Giữa tuần thấy áy náy thế nào, thăm chị Liễu vợ anh Ba Hưng rồi là tat qua chú. Vũ Anh nói: "Em gái Thạch Cầm chu đáo lắm, kiểm tra kĩ, xếp phòng ưu tiên nhưng em không hiểu sao vẫn còn mệt. Chắc phải qua cái tuổi 63 mới ổn!". (Chú sinh 1955 mà nay mới 2016).
Ngày Hà Cối bận việc, bàn giao BLLk7 cho chú. Chú bảo, có việc gì cần, anh cứ a-lô là em ủng hộ. Chú là con người của hành động, nói là làm, anh em rất ủng hộ.
Giữa 2 gia đình, sau này khớp nối tư liệu của cha tôi để lại và hồi kí của chú mới biết, cuối 1944, cha tôi bị bắt trên đường sang Thái Bình. Sau đó, cụ bị đánh thương tích và phải đưa ra nhà thương Phủ Lý điều trị.
Ngày Hà Cối bận việc, bàn giao BLLk7 cho chú. Chú bảo, có việc gì cần, anh cứ a-lô là em ủng hộ. Chú là con người của hành động, nói là làm, anh em rất ủng hộ.
Giữa 2 gia đình, sau này khớp nối tư liệu của cha tôi để lại và hồi kí của chú mới biết, cuối 1944, cha tôi bị bắt trên đường sang Thái Bình. Sau đó, cụ bị đánh thương tích và phải đưa ra nhà thương Phủ Lý điều trị.
Chú Vũ Lăng ngày đó là học sinh HN, giạt về Phủ Lý làm y tá. Chú được tổ chức báo vụ này và đúng ca trực đã bỏ đi chơi tennis để cha tôi có cơ hội bẻ gãy song sắt cửa sổ, trốn ra ngoài. Song cụ bị bắt lại vì bị lộ rồi đưa về Ninh Bình rồi về Hỏa Lò. Sau đó, chú Vũ Lăng cũng phải bỏ trốn, đi hoạt động chuyên nghiệp.
Sau 2/9/1945, chú vào nhập học tại Trường Quân chính VN mà cụ Trương Văn Lĩnh và cha tôi là cán bộ chỉ huy. Nhận ngay ra chú, cha tôi cho chú nhập học thẳng, cùng lớp các chú Trần Văn Giang, Trần Văn Nghiêm... Sau đó, chú chỉ huy chi đội Nam Tiến (tương đương trung đoàn) chi viện cho Nam Bô cùng cụ Huỳnh Tấn Phát.
Mặt trận Nam Bộ thất thủ, cuối 1945, chú trở ra Bắc. Gặp cha tôi, chú được mời về làm cán bộ khung cho Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, sắp khai giảng vào 26/5/1946. Nhưng chú muốn xin đi đơn vị chiến đấu nên đã về bảo vệ Bắc Bộ Phủ tới 19/12/1946...
Nghe Vũ Anh kể lại, chú luôn tự hào lớp học trò của cha tôi sau này đều là những tướng lĩnh tài ba của QĐNDVN.
Khi anh em tôi đứng ra thành lập BLL Lục quân Trần Quốc Tuấn phía Nam, để tri ân thế hệ đi trước thì Vũ Anh ủng hộ ngay và tham dự các buổi họp mặt truyền thống.
Gần 30/4 năm nay, Vũ Anh tâm sự, vừa viết lại bài "Ai là tác giả của cái tên Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975", để khẳng định sự thật lịch sử.
Hôm Trần Việt Trung em tôi vào SG. Hùng Nhân mời rượu ở Vườn Dừa có cả Vũ Anh. Trung nhận ra anh Vũ Anh là huynh đệ Vĩnh Xuân và là học trò của bác Quý (cùng anh Thược, Bê) từ đầu những năm 70. Trung nhờ Nghị chuyển tặng Vũ Anh cuốn "Quyền Sư", chưa kịp nhận thì Vũ Anh đã đi rồi!
Nhớ thương chú nhiều! Thôi, đi trước, phù hộ cho mẹ, vợ con, bạn bè đồng đội nhé!
1 nhận xét:
Thế là một người anh đã ra đi ...
Đăng nhận xét