Tôi biết nhiều về Vũ Anh từ
ngày em vui vẻ nhận chức Trưởng ban Liên lạc Khóa 7 trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi.
Tôi nhớ: Nhận bàn giao cái ghế đầy quyền lực từ em Hữu Hà, Vũ Anh thể hiện tính
cách của mình ngay lập tức: “Tụi bay tin tao thì phải nghe lệnh đây: Muốn hoạt
động thiết thực thì phải có tình và có tiền (…). OK không?”. Cả hội ồ lên: “OK!
Có ngay”. Một chiếc nón mềm lật ngửa, tiền bay rào rào. Ai “OK” nhưng chậm chạp
hoặc “Đại gia” mà bỏ tiền hơi ít, là không được. Ai kêu không mang tiền, Anh
ứng liền (và dĩ nhiên sau đó thu lại sòng phẳng). Bữa liên hoan vui như tết. Và
rồi từ đó, quả thật Khóa 7 phát huy truyền thống, là một trong những đơn vị “nói
được-làm được”. Tình đồng môn ngày càng bền chặt.
Việc làm nổi bật của Khóa 7 là chăm lo “Hậu phương” của các đồng môn gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được dự nhiều cuộc bàn bạc của các em về lĩnh vực này. Ví dụ: các em lo cho hai cháu gái, con em Phạm Tập Thanh. Tập Thanh mất, để lại một mẹ già ốm đau, hai cháu còn nhỏ, làm sao gia đình vượt qua được hoàn cảnh ngặt nghèo? Nhất là, làm sao hai cháu vẫn đến trường? Tôi đã chứng kiến Vũ Anh và các em đến trao sổ tiết kiệm cho hai cháu trong sự xúc động của bà cụ cùng vợ em Thanh và hai cháu.
Việc làm nổi bật của Khóa 7 là chăm lo “Hậu phương” của các đồng môn gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được dự nhiều cuộc bàn bạc của các em về lĩnh vực này. Ví dụ: các em lo cho hai cháu gái, con em Phạm Tập Thanh. Tập Thanh mất, để lại một mẹ già ốm đau, hai cháu còn nhỏ, làm sao gia đình vượt qua được hoàn cảnh ngặt nghèo? Nhất là, làm sao hai cháu vẫn đến trường? Tôi đã chứng kiến Vũ Anh và các em đến trao sổ tiết kiệm cho hai cháu trong sự xúc động của bà cụ cùng vợ em Thanh và hai cháu.
Cùng Vũ Anh và các em khóa 7 trong Hội trường 50 năm tâi Cung VHHN Việt - Xô HN. |
Thực ra hồi ở trường Trỗi,
tôi ít biết về cậu học sinh Vũ Anh, bởi anh ở đại đội khác, học văn thày Hòa và
cô Nhâm. Từ ngày làm Trưởng ban Liên lạc Khóa 7, Anh cùng Hoài Nam, Hồng Minh,
Bình “Tổng”, Phan Long …thường ghé thăm tôi. Tôi hay bị té xe và mắc bệnh gout nên đau, ốm bất kỳ. Cái bệnh ứ đọng
axit urich quái quỉ này, bệnh như giả
vờ mà đau như chó cắn, dùi đâm, khổ lắm. Tờ giấy rơi trúng cũng đau tận óc. Mỗi
lần như thế, nhận được mail của Hoài
Nam hay Long “giun” là các em đến ngay. Có lần tôi phải chống gậy cả tuần, Anh
đến mang theo thuốc quí và…chai rượu: “Miếng cao này, thày dùng dần, không được
cho ai đấy. Rượu cũng vậy, rất hiếm; trước khi đi ngủ, thày uống một li nhỏ
thôi. Bạn đến, thân mấy cũng không được mang ra nhậu”. Để chắc ăn, Anh còn dặn
bà xã nhà tôi nhớ quản lí, tránh tôi vui bạn vui bè, mang ra khoe rồi giải tán.
Bà xã tôi: “Anh yên tâm, nhậu đã có thùng rượu em Nam cho rồi, rất đông và rất sang”.
Tôi ôm chân đau, nhìn các em thể hiện lòng yêu mến mà cảm động. Những lần như
thế có khi xong việc thăm hỏi các em đi ngay, cũng có khi ngồi lại chuyện kỷ
niệm ở trường, chuyện nhân tình thế thái… cả buổi. Vũ Anh dáng cao to, miệng
rộng, có bộ râu quai nón rất “Tướng” mà tôi ưa thích. Nhiều lần cụng li không
ngừng không nghỉ và chuyện nở như bắp rang, tôi phát hiện ra anh chàng có tướng
quân sự này có trái tim vô cùng nhậy cảm. Ngày còn tại chức, tôi đã vài lần làm
việc với cụ Vũ Lăng, nên có chiều sâu hiểu biết để suy ngẫm những điều Vũ Anh
tâm sự…
Giáp tết năm Nhâm Thìn (2012),
tôi nói với Vũ Anh và Hoài Nam: “Sau tết, thày muốn mời các em Khóa 7 đến chơi”.
Vũ Anh nói luôn: “Em thay mặt tụi Khóa 7 cảm ơn thày. Thày cô không phải chuẩn
bị gì hết, kể cả bia, rượu, nước ngọt. Đủ cả Khóa 7 thì khó, nhưng sẽ là đại diện, có trai
có gái, khoảng hai chục là vừa. Ngày giờ cụ thể, em sẽ điện cho thày”.
Chiều ngày 4 tháng Giêng Âm
lịch, bà xã chuẩn bị thêm một ít “cây nhà lá vườn” còn thì các em chở đến, kể
cả bát đĩa giấy, ăn xong vứt. Sĩ số ngót 20 em, con gái có Hoàn Chinh và Thu
Hồng. Các em không chỉ sống lại thời “Trỗi” mà còn sống lại thời …Mẫu giáo! Chanh
nhau ngồi cạnh “Mì chính cánh”. Quốc Trung, con trai lớn của tôi, ngồi ngoài
đường trông xe nhưng mắt dán vào các học trò của bố, vừa ngạc nhiên vừa thích
thú. Đời tôi, do công việc, tiệc tùng không ít, nhưng bữa cơm Tết năm Nhâm Thìn
ấy là bữa liên hoan trọn vẹn nhất mà tôi không bao giờ quên. Vợ con tôi cũng
nhắc lại hoài.
Năm 2015, Trường ta tổ chức
kỉ niệm 50 năm thành lập, tôi mới xuống xe thì Vũ Anh cùng mấy em đã có mặt.
Thày trò gặp nhau tại Hà Nội, thật là cuộc vui hiếm có. Tôi được Ban Liên lạc
trường phân công tiếp các bạn Trung Quốc nên bận túi bụi, thỉnh thoảng mới ghé
bàn Khóa 7. Có đứa cháu gái theo đến, (nó cùng Quân khu Lý Nam Đế nên quen khá
nhiều học sinh Trỗi), tôi cũng phải gửi Vũ Anh và các em Khóa 7, Khóa 8. Mỗi
lúc đến bàn Khóa 7, Vũ Anh và các em lại bắt tôi ăn để chống say.
Trở lại Tp Hồ Chí Minh, lâu
lắm không nhận tin Vũ Anh. Tôi hỏi Hoài Nam; Nam nói, hồi này sức khỏe của Anh
không được ổn. Gần đây các em ít cho tôi biết những chuyện buồn, và cũng không
muốn tôi tham dự những cuộc phúng viếng hay tiệc tùng. Có lẽ các em biết tôi ở
quá xa, thấy tôi đã ngót 80 Xuân, sức khỏe ọp ẹp, nên thương.
Tối hôm qua, mở điên thoại,
mắt nhìn dòng báo tin buồn của em Hoài Nam mà không thể nào tin: Vũ Anh-cậu học
sinh nghĩa tình trọn vẹn, đã không còn nữa! Vậy là thêm một em học sinh thân
yêu của tôi đã ra đi trước thày!
Mượn Báo liếp Bạn Trỗi, thày
có vài dòng tâm sự về em.
Và xin chia buồn cùng gia
đình!
Đêm
2-7-2016
Thày
Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét