Bác sĩ Bernardo Majalca, một chuyên gia về dinh dưỡng từng phân tích rằng cơ thể con người chiếm 70% trọng lượng là dịch lỏng chứa các nguyên tố Hydro dạng axit và dạng kiềm. Vai trò của cả hai chất này (kiềm và axit) đều quan trọng cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể con người.
Axit và kiềm trong cơ thể được tạo ra từ thực phẩm ăn uống và phản ứng nội sinh trong cơ thể. Nguyên tố tạo kiềm di chuyển trong máu, còn nguyên tố tạo axit di chuyển lên não.
Axit và kiềm có đặc tính trái ngược nhau như âm dương. Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là cân bằng giữa 2 yếu tố này. Tuy nhiên thừa axít hay thừa kiềm đều dẫn đến mất cân bằng cho cơ thể. Trên thực tế, thực phẩm tạo axit (bánh ngọt, chè, kem, … ) luôn hấp dẫn hơn so với đồ ăn tạo kiềm (các loại rau xanh).
Độ pH của nước bằng 7, là độ pH trung tính;
pH > 7, chất đó gọi là kiềm;
pH < 7. chất đó gọi là axit.
Dịch dạ dày (axit), dịch mật (kiềm), dịch nước bọt (kiềm ) … được tiết ra để trung hòa thức ăn có tính kiềm hay axit, giữ cho máu luôn ở mức ổn định pH= 7,4. Khi chức năng của dạ dày, mật, nước bọt … bị rối loạn chức năng hoặc giảm dần khi có tuổi, thì axít và kiềm mất cân đối trong cơ thể cũng là nguyên nhân sinh bệnh.
Bình thường pH máu có ở mức 7.365, hơi kiềm một chút.
Nếu độ pH trong máu rơi xuống quá mức 6.95, tức là trong máu quá ít oxy, tim sẽ đập chậm dần lại, tiến tới ngừng đập.
Nếu độ pH trong máu tăng quá mức 7.7 thì sẽ gây ra hiện tượng co giật cơ bắp, tim sẽ bị co thắt dẫn đến ngừng đập.
Vì thế chúng ta cần hiểu cơ thể của mình đề kiểm soát việc ăn uống sao cho cân bằng.
Thực phẩm nào Axit, thực phẩm nào Kiềm
Nhóm thức ăn tạo axit gồm các chất béo, chất đạm, đường… là những thành phần chính tạo nên năng lượng. Chất béo tốt là dầu cá omega 3-6-9, dầu đậu nành, dầu ôliu, dầu gấc, dầu cám gạo, dầu mè. Chất đường tốt là mật ong, vị ngọt an toàn là cỏ ngọt. Đó là nguồn thực phẩm tự nhiên an toàn…
Tuy nhiên hầu hết thực phẩm đã biến chất vì bị cho thêm nhiều loại hóa chất như: chất phụ gia bảo quản, hương liệu chất tạo mùi, phẩm màu, đường hóa học, chất làm đông, chất ổn định, chất làm xốp, chất làm nở, chất làm dẻo, chất làm dai… với rất nhiều chủng loại phong phú không thể kể hết 3.000 loại hóa chất đã đưa vào thực phẩm cho chúng ta ăn uống.
Vì thế, người khôn ngoan cần giảm tối thiểu sử dụng đường, bánh kẹo, thuốc tây, mì ăn liền, đồ hộp, chai nước ngọt, thức ăn chế biến công nghiệp, thuốc lá, rượu… cũng như tránh căng thẳng, làm việc quá độ làm yếu thận, yếu gan, yếu hô hấp cuối cùng là làm tăng tăng axit máu.
Rong tảo biển, hoa quả tươi, các loại hạt, đậu và hầu hết các loại rau tươi tuy là thực phẩm chứa axit cũng được xem là thực phẩm kiềm tốt. vì khi ăn vào làm trung hòa axit dư thừa tạo chất kiềm.
Thảo dược được kể là loại có kiềm tính cao gồm có: giảo cổ lam, táo mèo, atiso, củ sâm, linh chi, củ gừng, bột sắn dây, mơ, táo… Khoáng chất tạo kiềm: Can xi, Kali, Natri, Magiê, Sắt….
Các loại Vitamin trong rau củ quả tươi giúp ích quá trình cân bằng axit và kiềm cân bằng pH máu. Nếu uống vitamin hóa chất thừa cũng bất lợi. Tốt nhất là sử dụng vitamin bằng thực phẩm.
Chúc bạn tìm được hướng tự chăm sóc sức khỏe phù hợp cho mình.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét