Cách
nay ngót thế kỷ, chính xác là 94 năm, và trước Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch
Hồ Chí Minh 32 năm, đã có một Tuyên ngôn tự chủ Văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngày 22 - 7 - 1922, đứng trước Ban khoa học Luân lý và Chính trị của Viện Hàn
lâm “mẫu quốc” Đại Pháp, một thanh niên nước Việt Nam còn trong vòng nô lệ, cố
ý mặc quốc phục áo the đen và đóng khăn xếp, dõng dạc tuyên bố với các quan Hàn
lâm Đại Pháp bằng thứ tiếng Pháp lưu loát và trang nhã: “Dân nước Nam không thể coi là tờ giấy trắng mà là một cuốn sách cổ kín
đặc những hàng chữ viết bằng thứ mực không phai và không thể tẩy xóa trải qua
bao thế kỷ… Cuốn sách cổ ấy, chỉ có thể đóng lại theo kiểu mới, trình bày hợp
thời mới hơn, chứ đừng hòng đem một thứ chữ xa lạ viết đè lên những dòng chữ từ
ngàn xưa”.
Người
thanh niên đó là ký giả Phạm Quỳnh
(1893 - 1945).
Thủ
khoa 15 tuổi lập tức được nhận vào làm chân phụ tá ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, cơ
quan sưu tầm, khảo cứu khoa học hàng đầu của đế quốc pháp ở Viễn Đông, có cả một
kho tàng thư tịch. Vừa làm chức phận thủ thư và thông ngôn, Phạm Quỳnh vừa tận
dụng điều kiện thuận lợi và tranh thủ thời gian quyết chí TỰ HỌC bằng cách miệt
mài trau giồi vốn Pháp ngữ và khắc phục bằng được sự “tối dạ” Hán tự, “ngốn”
sách cổ kim đông tây về triết học, sử học, văn học, khoa học tự nhiên…đến quên
ăn, quên cả về nhà! Kết quả là chỉ 5 năm sau, trang thanh niên 20 tuổi đã trở
thành một học giả có kiến văn sâu rộng về văn minh phương Tây và văn hóa phương
Đông, từ năm 1913 bắt đầu dịch từ
Pháp văn, Hán văn và viết những bài khảo cứu sắc sảo trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh,
đồng môn năm xưa ở Trường Thông ngôn.
Sự
xuất sắc của Phạm Quỳnh lập tức lọt mắt xanh của Giám đốc vụ Chính trị kiêm
Thanh tra mật thám ở phủ Toàn quyền Đông Dương Louis Marty.
Bối
cảnh lịch sử-xã hội bấy giờ, ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành tư tưởng và nhân
cách của trang thanh niên dòng dõi Nho học họ Phạm, có những đặc điểm cơ bản
như sau.
Năm 1913, cùng với cái chết của thủ lĩnh Hoàng Hoa
Thám đã bặt tiếng súng cuối cùng của cuộc
kháng Pháp dòng dã 21 năm trên núi rừng Yên Thế. Ba năm sau, năm 1916, vụ bạo động
chống Pháp của vua Duy Tân cùng Việt Nam Quang Phục hội sớm bị lộ nên thất bại,
ông vua yêu nước 16 tuổi bị đày ra đảo Réunion giữa Ấn Độ Dương. Tiếp đến, cuộc
binh biến của binh lính Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của chấp hành viên Quang Phục
hội Lương Ngọc Quyến (con trai thứ của thục trưởng Đông Kinh nghĩa thục Lương
Văn Can) và viên đội lính Khố xanh Trịnh Văn Cấn bị dập tắt. Phong trào đấu tranh vũ trang chống
thực dân Pháp tạm lắng xuống cho đến cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng
của Nguyễn Thái Học lãnh đạo, nổ ra ở Yên Bái năm 1930.(Còn tiếp)
1 nhận xét:
TÂM SỰ CỦA ANH VŨ THẾ KHÔI - NGƯỜI NGHIÊN CỨU VỀ CỤ PHẠM QUỲNH
Các bạn TSQ thân mến!
