Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Tết nhất, bàn chuyện TỎI (ST: Đạt)

Dùng tỏi trị bệnh thế nào cho đúng ?
Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…



Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.
Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt.
Cách chế biến:
Lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.
- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
- Dùng một cái bình miệng h&##7865;p hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.
- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, th&##7843;o quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hhoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
2- Vài cách sử dụng tỏi thông thường.
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. 
Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.
Chữa đau răng.  Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân.  Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa viêm họng.  Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay.  Để qua đêm.  Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.  (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)
Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ.  Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng.  Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.  Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển.
Lưu ý. Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi  dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang.  Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.  Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.  Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS.
Lợi ích của tỏi đối với sức khoẻ
Từ nhiều thế kỷ nguời ta đã nói về lợi ích của tỏi đối với sức khoẻ, như là chống vi khuẩn và chống nấm cũng như có tác dụng tốt lên hệ tim mạch.
Mãi tới nay các nhà nghiên cứu tại Hoa kỳ mới hiểu tại sao các củ tỏi cay hắc này lại  bổ  như vậy : đó là vì tỏi kích thích cơ thể tiết ra một chất làm mạch máu thư dãn, dòng máu chảy mạnh hơn, và ngăn chặn các cục đông máu và các tổn thương do oxi-hóa.
Theo giáo sư David Kraus thuộc Đại hoc Alabama (Birmingham) thì “ phát kiến này giúp chúng ta tiêu-chuẩn-hóa thuốc tỏi bổ sung và đảm bảo rằng thuốc này chứa những thành phần sản xuất ra chất then chốt nói trên”
Cho tới nay, hầu hết các nghiên cứu về dươc tính của tỏi chỉ chú trong vào allicin, một polyphenol hữu cơ có nhiều trong các củ tỏi. Nhưng theo nghiên cứu mới đây thì allacin và những hợp chất có hoạt tính sinh hoc tương tự chỉ là một  phần của bài toán đố, và hoá chất  truyền tin (chemical messenger) đươc sản xuất trong tiến trình chuyển hóa các hợp chất này  mới thật sự là quan trọng.
Trong các cuộc thử nghiệm, các nhà khảo cứu tại Đại hoc Alabama đã phát hiện là chỉ cần một lương nhỏ hoá chất truyền tin –hydrogen sulphide H2H- là có thể ra dấu hiệu cho các tế bào làm thư dãn các mạch máu và tăng thêm lương dòng máu chảy.
Trong một chuỗi thí nghiệm, nhóm khảo cứu đã ly trích nước ép từ tỏi mua ở chợ rồi nhỏ một lương nhỏ vào các tế bào máu đỏ. và đã nhận thấy là những tế bào này sản xuất tức thời hydrogen sulphide. Phản ứng then chốt này xẩy ra chủ yếu trên màng của các tế bào máu đỏ, tuy rằng một phần H2S cũng đươc sản xuất bên trong các tế bào.
Hơn nữa, khi một đoạn động mạch chủ(aorta) của chuột đươc bỏ vào trong một dung dịch polysulphide hữu cơ thì đoạn mạch máu của tim này bắt đầu thư dãn vì sản xuất ra H2S
Scientists unravel health benefits of garlic- AFP- 10/15/07..
Dùng tỏi chữa huyết áp cao
Bạn thoinguyen có chuyển cho chúng tôi bài thuốc dân gian chữa bệnh cao huyết áp mà bạn giaolevu có nhã ý chia sẻ với chúng ta. Chúng tôi xin gới tới qúi bạn để cùng tham khảo.
Hè năm 2008, nhân dò tìm tư liệu y học, tôi tình cờ bắt gặp trên blog của phóng viên Thiên Lương “Bài thuốc chữa huyết áp cao từ tỏi và đậu trắng”. Bài viết vốn được đăng nhiều kỳ trên báo Khoa học & Đời sống năm 2004 này kể rằng: nhà văn Vũ Thị Thường 75 tuổi, rất ngạc nhiên khi gặp bà bạn trước đây bị huyết áp cao nhưng nay trở lại bình thường. Cũng bị huyết áp cao tối đa trên 161mmHg, bà Thường áp dụng bài thuốc đơn giản của bạn, và bảy tháng nay bà giữ được huyết áp ổn định ở mức 120 – 117/78 – 72 mmHg mà không hề phải uống tây dược.
Bà Thường giới thiệu bài thuốc như sau:

Nguyênliệu                                                                                                                        
100g tỏi ta,                                                                                                               
100g đậu trắng có mài trắng, to hơn hạt đậu đen một chút.                                       
2 lít    nước
Chế biến và sử dụng:                                                                                         
Tỏi bóc vỏ, đậu vo sạch, cho tất cả vào 2 lít nước, ninh nhừ còn 1/8 lượng nước ban đầu thì cho vào rây chắt lấy nước uống hết (có thể ăn luôn xác).
Uống như vậy mỗi tháng một lần đều đặn
Thấy bài thuốc đơn giản, nguyên liệu tốt, và phần lớn phản hồi của người áp dụng tích cực nên tôi thử thực hiện. Do không tìm được thứ đậu trắng đúng như bà Thường mô tả ở Paris, nên tôi đành mua loại đậu trắng to gấp đôi hạt đậu đen. Với lại, sợ mỗi tháng một lần thuốc có thể tiêu hao theo bài tiết, tôi nấu như định lượng nhưng chia làm hai, để dành phân nửa trong tủ đá để sử dụng hai lần/tháng. Thuốc béo, sền sệt như chè, ban đầu có thể ngán nhưng khi quen khá dễ uống.
Sau khi uống lần đầu tôi thấy huyết áp giảm rõ rệt, giảm nhiều hơn sau lần thứ hai. Nhịp tim vốn cao tuột hơi thấp do tôi vẫn tiếp tục uống Moduretic và Diltiazem mỗi ngày như bác sĩ tây quy định. Trong cuộc khám định kỳ tháng 9.2008, bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy huyết áp của tôi “bỗng dưng” xuống dưới 110/80 và nhịp tim hơi thấp. Đo đi đo lại nhiều lần, bác sĩ quyết định cho tôi bỏ thử Diltiazem hai tuần, nếu ổn thì bỏ luôn. Và tôi đã được bỏ luôn Diltiazem từ tháng 9.2008 đến nay, chỉ còn uống Moduretic nhưng huyết áp vẫn chỉ dao động trong khoảng 115 – 135/75-90. Tim ổn định
Thấy thuốc hiệu nghiệm trên vợ, chồng tôi vốn sinh trưởng bên Tây, rất không quen với đông dược, bèn uống thử vì huyết áp anh cũng cao như tôi (và cả cao mỡ), hàng ngày phải uống Adalat và Mediator. Kết quả là bác sĩ vô cùng thắc mắc không hiểu tại sao huyết áp cả hai vợ chồng châu Á này “bỗng dưng” tốt đẹp, cho phép anh bỏ Mediator từ tháng 12.2008 đến nay.

Hoàn toàn đồng ý với nhà văn Vũ Thị Thường rằng: “Có thể với ai đó bài thuốc này không hợp nhưng đậu trắng và tỏi thì vô hại”, tôi đã giới thiệu thuốc với mười người thân thiết và có chín phản hồi tích cực, chỉ một trường hợp ung thư tiền liệt tuyến uống vào bị tiêu chảy nên không uống tiếp.

Thuốc rẻ tiền, đơn giản, chỉ một điều băn khoăn là việc nấu thuốc hơi lỉnh kỉnh (thí dụ dễ khét khi thuốc cạn) cho người không có thời gian…
Việt Linh
Ghi chú-  Ngoài công dụng chữa cao huyết áp, tỏi còn có nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ. Xin qúi bạn hãy đọc bài dưới đây của bác sĩ Nguyễn Y Đức
Tỏi với đậu trẳng giúp giảm huyết áp, mỡ và cholesterol trong máu
 Một độc giả giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy.
Sau đây là lời của đương sự:"Xin giới thiệu cách chữa trị hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe...
  

Chất liệu:
1- Tỏi để cả vỏ (100 gr)
2- Đậu trắng (white bean) (100gr)
 
Cách làm:
Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch.
Cho chung vào nồi với 2 lít nước.
Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm).
  Cách ăn:
Bỏ vỏ tỏi đi, quấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết.
Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%.
 
Hiệu quả cho người tặng bài thuốc này:                                                                         Đầu năm nay tôi đi thử tổng quát hàng năm. Lần đầu tiên trong đời, áp huyết tăng vọt cách lạ thường, chưa từng thấy: 147/93. BS quýnh lên sợ tôi sẽ bị vỡ mạch máu não như thân phụ của tôi trước đây. BS cho 2 loại thuốc để uống mỗi ngày, không được tự ý bỏ, hoặc ngưng trước khi tái khám trong 2 tuần lễ kế tiếp. Tôi buồn lắm, vì biết chắc nếu uống thuốc này tức là phải uống for life (cả đời), không được tự ý bỏ.
Tình cờ  tôi lên Internet và đọc được bài thuốc này.
Chiều hôm đó tôi mua tỏi, đậu trắng về nấu ngay không chần chờ thêm nữa.
  Sáng hôm sau khi thức dậy, tôi thấy nhẹ nhàng, không đau đầu như mọi khi. Tai và mặt không thấy đỏ ửng và nóng bừng bừng như ngày hôm trước. Tôi mừng quá, nhưng chưa nói ra với ai cả. Tôi mượn máy đo áp huyết của mẹ tôi rồi tự đo xem như thế nào? Tôi thấy ngay huyết áp hạ xuống còn 135/87.
  Thời gian này tôi có mua thuốc hạ áp huyết theo toa BS cho nhưng KHÔNG UỐNG 1 viên nào cả. Hai(2) tuần sau tái khám, BS rất ngạc nhiên và nói là thuốc đã worked good (kết quả tốt), áp huyết 130/85. BS bảo tôi trở lại sau 2 tuần tức là 1 tháng sau khi tôi uống tỏi và đậu trắng. Tôi vẫn không nói cho BS biết là tôi không uống thuốc BS đã cho toa. Lần này thì áp huyết là 120/80.
Thế rồi 2 tháng sau tôi trở lại BS và áp huyết của tôi là 100/76. BS bảo, great news!!!(tin mừng lớn).
Tôi không thể giấu BS được nên đã nói ra là tôi chưa uống thuốc Tây BS cho, nhưng tự chữa bằng tỏi và đậu trắng. BS tròn 2 mắt, há miệng thật to và không biết phép lạ nào đã xảy ra cho tôi.
Vừa qua tôi tái khám và độ áp huyết vẫn ở 100/76, tức là 4 tháng qua áp huyết không thay đổi, đúng như lời người đàn bà đã truyền bí quyết này trên Internet.
Có lẽ nhờ tỏi và đậu trắng mà tôi không có cholesterol, sugar trong máu cũng như tim, gan, thận, potassium...rất tốt.
  Tôi đã làm cho cả mẹ và em của tôi cũng uống. Em tôi đo còn 120/80, mẹ tôi đo còn 110/65. Cả 2 mới uống thử 2 lần thôi.
  Đặc biệt là tỏi nấu với đậu trắng uống xong không nghe tanh, hôi gì cả. Hơi thở vẫn trong sạch và mồ hôi cũng không khác biệt.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chú Đạt thật hay, lúc nào cũng quan tâm đến chuyện bệnh tật cho anh em. Quá hay!!!

Nặc danh nói...

Bọn Tây rất "kị" mùi tỏi, mặc dù mồm miệng của chúng chẳng thơm tho gì hơn mồm "cộng" cả. Sẽ là tuyệt vời nếu như Đạt Bột cho "tí" kinh nghiệm khử mùi sau khi ăn tỏi ( Vì mình ăn tỏi xong lại phải đi dạy võ ngay nên nhiều khi rất ngại).Cám ơn ĐB trước.
Qx.