(Bài viết được đăng trong cuốn "Minh chứng lịch sử của tình hữu nghị Trung - Việt" - Nxb Tri thức thế giới, Bắc Kinh, TQ, 2015)
Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi Việt Nam (gọi tắt Trường Nguyễn Văn Trỗi) được thành
lập ngày 15 tháng 10 năm 1965 tại tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam, nhằm tưởng nhớ thanh niên anh
hùng miền Nam Việt Nam - liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Học sinh của trường phần lớn là con cái của các cán
bộ Quân đội, Đảng và Nhà nước, ngoài ra còn có con em các anh hùng liệt sĩ và “các anh hùng nhí” trong
cuộc chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Theo cam kết được kí vào năm 1966 của Chính phủ hai nước
Trung - Việt, trung tuần tháng 12 cùng năm, trường bắt đầu chuyển từ Việt Nam đến Quế Lâm, Quảng Tây,
Trung Quốc sinh hoạt và học tập, đầu tiên học ở trường Trung học nằm tại ngoại ô phía đông thành phố
Quế Lâm. Nhằm đảm bảo công tác tiếp đón và bảo mật, chính quyền thành phố Quế Lâm đã cử đồng chí
Lăng Hán Minh ở Sở Công an đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, phụ trách việc di chuyển của giáo viên và
học sinh, phối hợp nhịp nhàng việc trao đổi qua lại giữa trường Trung Quốc và trường Việt Nam.
Vào năm 1966, “Cách mạng Văn hóa” bùng nổ tại Trung Quốc. Năm đó tôi 17 tuổi, là một học sinh
trung học sắp tốt nghiệp. Cũng như vô vàn học sinh khác trong nước, chúng tôi thành lập đội “Hồng Vệ
Quân”, đến Bắc Kinh tiếp nhận sự kiểm duyệt của Chủ tịch Mao Trạch Đông vĩ đại.
Đầu tháng 12, trên chuyến tàu từ Bắc Kinh trở về Quế Lâm, chúng tôi nghe nói có rất nhiều học sinh
Việt Nam đến học tập tại Quế Lâm. Khi về đến trường, trước mắt tôi có rất nhiều người mặc quân phục
màu xanh, nói thứ ngôn ngữ khác hoàn toàn với chúng tôi. Thầy Lăng Hiệu trưởng trường nhìn thấy tôi
liền nói: “Toàn thể học sinh trường Y Trung, phải tạm thời rời trường, để có phòng học và kí túc xá phục
vụ cho thầy trò Việt Nam; giáo viên của trường và gia đình cũng phải rời đi”. Nhưng lúc này đang vào thời
kì “Cách mạng Văn hóa”, có rất nhiều giáo viên học sinh đang ở rải rác khắp nước, số lượng và thời gian
của giáo viên và học sinh quay lại trường khó mà biết được, bởi vậy nhiều phòng học và kí túc xá đang
có học sinh sử dụng. Lúc bất giờ trường đang trong tình trạng hỗn loạn, việc di chuyển vô cùng khó khăn.
Năm đó tôi vừa là Hồng Vệ binh vừa là đại biểu học sinh mới được bình chọn từ Đại hội Đại biểu các
trường trung học tại Quế Lâm, ít nhiều cũng có ảnh hưởng và uy tín trước học sinh, vì vậy tôi chủ động
giúp Thầy Lăng giải quyết vấn đề này. Vì đại cục, vì chi viện cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân
dân Việt Nam, tôi nhận thức sâu sắc tính quan trọng và cấp thiết của công tác di dời, nên đã huy động và
tổ chức những bạn còn ở trường cùng nhau dọn dẹp phòng học và kí túc xá, chuẩn bị đón tiếp thầy trò Việt
Nam. Cuối tháng 12, đã có rất nhiều giáo viên và nhân viên hậu cần đến trường Y Trung. Mười mấy ngày
liên tiếp, chúng tôi giúp họ kê giường, dời bàn ghế làm việc. Mỗi ngày chúng tôi đều nhận được lời cảm
ơn của một vị lãnh đạo. Ông thường nhắc nhở chúng tôi chú ý nghỉ ngơi, mời chúng tôi đến phòng làm
việc của ông uống trà. Sau này tôi mới biết, vị cán bộ trung niên này chính là lãnh đạo cao nhất của các
trường học Việt Nam: Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh.
Tháng 12 năm 1966, toàn bộ giáo viên và học sinh trường Y Trung, Quế Lâm bắt đầu rời khu Xuyên
Sơn. Ngày 2 tháng 1 năm 1967, giáo viên và học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi lần lượt đến Quế Lâm. Tôi
cùng nhiều thầy cô và học sinh đến đón tiếp tại bến tàu hỏa. Chúng tôi ca vang khúc hát “Giải phóng miền
Nam”, “Nhân dân Trung-Việt chung vai sát cánh” và nhiều ca khúc khác. Khắp trường Y Trung cũng tràn
ngập các khẩu hiệu như “Việt Nam tất thắng, đế quốc Mỹ tất bại”, “Kiên quyết ủng hộ chiến tranh chống
Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam!”. Lúc này dưới chân núi Xuyên Sơn, đâu đâu cũng đều là học sinh
Việt Nam. Họ mặc quân phục màu xanh và còn rất trẻ, hầu như đều ở độ tuổi mười mấy, lớn nhất cũng chỉ
hai sáu hai bảy tuổi. Trẻ trung, hoạt bát nhưng rất có kỷ luật, họ xếp hàng ca vang khúc hát trên đường đến
lớp, đến nơi luyện tập.
Lúc này, việc di dời của giáo viên và học sinh trường Y Trung, Quế Lâm gặp phải nhiều khó khăn. Y
Trung là trường trung học nội trú, học cả ngày đối với học sinh cơ sở và phổ thông. Toàn trường có hơn
2000 giáo viên, học sinh và nhân viên. Cùng một lúc, yêu cầu toàn bộ nhân viên rời trường cũ chuyển đến
trường Sư phạm Thành phố; nhưng địa điểm mới rất nhỏ, không cách nào cùng lúc giải quyết các vấn đề
về phòng học, phòng làm việc, kí túc xá, việc ăn uống cho nhiều người như vậy. Đồng thời lúc này Trung
ương Đảng và Quốc vụ Viện đưa ra thông báo dừng việc liên kết của giáo viên học sinh toàn quốc, thông
báo đi học lại, rất nhiều giáo viên và học sinh khắp cả nước lần lượt quay về trường. Họ nhìn thấy học sinh
Việt Nam ở khắp các phòng học và kí túc xá, cảm thấy rất kì lạ. Rất nhiều học sinh tiếp tục ở lại trong các
nhà kho và phòng thí nghiệm của trường. Ngoài ra, một bộ phận giáo viên và gia đình trường Y Trung vì
không sắp xếp được chỗ ở nên tiếp tục ở lại trường. Được sự cho phép của Hiệu trưởng, tôi cùng thầy Tạ
và một số người nữa dọn vào văn phòng Hiệu trưởng. Giáo viên và học sinh hai nước Trung-Việt đồng thời
sống trong khu Xuyên Sơn, trở thành một sự thật bất đắc dĩ. Thế nhưng vì điều này, giáo viên và học sinh
hai trường có quan hệ vô cùng mật thiết, viết nên câu chuyện tình hữu nghị đẹp đẽ.
Sáng sớm, loa phát thanh của hai trường cùng vang lên, một bên là Đài phát thanh Trung ương Nhân dân
Trung Quốc, một bên là phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Giáo viên và học sinh hai nước cùng nhau
học tập dưới một mái trường, cùng nhau tập luyện thể thao.
Sau khi thầy trò Việt Nam đến, có rất nhiều thầy trò trường Y Trung chủ động kết bạn với họ. Tiền
thân của trường Y Trung là Trung học Quốc lập Hán Dân. Trường được thành lập nhằm tưởng niệm Hồ
Hán Dân tiên sinh, nguyên lão Quốc dân Đảng. Những năm 60 của thế kỷ XX trường là một trong những
trường trọng điểm của thành phố Quế Lâm. Khuôn viên trường thông thoáng, có núi Xuyên Sơn, sông
Li Giang bao quanh. Trong trường có trồng vài trăm loại cây quý, bóng xanh rợp mát. Trường chỉ có một
cổng, ngoài ra không cho xây dựng tường bao quanh. Khuôn viên trường rộng rãi, sân vận động trường
có thể nói là lớn nhất trong các trường trung học ở Quế Lâm. Có đầy đủ văn phòng, phòng học, phòng thí
nghiệm, ký túc xá , thư viện, lễ đường, phòng y tế, vv... cho học sinh, nhân viên. Đây cũng chính là lí do
mà chính phủ Trung Quốc chọn trường làm địa điểm giảng dạy và học tập của trường Nguyễn Văn Trỗi.
Sau khi từ Bắc Kinh trở về, tôi ở lại trường Y Trung, giúp Hiệu trưởng Lăng đón tiếp thầy trò Việt Nam.
Mùa xuân năm 1967, Quế Lâm bùng phát bệnh viêm màng não mô cầu, nhanh chóng lây lan sang học sinh
Việt Nam. Tôi vô cùng lo lắng, không nghĩ đến nguy cơ bị truyền nhiễm cao, liên tiếp mười mấy ngày ôm
từng học sinh Việt Nam bị nhiễm bệnh đưa đến Bệnh viện Nhân dân cấp cứu. Đồng thời giúp phòng y tế
trường Việt Nam làm công tác phòng dịch, khử trùng mũi. Khuyến cáo ai không có liên quan thì không
được ra vào trường Y Trung. Tôi còn cùng Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh đến bệnh viện thăm hỏi học sinh
Việt Nam, tận mắt chứng kiến giám đốc thành phố, ông Phùng Bang Thụy, cũng có mặt tại đây, tổ chức
công tác cấp cứu. Ngoài ra, Phòng Y tế Khu Tự trị Choang, Quảng Tây, còn cử tổ chuyên gia đến trường
Nguyễn Văn Trỗi. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phái đồng chí Trần Thiện cùng nhiều
người khác đến thăm hỏi và động viên. Chính uỷ Bùi và thầy Dương Hiệu trưởng thấy tôi bất chấp nguy
hiểm, tích cực tham gia giúp đỡ, đã nhiều lần cảm ơn và biểu dương. Hai ông còn dặn dò nhân viên trường
Việt Nam: “Sau này chỉ cần đồng chí này có việc đến tìm tôi, thì không cần thông báo, trực tiếp đến gặp tôi
là được.” Điều này khiến cho nhiều thầy trò Việt Nam nghĩ tôi là lãnh đạo cấp cao của trường Y Trung, lại
thấy tôi đeo băng đô của binh Hồng Vệ Quân, nên đặt cho tôi biệt danh là “Cao Tư lệnh”.
Trong trường Y Trung, tôi là người tiếp xúc nhiều nhất, lâu nhất và thân thiết nhất với thầy trò Việt
Nam. Thời gian rảnh họ thường dạy tôi tiếng Việt, tôi giúp họ nâng cao trình độ Hán ngữ. Trong số họ
có cả người học tiếng Nga, giáo viên tiếng Nga của trường Y Trung thường giao lưu tiếng Nga với họ.
Trong khoảng thời gian hơn một năm, tôi đã cùng nhiều giáo viên Việt Nam xây dựng nên tình hữu nghị
thắm thiết. Cho đến nay, tôi vẫn còn nhớ tên của những người bạn ấy: Trần Nguyệt, Vân Hà, Võ Sơn Hô,
Nguyễn Hồng Tuyến, Nguyễn Thị Tâm, Lý Thị Ngân, Hoàng Văn Cần, Dương Kim Liên. Ba cô con gái
của thầy Thịnh Quốc An còn cùng cô Thúy Lan kết nghĩa chị em. Bốn chị em nhà họ Mã (học sinh trường
Y Trung) cùng với Dương Minh và nhiều học sinh Việt Nam khác cũng xây dựng tình bạn tốt đẹp. Còn vô
vàn mối tình bạn hữu giữa thầy trò trường Y Trung và thầy trò Việt Nam. Cho đến nay thầy Thiệu Cảnh
Phúc vẫn còn nhớ như in: chính các bác sĩ quân đội Việt Nam cứu sống vợ và con mình giữa đêm khuya.
Hiện tôi vẫn còn cất giữ kỉ niệm chương Hồ Chí Minh và kỉ niệm chương Nguyễn Văn Trỗi mà họ tặng
cho.
Trong khoảng thời gian trường Nguyễn Văn Trỗi hoạt động tại Quế Lâm, Tổng Tư lệnh Quân đội
nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, Đại diện Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Quảng cùng nhiều cán bộ khác lần lượt
đến thăm hỏi con em mình.
Tôi tận mắt chứng kiến Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh cùng Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị thăm quan
trường, đồng thời còn vẫy tay chào hỏi tôi. Cháu gái của Phó chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, con trai Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, con gái Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, con trai Đại sứ Trần Tử Bình, con gái ông
Hoàng Quốc Việt, con trai Trung tướng Chu Văn Tấn cùng nhiều con em của các lãnh đạo nhà nước, tướng
lĩnh quân đội cấp cao đều từng học tập và sinh sống tại trường Y Trung. Lúc bấy giờ nhằm tuyên truyền
tư tưởng Mao Trạch Đông, sâu sắc thêm tình hữu nghị, tình thầy trò giữa hai nước Trung Việt, tôi cho xây
dựng trạm liên lạc Hồng Vệ Binh tại văn phòng Hiệu trưởng trường Y Trung, dưới sự giúp đỡ của phòng
Ngoại vụ thành phố. Một số lượng lớn các tác phẩm của Mao Chủ tịch được dịch ra tiếng Việt, băng ghi
âm, báo ảnh nhân dân và các tư liệu tuyên truyền được đặt trong trạm liên lạc để phục vụ nhu cầu đọc và
tìm hiểu của thầy trò Việt Nam.
Thế nhưng lúc bấy giờ, Phòng Ngoại vụ thành phố không hề dạy chúng tôi các kiến thức ngoại giao
chuyên môn. Mối quan hệ mật thiết giữa thầy trò trường Y Trung và thầy trò Việt Nam không hề có sự gò
bó của kỉ luật, tất cả đều vô cùng tự nhiên và chân tình. Quốc tế lao động 1/5/1967, tôi liên hệ tổ chức giải
bóng đá, bóng chuyền, và bóng bàn hữu nghị giữa thầy trò của hai nước tại khu Xuyên Sơn.
Đêm trước Quốc khánh Việt Nam, đồng chí Phan Quế Nhật của Tổng bộ Hồng vệ Binh trường Y Trung
nhờ tôi liên hệ với lãnh đạo trường học Việt Nam, gợi ý hai trường Trung - Việt cùng tổ chức liên hoan
văn hóa chúc mừng Quốc khánh. Được sự cho phép của Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh và hiệu trưởng Lăng,
Phòng Ngoại vụ thành phố Quế Lâm và Văn phòng 2/9 cử đồng chí Đường đến tham dự. Buổi liên hoan
văn hóa âm nhạc thể hiện tình bạn chân thành qua những tiết mục đặc sắc, được nhiều người khen ngợi.
Đêm liên hoan kết thúc, Chính uỷ Bùi tổ chức tiếp đón riêng khách Trung Quốc cảm ơn và phát biểu ca
ngợi tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung - Việt.
Năm đó, tình cảm của chúng tôi như anh em ruột thịt. Quan hệ của chúng tôi được xây dựng trên nền
tảng chủ nghĩa quốc tế vô sản, chúng tôi làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Mao, tận tâm tận lực chi viện cho
công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, xem sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân
dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình. Dù cho lúc đó cuộc sống của chúng tôi còn rất khó khăn,
lương thực, thịt, đường, dầu, vải đều phân phối theo số lượng nhất định, nhưng chúng tôi vẫn nghĩ ra trăm
phương nghìn kế đáp ứng nhu cầu đời sống và học tập của thầy và trò Việt Nam tại Quế Lâm. Họ được ăn
ngon hơn chúng tôi, quần áo ấm và mới hơn chúng tôi, mỗi tháng họ đều có tiền tiêu vặt. Trường Nguyễn
Văn Trỗi và trường Y Trung, Quế Lâm từng dùng chung nhà ăn. Khi thấy chúng tôi không được ăn ngon,
ăn no bằng mình, họ cảm thấy vô cùng áy náy. Theo năm tháng, tình bạn của chúng tôi vô cùng khăng khít.
Họ thích gọi tôi bằng biệt danh “Cao Tư lệnh”, thường đến “Trạm liên lạc Hồng Vệ Binh” chơi đùa, ca
hát, đánh ghita, xem sách báo Trung Quốc. Năm đó tôi chỉ mới 18. Các bạn nữ Việt Nam và nhân viên hậu
cần nữ nhìn thấy tôi liền đỏ hết cả mặt; khi gọi tôi là “anh Cao” thì tôi cũng mắc cỡ. Họ thường yêu cầu
tôi hát cho nghe, còn nói “Trung Quốc đối với Việt Nam rất tốt”. Họ rất thích Quế Lâm và thực sự biết ơn
nhân dân Trung Quốc. Tôi thường dẫn các học sinh Việt Nam đi leo núi, hóng mát ở động Phong của núi
Xuyên Sơn, thường cùng nhau đến sông Tiều Đông Giang bơi lội, cùng nhau nhảy xuống sông Li Giang,
cùng nhau leo núi Vòi Voi, cùng nhau đi dạo trung tâm thành phố. Vô vàn những bước chân thanh xuân
của thầy và trò Việt Nam được lưu lại trên từng ngọn núi, từng nhánh sông ở Quế Lâm. Nơi đây đọng lại
trong họ một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ và khó quên.
Tình bạn sâu sắc và quan hệ mật thiết giữa hai trường có được phải nhắc đến công lao bồi dưỡng dìu dắt
cả thầy Hiệu trưởng Lăng Hán Dân và Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh. Hai trường thường tổ chức nhiều hoạt
động thể dục thể thao, giao lưu văn hóa. Trường Y Trung còn mời dàn chiếu bóng đến trường phục vụ thầy
trò Việt Nam các phim như “Đông Phương Hồng”, “Cuộc chiến địa đạo”, “Trung Quốc lần đầu tiên thử
nghiệm thành công bom nguyên tử”... Trường Nguyễn Văn Trỗi cũng chiếu những bộ phim kí sự phản ánh
quá trình đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam, cung cấp băng tư liệu về Nguyễn Văn Trỗi, đồng thời mời
thầy giáo tiếng Trung của trường học Việt Nam phiên dịch và lồng tiếng các phim. Phim được chiếu ba
buổi liên tiếp tại rạp chiếu bóng lớn nhất Quế Lâm nhằm phục vụ tầy trò trường Y Trung, đạt được nhiều
kết quả tốt đẹp. Quan hệ sâu sắc tốt đẹp của hai trường đã tác động đến Văn phòng Ngoại vụ thành phố.
Họ chủ động đề nghị chúng tôi tổ chức buổi liên hoan, đồng thời mời Đoàn ca múa nhạc Quế Lâm tham
gia lễ kỷ niệm 15 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Giữa tháng 9 năm 1967, tôi nhận được thông báo của Văn phòng Ngoại vụ yêu cầu tôi cùng thầy giáo
âm nhạc Trường Nguyễn Văn Trỗi - thầy Nguyễn Hồng Tuyến đến Đoàn ca múa nhạc Quế Lâm dạy cho ca
sĩ diễn viên nổi tiếng Hoàng Uyển Thu dùng tiếng Việt hát ca khúc ca tụng tình hữu nghị Việt Trung “Việt
Nam - Trung Quốc”. Mỗi buổi sáng, tôi cùng thầy Tuyến đạp xe từ công viên chân núi Xuyên Sơn, nụ cười
đã đồng hành cùng chúng tôi trên đường đến nơi ở của ca sĩ Hoàng Uyển Thu. Cô ấy ngồi trên giường, tôi
và thầy Tuyến ngồi trên ghế, liên tiếp hơn một tuần chúng tôi học từng câu từng câu, nhớ từng câu từng
câu, nhép miệng, luyện thanh, học biểu cảm, vậy là tạm học xong ca khúc tiếng Việt này. Năm đó ca sĩ
Hoàng Uyển Thu có tham gia diễn xuất trong bộ phim “Lưu Tam Tỷ”, cô là diễn viên nổi tiếng khắp Trung
Quốc và Đông Nam Á. Cô ấy trẻ đẹp nhưng vô cùng khiêm tốn và rộng mở.
Quốc khánh Trung Quốc ngày 1 tháng 10, khi Hoàng Uyển Thu xuất hiện trên sân khấu của trường biểu
diễn ca khúc “Việt Nam - Trung Quốc”, cả hội trường vỗ tay nhiệt liệt bày tỏ sự khâm phục với sắc đẹp và
giọng ca trữ tình của cô. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi còn tổ chức giải bóng đá hữu nghị tại sân Quế Lâm,
thu hút không ít người dân Quế Lâm đến xem.
Trường Nguyễn Văn Trỗi sống và học tập ở trường Y Trung trong khoảng thời gian từ 12/1966 đến
1/1968. Do Chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng khu trường mới cho Việt Nam, nên từ 1/1968 đến
8/1968 chuyển đến khu Nghiêu Sơn, phía đông bắc ngoại ô thành phố Quế Lâm. Từ 12/1967 họ lần lượt
rời khỏi khu trường Xuyên Sơn, để thầy trò trường Y Trung quay lại học tập. Vì trường mới ở khu Nghiêu
Sơn cách trung tâm thành phố khá xa nên trường Y Trung, Quế Lâm cho phép bộ phận hậu cần của Trường
Nguyễn Văn Trỗi lưu lại trường một thời gian, tiện cho việc chuẩn bị vật tư và trở thành điểm trung
chuyển. Mỗi dịp nghỉ lễ có không ít học sinh Việt Nam về Y Trung, tìm lại bạn cũ, trò chuyện vui đùa.
Tháng 4/1968, tại Y Trung tôi nhận được thư viết tay của Chính uỷ Bùi Khắc Quỳnh. Ông mong thầy trò
Y Trung có thời gian đến địa điểm mới của Trường Nguyễn Văn Trỗi chơi, đồng thời cũng cảm ơn sự giúp
đỡ nhiệt tình của chúng tôi.
Lễ Quốc tế Lao động 1/5/1968, nhận lời mời của Chỉnh uỷ Bùi Khắc Quỳnh, Hiệu trưởng Lăng cùng
một số thầy cô chúng tôi đến thăm địa điểm mới của trường tại Nghiêu Sơn, tham quan kí túc xá, cùng với
họ tiến hành buổi tọa đàm vô cùng thân thiết.
Khoảng thời gian sau năm 1968, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Quảng Tây xảy ra vụ đấu tranh vũ lực
vô cùng thảm khốc, xã hội hỗn loạn. Tôi không muốn mình chìm đắm trong phong trào này, nên đầu tháng
6/1968, tôi về lại quê nhà - Thượng Hải. Tháng 8/1968, trường Nguyễn Văn Trỗi được lệnh rời khỏi Quế
Lâm, lúc chuẩn bị lên đường có cử cán bộ đến tạm biệt Hiệu trưởng Lăng. Tháng 10/1968, khi tôi quay trở
lại Quế Lâm thì họ đã về Việt Nam từ lâu. Tháng 12/1968, toàn quốc phát động phong trào “Lên núi xuống
nương”. Lúc chuẩn bị rời quê hương, tôi sưu tập được hơn 20 bức ảnh chụp chung với thầy trò Trường
Nguyễn Văn Trỗi, cho vào hành lý đem theo người. Gần 40 năm qua mỗi lần giở lại những tấm ảnh nhuốm
màu vàng thời gian này, tôi luôn bồi hồi và xúc động nhớ tới họ và những hoài niệm của quá khứ. Nhiều
năm sau đó, mặc dù quan hệ hai nước Trung - Việt xuất hiện nhiều đám mây đen, nhưng bầu trời vẫn luôn
trong xanh biên biếc.
Mùa xuân năm 2004, giáo sư Đỗ Kiến Tuyên của Đại học Sư phạm Quảng Tây nói với tôi rằng, trong
quyển sách “Sinh ra trong khói lửa” của học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi, có nhắc đến tôi. Hy vọng tôi
có thể cùng ông ấy đến thăm Việt Nam. Tháng 1/2005, lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Việt Nam, tự
nhiên tôi có một cảm giác vô cùng thân thiết. Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn… chúng tôi được học sinh
trường Nguyễn Văn Trỗi đón tiếp nồng hậu. Họ nhận ra tôi chính là “Cao Tư lệnh” của năm nào. Tôi vô
cùng cảm động và những giọt nước mắt dâng trào. Trước khi lên đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến
Vũng Tàu, anh Trần Kiến Quốc, học sinh khóa V của trường, giúp chúng tôi kết nối điện thoại với Chính
uỷ Bùi Khắc Quỳnh tại Hà Nội. Lúc nghe thấy giọng nói quen thuộc của vị Chính uỷ năm xưa, tôi hỏi thăm
ông và vô cùng phấn khích nói với ông rằng, tôi đã thực hiện ước nguyện của ông năm nào - sau ngày Việt
Nam thống nhất ông muốn mời tôi đến thăm Việt Nam, đi từ Bắc vào Nam, thăm mảnh đất mà nhiều đời
nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do đã phấn đấu và hy sinh như thế nào. Vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn
Trỗi - bà Phan Thị Quyên, vô cùng thân thiết đón chúng tôi tại nhà riêng.
Những năm gần đây, tôi đến Việt Nam đã 4 lần, từng tham gia lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Trường
Nguyễn Văn Trỗi, cùng với các lão binh chi viện cho kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam của Quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc đi qua 8 thành phố của Việt Nam. Chúng tôi vô cùng cảm động trước tình
cảm nồng hậu mà nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Trung Hoa.
Tháng 5/2010, lễ Khánh thành nhà Kỷ niệm các Trường học Việt Nam được tổ chức tại Dại học Sư phạm
Quảng Tây. Học trò của trường Nguyễn Văn Trỗi ngày nào, giờ là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,
trong lễ khánh thành có cùng tôi chụp ảnh lưu niệm. Và ông nói một cách thân mật: “Anh là Cao Tư lệnh,
đúng không? Kiến Quốc và bạn bè Trường Nguyễn Văn Trỗi thường hay nhắc đến anh đấy”.
Bạn bè Việt Nam khi đến Quế Lâm cũng nhiều lần đến thăm bố mẹ tôi. Tình cảm chân thành của họ
làm tôi không thể nào quên.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015
TÔI VỚI TRƯỜNG NGUYỄN VĂN TRỖI (CAO CẨM QUỲ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Cao Cẩm Quỳ ,một người bạn Trung Quốc rất yêu quý các bạn Việt Nam,rất trân trọng tình cảm của các bạn Việt Nam,bantroi giành cho anh. Mong anh luôn mạnh khỏe,tình yên Việt nam luôn sống trong trái tim anh.
Đăng nhận xét