Đột ngột nghe tin Đặng Kim Thành k8 đã mất
Thành học k8 cùng Nghị nhà tôi. Anh em thân thiết vì 2 cụ nhà thân nhau từ thời kì bí mật trước CMT8. Cha tôi chả là Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, lãnh đạo khởi nghĩa ở HN và 10 tỉnh đồng bằng Bắc bộ, chú Đặng Kim Giang là Xứ ủy viên phụ trách Hà Đông.
Từ đầu tháng 8/1945, các đồng chí trong Trung ương và Xứ ủy được tập trung lên Việt Bắc, giao việc lại cho cụ Nguyễn Khang và cha tôi - phụ trách phong trào HN và các tỉnh đồng bằng "hễ thời cơ đến thì cướp chính quyền".
Trong lễ ra mắt phim. Thành (thứ 2 từ trái) đến dự cùng bận Trỗi. |
Từ đầu tháng 8/1945, các đồng chí trong Trung ương và Xứ ủy được tập trung lên Việt Bắc, giao việc lại cho cụ Nguyễn Khang và cha tôi - phụ trách phong trào HN và các tỉnh đồng bằng "hễ thời cơ đến thì cướp chính quyền".
Tình hình đã có nhiều thay đổi, nạn đói đầu năm 1945 thúc đẩy cho thời cơ cách mạng chín muồi.
Từ ngày 14/8 đến đêm 15/8/1945, Thường vụ tập trung các xứ ủy viên (Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Nguyễn Văn Lộc, Lê Liêm, Đặng Kim Giang...) về làng Vạn Phúc, Hà Đông để họp chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Đây được coi là "Hội nghị Tân Trào dưới xuôi". Ngày 15/8, Hội nghị ra quyết định thành lập UBKNHN.
Về cơ bản, ta rất quyết tâm giành chính quyền nhưng không khỏi lo lắng vì Nhật hoàng tuy đã tuyên bố đầu hàng Đồng minh nhưng quân Nhật ở Bắc bộ còn rất đông với đầy đủ vũ khí, nếu phải đối đầu sẽ gây tổn thất cho ta; nhất là khi trong tay ta hầu như không hề có lực lượng quân sự được huấn luyện và không hề có 1 tấc vũ khí.
Sáng 18/8/1945, cha tôi và chú Giang đã tới gặp chỉ huy Nhật ở Hà Đông. Đây là 1 phép thử cân não. Sau 1 hồi thương thuyết, Việt Minh hứa sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người Nhật cho đến khi rút về nước, trả lại quân Nhật phải án binh bất động, để người Việt tư giải quyết những công việc của mình. Và cuối cùng, họ đã chấp nhận.
Ngày 19/8, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở HN...
Ngày 21/8, tại Hà Đông, khi quần chúng cách mạng tấn công Trại Bảo an binh đã bị Quản Dưỡng chỉ huy đồn lệnh cho lính Bảo an nổ súng, gậy tổn thất - làm 70-80 người bị chết và thương vong. Sau đó, cụ Lê Trọng Nghĩa thay mặt UBKNHN cùng cụ Hồ Đắc Điềm (nguyên Tổng đốc Hà Đông) vào thuyết phục, Quản Dưỡng mới chấp nhận đầu hàng.
Trong kháng chiến chống Pháp, chú Giang là Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, Chủ nhiệm Hậu cần mặt trận Điện Biên Phủ, lo lắng việc cung cấp lương thực cho chiến dịch.
... Chuyện nhiều người đã biết những năm 60, cụ Lê Liêm và cụ Đặng Kim Giang vì "bảo lưu" ý kiến của mình trong các hội nghị Trung ương mà "gặp nạn". Nỗi oan kéo dài.
... Năm 2014 khi bắt tay vào làm bộ phim tư liệu lịch sử dài 6 tập "Những người làm CMT8 ở HN", anh em chúng tôi muốn nói lên sự thật ít người biết, nhằm tôn vinh những người đi trước có công. Hôm ra mắt phim tại canteen tầng 24 cao ốc mới xây của Học viện KTQS, tôi đã mời Đặng Kim Thành cùng nhiều bạn bè đến dự. Thành rất vui và có những góp ý chí tình.
Anh em vẫn liên lạc với nhau. Ngày tôi ra HN có việc, Thành và Trọng Bảo mời tôi và Hoàng Việt ra Cao Bá Quát ăn lẩu nóng.
Mới năm ngoái, Thành vào có việc về môi trường, anh em k8 còn ới ra ngồi ở đường ven kênh Nhiêu Lộc Trường Sa, Hoàng Sa bốc phét vui vẻ.
Vậy mà sáng nay nghe tin Thành đi. Sao vội thế, Thành ơi? Bao chuyện muốn tâm sự còn chưa kịp giãi bày.
Từ nơi xa nhớ tới Đặng Kim Thành, 1 con người tử tế!
1 nhận xét:
Đăng nhận xét