Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Những đề thi khó nhất thế giới

Mua một chiếc túi 10.000 bảng có thiếu đạo đức, con người là gì, tại sao tiểu thuyết của Jane Austen vẫn ngày càng nổi tiếng... là những đề thi đặc biệt của Trường All Souls College, thuộc ĐH Oxford.

All Souls College (tên đầy đủ: The Warden and College of the Souls of all Faithful People deceased in the University of Oxford), là một trong những trường danh giá nhất của ĐH Oxford.
All Souls là trường hợp kỳ lạ  nhất trong số các trường trực thuộc Oxford. Các thành viên của All Souls ngay lập tức trở thành thành viên chính thức của ban quản trị trường này.


Mỗi năm, những người tốt nghiệp xuất sắc nhất của Oxford được mời tham gia kỳ thi giành học bổng của All Souls College. Chỉ có khoảng 1 đến 2 người được chọn. Học bổng kéo dài 7 năm và mức hỗ trợ mỗi năm là 14.783 bảng.
Những người giành được học bổng của All Souls vì thế được coi là đạt được danh hiệu học thuật cao nhất của nước Anh. Những người này được gọi là Prize Fellows.
Cũng chính vì thế, kỳ thi giành học bổng của All Souls College (hay còn gọi là All Souls College Fellowship Examination) được đánh giá là  kỳ thi khó nhất thế giới.
Oxford University, tuyển sinh, đề thi
Trường All Souls College thuộc Oxford University
Trước năm 2010, đề bài của kỳ thi này chỉ là một từ duy nhất. Các ứng viên được yêu cầu mở một chiếc phong bì bên trong có chứa 1 từ duy nhất, ví dụ như “ngây thơ”, “đạo đức”... Nhiệm vụ của ứng viên là phải viết một bài luận về chủ đề trong phong bì với thời gian 3 tiếng. Tuy nhiên, từ năm 2010, kết cấu bài thi đã được thay đổi sau khi Oxford nhận thấy dạng đề bài này không thực sự hiệu quả.
Dạng đề bài mới của kỳ thi hiện tại gồm nhiều câu hỏi mở ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là đề bài của All Souls College Fellowship Examination năm 2013.
  1. Mua một chiếc túi 10.000 bảng có phải là thiếu đạo đức không?
  2. Tính đạo đức của một bữa tiệc chè chén có thay đổi không nếu những người tham gia nó mặc đồng phục của Đức Quốc Xã?
  3. Là người nổi tiếng đồng nghĩa với sự mất mát về nhân phẩm?
  4. Tại sao nên đồng cảm với những kẻ nổi loạn?
  5. Những lý thuyết đơn giản hơn thường có khả năng đúng nhiều hơn, có phải không?
  6. Tại sao một chiếc áo khoác da lại dễ chấp nhận hơn một chiếc áo choàng lông thú?
  7. Tại sao nền kinh tế châu Phi lại quá tệ?
  8. Chính quyền của Nữ hoàng Elizabeth I có đưa ra chính sách nào không hay chỉ là những phản ứng tình thế?
  9. Con người là gì?
  10. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và đạo đức?
  11. Những bức ảnh có thể đúng hoặc sai? Nếu không thì tại sao không?
  12. Tại sao tiểu thuyết của Jane Austen vẫn ngày càng nổi tiếng?
  13. Tại sao quá ít sự phát triển được thực hiện trong sự hiểu biết của ý thức?
  14. Tiểu thuyết lịch sử có phải là những thứ thoát ly thực tế?
  15. Những trò chơi liên quan đến hành động bịt mắt của trẻ con cho thấy sự tàn ác trong bản chất con người?
  16. John Milton đã gây thiệt hại gì cho thơ văn và các nhà thơ nước Anh?
  17. Sự nóng lên toàn cầu không được thích thú bằng sự mát dần toàn cầu?
  18. Tại sao Chaucer không viết truyện ngụ ngôn? Hay ông có viết truyện ngụ ngôn không?
  19. Việc không ưa các chính trị gia là một thái độ thể hiện sự hiểu biết?
  20. Ước muốn nổi tiếng sau khi chết là không hợp lý?
  21. Mức lương khổng lồ của các vận động viên thể thao làm thay đổi đặc tính của những môn thể thao mà họ chơi?
  22. Bạn có thể yêu quý một người mà bạn không tôn trọng không?
  23. Người ta thường nói rằng kiến trúc là âm nhạc bị ngưng đọng. Điều này có ý nghĩa gì không?
  24. Tại sao Liên Hiệp Quốc lại khoan dung với nhiều chế độ xấu?
  25. Những ngôi trường tuyển sinh qua thi tuyển có gì sai, nếu có?
Đáp án:
Không có câu trả lời “đúng”  cho những câu hỏi này. Thay vào đó, Oxford nói rằng họ “đánh giá suy nghĩ và hiểu biết mà ứng viên thể hiện vượt ra ngoài phạm vi của kỳ thi này, nhưng không kỳ vọng các ứng viên trả lời đúng một cách hoàn hảo về mọi thứ: sự linh động và khả năng phản ứng nhanh được đánh giá cao”. Oxford cũng nói thêm rằng họ “đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng lập luận và phân tích ở mức độ đặc biệt”.


Không có nhận xét nào: