Có lần tôi nghe một bạn trẻ hát hồn nhiên một bài nhại nhạc của Trịnh Công Sơn, tôi nhớ lõm bõm mấy cây như sau: "Ai trên đời chẳng uống rượu mà đã uống rượu là phải say, Rượu thì năm ba chai bia thì vài ba vại, Ai uống bia thì đừng uống rượu mà đã uống rượu thì đừng uống bia, rượu là rượu mà bia là bia... "
Vậy thì rượu và bia khác nhau và giống nhau những gì? Rượu được lên men từ nguyên liệu chứa tinh bột (gạo nếp, gạo tẻ, ngô, khoai tây, cao lương...) hay từ đường, mật, hoa quả. Còn bia là lên men từ mầm đại mạch (có thể thêm ngô hay một nguồn tinh bột khác) và nhất thiết phải có hoa bia (hoa Hu-blông- Humulus lupulus) để làm trong, diệt vi khuẩn cùng với việc tạo độ đắng đặc trưng của bia. Đặc điểm chung của rượu và bia đều là có chứa cồn (rượu etylic hay etanol-C2H5OH).
Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dại. Các kết quả khảo cổ học mới đây cho thấy người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ đại. Trong thế kỷ I trước Công nguyên rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.
Uống rượu hay bia ở mức độ vừa phải là một thú vui rất phổ biến và có lợi cho sức khỏe. Nhưng quá liều lượng mà gan có thể chuyển hóa cồn thành CO2 và nước thì lại rất có hại cho sức khỏe, nhất là gây xơ gan và ung thư gan. Điều đáng lo ngại nữa - quá chén rượu và bia đang là nguyên chính của các tai nạn giao thông và nhiều tệ nạn xã hội khác. Nghiện rượu là một chứng bệnh mạn tính. Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần". Thế nào là mức độ vừa phải? Các nhà khoa học cho rằng trong vòng 1 giờ không nên uống quá 1 đơn vị rượu (từ 7 đến 10g cồn).Quá mức độ ấy là gây ra những tác hại thật kinh hoàng. Trên toàn cầu có tới khoảng 5.9% số tử vong có liên quan tới rượu bia. Rượu bia là nguy cơ thứ hai trong cơ cấu gánh nặng bệnh tật trên thế giới.
Nghiên cứu trên thế giới cho biết: Những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề về bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống (khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần và khả năng tham gia bạo lực thể chất cao gấp 6 lần sau khi uống , khả năng tai nạn xe cộ cao gấp hơn 6 lần do uống rượu bia, khả năng bị chấn thương gấp gần 5 lần sau uống).
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam từ tháng 7/2009 đến tháng10/ 2010 trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện cho thấy 36% là người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu (BAC) cao hơn mức cho phép (50mg/dl) ; 66.8% là lái xe ô tô có BAC cao hơn mức cho phép (0 mg/dl). Nhiều nghiên cứu cho biết ở nước ta rượu bia là nguyên nhân liên quan đến trên 60% tai nạn giao thông (trên 10.000 ca tử vong hàng năm) , ngoài ra có tới 30% các vụ gây rối nơi công cộng liên quan đến rượu , là nguyên nhân của các vấn đề bạo lực gia đình, và còn là nguyên nhân liên quan đến các bệnh không lây (tim mạch, huyết áp, ung thư gan...) .
Tại nhiều nước nhờ có những biện pháp kiểm soát rượu bia mà đã giảm đáng kể tai nạn giao thông. Ví dụ ở Nhật năm 2002 nhờ giảm quy định nồng độ cồn trong máu từ 50mg/dl xuống 30mg/dl đã giúp cho tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông giảm tới 35%. Ở New Zealand nhờ có quy định nồng độ cồn đối với lái xe (80mg/dl và 0 mg với người dưới 20 tuổi) đã làm cho tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông giảm 18% (từ 44% năm 1990 xuống 26% năm 2001).
Tại nhiều nước người bị phạt vì lái xe vi phạm quy định về rượu bia sẽ bị lưu giữ bằng lái xe, thậm chí có nước còn bắt đi lao động có thời hạn (!).
Để hạn chế tác hại của rượu bia Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Ngày 12/02/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg ban hành Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Ngày 22/8/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chính sách quốc gia của Bộ Y tế tại Quyết định số 3179/QĐ-BYT. Cảnh sát giao thông được trang bị các thiết bị kiểm soát cồn sẽ phạt nặng những người lái xe có lượng cồn trong máu quá quy định.
Điều quan trọng là mỗi người lớn cần làm gương cho trẻ em để quyết từ bỏ thói quen uống rượu bia quá mức quy định (50mg/dl với người đi xe máy , 0 mg/dl với người lái ô tô) và trong mọi trường hợp đã uống rượu bia thì không được điều hành các phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Vì hạnh phúc của chính mình và của cả xã hội chúng ta nếu quyết tâm sẽ loại bỏ được tình trạng lạm dụng rượu bia. Điều quan trọng chính là quyết tâm của Quốc hội và Chính phủ bằng những chính sách hạn chế quyết liệt, Chúng ta đã loại bỏ một tập quán hàng nhiều đời là đốt pháo, thật khó khăn như vậy mà vẫn đã thực hiện được đó thôi.
Để hạn chế tác hại của rượu bia Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Ngày 12/02/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg ban hành Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Ngày 22/8/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chính sách quốc gia của Bộ Y tế tại Quyết định số 3179/QĐ-BYT. Cảnh sát giao thông được trang bị các thiết bị kiểm soát cồn sẽ phạt nặng những người lái xe có lượng cồn trong máu quá quy định.
Điều quan trọng là mỗi người lớn cần làm gương cho trẻ em để quyết từ bỏ thói quen uống rượu bia quá mức quy định (50mg/dl với người đi xe máy , 0 mg/dl với người lái ô tô) và trong mọi trường hợp đã uống rượu bia thì không được điều hành các phương tiện cơ giới tham gia giao thông. Vì hạnh phúc của chính mình và của cả xã hội chúng ta nếu quyết tâm sẽ loại bỏ được tình trạng lạm dụng rượu bia. Điều quan trọng chính là quyết tâm của Quốc hội và Chính phủ bằng những chính sách hạn chế quyết liệt, Chúng ta đã loại bỏ một tập quán hàng nhiều đời là đốt pháo, thật khó khăn như vậy mà vẫn đã thực hiện được đó thôi.
Theo thông tin từ VNEXPRESS thì:
Ai cũng biết Việt Nam là đất nước tiêu thụ thịt chó hàng đầu thế giới, nhưng con số 5 triệu chú chó hàng năm bị xẻ thịt phục vụ ăn nhậu thì ai cũng giật mình. Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) phải ra thông báo về mức độ nguy hiểm cần được bảo vệ của loài động vật này ở Việt Nam.
Ai cũng biết Việt Nam là đất nước tiêu thụ thịt chó hàng đầu thế giới, nhưng con số 5 triệu chú chó hàng năm bị xẻ thịt phục vụ ăn nhậu thì ai cũng giật mình. Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) phải ra thông báo về mức độ nguy hiểm cần được bảo vệ của loài động vật này ở Việt Nam.
Nếu người ta nhìn Việt Nam như đất nước của các "ma men" chắc cũng không oan. Thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam cho biết trung bình mỗi năm cả nước tiêu thụ gần 3 tỷ lít bia. Nhưng ngược lại, mỗi người chỉ đọc 0,8 cuốn sách mỗi năm, (con số mà Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đưa ra dựa trên báo cáo thư viện các tỉnh đã gửi về).
Đây quả thực là một thực trạng đáng lo ngại. Ăn nhậu nhiều, trí nhớ giảm đi, kiến thức thì không có, chỉ có vài câu chuyện đôi co trên bàn nhậu từ năm này qua năm khác. Sách vở không đọc thì lấy đâu ra kiến thức mà tranh luận.
Chuyện ăn nhậu ở Việt Nam đã trở thành nét "văn hóa" đặc trưng. Người người đi nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Và chỉ có những chú chó bị nhốt trong chuồng chờ xẻ thịt để phục vụ nhu cầu các "thượng đế" là đau đớn.
Sở dĩ 5 triệu con chó bị thịt mỗi năm là bởi người Việt rất thích ăn thịt chó, họ xem con vật gần gũi, trung thành nhất với mình là món khoái khẩu. Biết bao nhiêu hệ lụy từ việc hàng triệu con chó bị giết. Đội quân "cẩu tặc" hoành hành khắp mọi nẻo đường. Bà con hò hét, đánh hội đồng trộm chó vang trời. Đó là chưa kể nạn buôn lậu chó qua biên giới, mang theo nhiều mầm mống bệnh tật.
Người Việt đã nghèo lại càng nghèo thêm, bao nhiêu tiền bạc làm ra nướng hết vào quán nhậu. Ăn nhiều, chơi nhiều mà ít vận động trí óc.
Chúng ta nên nhìn thẳng vào thực tế, đã đến lúc cần phải thay đổi. Đừng hỏi tại sao Nhật Bản, Đức, Pháp... họ phát triển nhanh như vậy. Là bởi vì tỷ lệ đọc sách của họ thuộc hàng cao nhất thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét