Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga (tiếp)


Chỉ một tuần sau ngày nhận lời, 6 - 11 - 2013 – tròn 2 năm trước buổi lễ ra mắt long trọng tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào ngày 6 - 11 – 2015 ! – tôi “nộp quyển” cho Dự án 38 câu Kiều tiếng Nga, ba ngày sau thêm 100 câu, và hai chục ngày tiếp theo – ngót bốn trăm câu nữa, tổng cộng 528 câu gửi qua mail ngày 28 - 11 - 2013 cho “đội Nàng Kiều” xin góp ý – như tôi gọi đùa tập thể mê Kiều của chúng tôi. 
Chính tôi cũng không ngờ cô Kiều tài hoa mà bạc mệnh “hút hồn” tôi đến thếTôi không phải “nhà Kiều học”, nhưng cứ như có duyên tiền định với nàng KiềuCha tôi thời làm Chủ nhiệm báo Thanh Nghị là người đầu tiên in loạt bài khảo cứu quan trọng của học giả Hoàng Xuân Hãn - “Nguồn gốc văn Kiều” trên 3 số tạp chí liền trong năm 1943. 


Đến lượt tôikhi nghiên cứu thơ văn của cụ tổ 5 đời là tiến sĩ Vũ Tông Phantôi đã phát hiện rằngbài thơ của tiến sĩ triều Lê Phạm Qúy Thích mà nhiều thế hệ Kiều học gán cho cái tên Tổng vịnh Kiều rồi sáng tác” ra cái thuyết Nguyễn Du viết xong Kiềutự đem đến xin cụ Nghè Lập Trai nhuận sắcCụ bèn sửa đôi câu rồi thân đem đến phố Hàng gai khắc in v.v… và v.v…, thực ra nhan đ là Thính Đoạn trường tân thanh hữu cảmTôi “tặng” phát hiện này cho anh bạn là nhà Kiều học PGS Đào Thái Tôn, được anh đưa vào công trình của mìnhnghiêm chỉnh nhắc danh tính của tôichứ không “đạo” làm phát hiện của anhdo đó mà tên tôi bỗng xuất hiện đôi lần trong các hội thảo (kể cả quốc tế!) về Nguyễn Du và Truyện Kiều… 

Tìm thấy trong di cảo thơ văn của cụ tổ họ Vũ bài thơ Đường luật bằng chữ Hán thấm đậm thương cảm với thân phận nàng Kiều – Quan tiểu thuyết Vương Thúy Kiều chuyện ngẫu hứng, tôi chuyển một mạch sang tiếng Việt bằng lục bát – thể thơ Việt trữ tình nhất:
Bên tình bên hiếu nghiệt oan,
Vì cha tính kế hại tàn sắc hương.
Ba thu điếm khách dễ vương,
Cửa Thiền một tối tựa nương khó là!
Mong vui tóc bạc mẹ cha,
Phận hồng dang dở sao đà buông xuôi.
Lòng này lụy kiếp hoa trôi,
Mà băn khoăn hỏi ngày hồi cố hương?

Xin trở lại với việc dịch Kiều. Sau 1000 câu đầu tiên, tôi chững lại, chờ các nhận xét và đóng góp ý kiến của nhà thơ kiêm tiến sĩ ngữ văn Nga Nguyễn Huy Hoàng và dịch giả văn học Nga Đoàn Tử Huyến. Hai anh cũng là đồng hương Hà Tĩnh với cụ Tiên Điền, lại cảm nhận sâu sắc truyện Kiều, cũng thông thạo tiếng Nga nên có nhiều nhận xét chi tiết và xác đáng, giúp tôi khắc phục những ngộ nhận, sai lệch so với nguyên tác. Tuy nhiên, chữa câu dịch sang tiếng Nga thế nào thì hoàn toàn do tôi thực hiện, vì nếu sửa được văn tiếng Nga của tôi thì hai vị ấy dịch luôn cho rồi!
Nhân đây xin nói ở ta hiện nay người ta lạm dụng từ “hiệu đính”, khiến từng xảy ra kiện cáo, ví dụ vụ lùm xùm xung quanh tuyển tập thơ văn của cụ Đào Tấn. Đã có lần nhà Hán Nôm học lão thành Vũ Tuân Sán phải lên tiếng về vấn đề này. Từ Hán - Việt “hiệu đính” có nghĩa là chữa lại cho đúng. Nhận xét, góp ý với bản dịch, phát hiện sai sót xa nguyên tác mà không đề xuất được phương án chữa cho đúng thì chỉ là “biên tập”. Như vậy trong trường hợp bản dịch của tôi thì chỉ người Nga, mà là người Nga có trình độ học thuật, mới hiệu đính được: mình không phải người Nga, làm sao đảm bảo được câu dịch có cách hành văn Nga trăm phần trăm. Chính vì lí do đó, tôi chỉ yên tâm khi trong bản Kế hoạch thực hiện, do chính người khởi xướng và tổ chức gửi ngày 15 -  11 - 2013 cho tất cả những người tham gia Dự án, có ghi rõ: “Hai học giả Nga sẽ đảm nhiệm phần hiệu đính dưới sự giám định của tiến sĩ A. Sokolov”. “Hai học giả Nga” là ai, danh tính và chuyên môn thế nào – đến nay tôi vẫn không được biết. Nhưng anh Anatoli Sokolov thì tôi biết khá rõ, thậm chí từng viết lời giới thiệu cho công trình của anh “Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam”. Tiến sĩ ngữ văn Anatoli Sokolov là nhà Việt Nam học, thông thạo tiếng Việt, đồng tác giả (với I.Glebova) quyển Từ điển Nga - Việt mà chắc chắn những người Việt học tiếng Nga từng nhiều lần lật giở. Được anh chủ trì hiệu đính thì yên tâm rồi. Các đồng nghiệp người Nga đã làm việc rất nghiêm túc gần một tháng trời, sửa “нелицеприатно!” (“không nể mặt”), như tôi yêu cầu trong mail gửi Anatoli.
Ngày 11 - 12 tôi nhận được mail của Anatoli kèm theo 528 câu Kiều đã hiệu đính tỉ mỉ (thay thế từ ngữ, đảo ngữ cú, diễn đạt lại…, bôi đỏ để tôi dễ nhận biết), với đôi lời khen động viên đầu tiên, nguyên văn: “Я хочу отметить высокий профессиональный уровень Вашего переводаВы стараетесь не только точно передать смысл фраз, но и передать стиль произведения. Ваш перевод по всем параметрам очень близок вьетнамскому оригиналу”. (Tôi muốn nêu rõ trình đ chuyên nghiệp cao trong bản dịch của anhAnh không chỉ đã cố gắng chuyển đạt chính xác ý nghĩa của các câumà còn cả văn phong của tác phẩmBản dịch của anh về mọi tiêu chí rất gần với nguyên tác).
Bám theo bản hiệu đính của các học giả Nga và căn cứ những nhận xét góp ý xác đáng của hai anh Hoàng và Huyến (nhưng không phải tất cảnhiều nhận xét là theo cảm nhận chủ quan của Hoàng và Huyếntôi đã phản bác và giữ nguyên cách hiểu và dịch của mình), tôi chỉnh sửa cẩn thậnbôi màu xanh lam đ mọi người có thể soát lạinhiều chỗ đ chữa đượctôi phải tham khảo thêm các bản dịch tiếng Pháp của cụ Nguyễn Khắc Viện và tiếng Trung của GS Hoàng Dật CầuVề phần dịch và văn Nga thế là ổnnhưng tôi muốn thử xem bạn đọc người Nga khách quan (tức không phải người có nhiệm vụ “soi mói” hiệu đínhtiếp nhận tác phẩm qua bản dịch của tôi ra saoTôi gửi cho bà TS Nadezda Mikhailovna Vorobievachuyên gia về tiếng Nga  Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nộitrích đoạn Kiều dịch bằng thơ của dịch giả nổi tiếng Arkadi Shteinberg và 2 đoạn tôi đã dịch và chỉnh sửa “Весенняя прогулка” và “Забытая могилка” (đầu đ do tôi đặt), vài ngày sau gửi tiếp đoạn nữa - “Пророческий сон”. Và đây là cảm tưởng của bà phát biểu trong mail gửi tôi ngày 24 - 11 - 2013:
“Дорогой Кхой! Большое спасибо Вам за духовное наслаждение! По-другому это и не навовёшь. Отрывки из этой поэмы стали украшением конца семидневной рабочей недели... Мне понравился перевод А.Штейнберга, но Ваш перевод всё-таки даёт более полную картину: образ Киеу – совсем друной (eё талант и т.д...) Не сочтите за лесть: Ваш перевод тронул меня более. Ждём продолжения.” (Anh Khôi thân mếnRất cám ơn anh về món quà cho thưởng thức tinh thầnKhông thể nói khác về điều này đượcHai trích đoạn trong trường ca ấy đã làm đẹp ngày kết thúc một tuần làm việc… Tôi thích bản dịch của của AShteinbergnhưng bản dịch của anh dẫu sao cũng cho một bức tranh đầy đ hơnhình ảnh nàng Kiều khác hẳn (tài năng của nàng v.v…) Anh đừng cho là tôi nịnh nhé: bản dịch của anh làm tôi xúc động hơnTôi chờ đọc tiếp.)
Cám ơn bà Nadezda VorobievaCảm nhận của bà giúp tôi vững tin hẳn là mình đ tầm chuyển tới bạn đọc Nga áng văn bất hủ của thiên tài Nguyễn DuVà tôi ngồi lì suốt ngàycó khi cả đêm đ dịch nháp rồi chế bản vi tính gửi đi cho anh Hoàng  Moskva và anh Huyến  Hà Nội đ hai anh nhận xét góp ý, rồi chuyển lại cho tôi chữasau đó mới chuyển cho các học giả Nga hiệu đính về tiếng Ngalại chuyển lại cho tôi chữacuối cùng mới gửi bản dịch văn xuôi của tôi cho nhà thơ Vasili Popov chuyển sang thơ.



Không có nhận xét nào: