch sử để đòi lại Quảng Động, Quảng Tây chẳng hạn.
Hiểu biết của tôi là có hạn,tôi kính mong các vị thức giả cua K5 và các nơi khác