Như các bạn biết, tôi đã hoàn thành tâm nguyện đưa kiệt tác của cụ Nguyễn Du đến với độc giả Nga. Bây giờ trở lại với nghiên cứu giáo dục, và bài đầu tiên là về cụ Phạm Quỳnh, theo lời dặn của cha tôi.
...
Năm 1998, nhân kỷ niệm 60 năm Hội Truyền bá Quốc ngữ (TBQN) do Hội Khoa học lịch sử VN tổ chức tại hội trường Viên Bảo tàng Lịch sử VN, trước cử tọa có cả tướng Giáp, cụ Vũ Đình Hòe (thân phụ anh Vũ Thế Khôi - BT) đã đọc một tham luận về Nguồn gốc của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ. Không biết các bạn thì thế nào, chứ tôi trước đó vẫn nghĩ rằng TBQN là sáng kiến của Đảng CS, Hội TBQN do Đảng ta lập ra. Hóa ra, theo tham luận của cụ Hòe, công cuộc quan trọng này bắt đầu là Đông kinh Nghĩa thục (ĐKNT) và các nhà Nho Duy tân, không hề đứt đoạn sau khi ĐKNT bị đóng cửa, mà vẫn được các tổ chức xã hội tiếp tục, trong đó hoạt động mạnh nhất là Hội Trí tri do ký giả-học giả Phạm Quỳnh đứng đầu.
Phát biểu ở hội trường: đề nghị ghi công cho "cụ Thượng này và ông Vua tân thời này (Bảo Đại), về nhà cụ Hòe nói với tôi: "Nhờ cụ Thượng Phạm đấu tranh cho cấp tiểu học dạy bằng tiếng Việt mà thế hệ "Tây học" chúng tôi không mất gốc", rồi cụ kể cho tôi nghe về cái chết bi thảm của Cụ Phạm cùng sự mất tích bí ẩn của con rể của Cụ là ông Tôn Thất Bình, bị CA VM bắt ngay sau CM Tháng 8 ở Hà Nội, mặc dù ông đã bao phen che chắn cho các ông Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Đang dạy ở tư thục Thăng Long để hoạt động bí mật.
Cụ cũng nói lại những chi tiết "được nghe" từ các ông Hoàng Hữu Nam (thứ trưởng bộ Nội vụ), Vũ Đình Huỳnh (Bí thư riêng của Bác Hồ) về phản ứng của Bác Hồ trước tin đột ngột về cái chết oan khuất của cụ Pham Quỳnh. Cuối cùng cha tôi dặn: "Hôm nay, tại hội trường, tôi chỉ nói được thế thôi, gọi là đánh động. Tình hình sẽ ngày một "thoáng" hơn, cậu nên viết lại tất cả chuyện này, khi có cơ hội. Hơn nữa, trong Hồi ký tôi đã nhắc cụ Phạm có họ với ta đấy: bản tộc phả do cụ Đốc Thành viết cho biết bà nội của cụ Phạm là con gái cụ Chiêu Tư, tức cháu nội cụ Nghè Phan ta. Như vậy ông Phạm Tuyên không chỉ là Đại đội trưởng và thày dạy cậu mà là hàng chú họ đấy".
Cơ hội viết về công lao của cụ Thượng họ Phạm với công cuộc khai dân trí, với sự nghiệp giáo dục để cả một thế hệ học trường Tây mà không mất gốc, không theo Tây, lại theo Nguyễn Ái Quốc và nhờ đó trở thành "Thế hệ vàng" - đã đến với tôi, sau khi xuất hiện một sô công trình viết về nhà văn hóa Phạm Quỳnh, được xuất bản chính thức tại các NXB nhà nước (như Công an Nhân dân, Thanh niên...). Chắc các bạn cũng hiểu: tôi không thể dẫn lời kể của một nhân chứng VĐH "chống Đảng"!
Tôi đã in bài viết ra và ký tặng "anh Phạm Tuyên" (như bọn TSQ chúng ta thường gọi trìu mến các thày cô đã dạy chúng ta là "anh, chị"), Đại đội trưởng TSQ. Bây giờ gửi tặng tất cả các bạn.
Đăng nhận xét