Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHÁU ĐÍCH TÔN CỦA LƯU CHỦ TỊCH (1)

Bài đăng trên blog của Cao Cẩm Quỳ đã được thầy Phạm Đình Trọng dịch và gửi Bantroik5. Xin chân thành cảm ơn thầy và trân trọng giới thiệu!

Anh ta có tên là Lưu Giao Sa (tên Nga là A-liô-sa, còn gọi là Sa), ngày nhỏ có tên Liêu Liêu.

A. Chuyn v đi gia đình h Lưu
Bà Hà Bảo Trân, vợ cả của Lưu Thiếu Kỳ, sinh năm 1902 trong 1 gia đình nghèo, gốc Hồ Nam. Năm 1922, bà tốt nghiệp trường nữ ở Hàng Dương, rồi về Trường Sa, ở với Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ (vợ Mao).
Lưu Giao Sa, cháu nội cụ Lưu
Mùa thu 1922, Dương giới thiệu Hà cho Lưu Thiếu Kỳ. Đến tháng 4-1923 thì kết hôn và sinh được 3 người con: chị cả Lưu Ái Cầm và 2 em trai Lưu Doãn Phú, Lưu Doãn Nhược. Đến 1934, Hà Bảo Trân hi sinh ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh.


Năm 1925, Lưu Doãn Phú về sống ở An Nguyên, sau về huyện Ninh (quê hương cụ Lưu). Tới tháng 9-1939, khi Chu Ân Lai đi chữa bệnh ở Liên Xô, Lưu đã gửi 2 chị em Cầm, Phú sang trường Nhi đồng Quốc tế Matxcơva.
Năm 1950, Phú tốt nghiệp trường Gang thép LX. Năm 1952, anh cưới cô bạn học là Phí-đa-thác-khuê (gọi tắt là Phí -ND) và sinh được 2 con (1 gái, 1 trai) tên tiếng Nga là Sách-ni-áp, A-liô-sa. (Ở nhà thường gọi là Tô Tô và Liêu Liêu).
Năm 1955, Phú bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ hạt nhân tại Học viện Hạt nhân Matxcơva. Khi đó Trung Quốc đang bước vào thời kì xây dựng, Phú đòi về nước nhưng vợ con không đồng tình. Ông Lưu Trấn Hoa, Bí thư hạt nhân của cụ Lưu kể lại, Phú nói: “Tôi yêu vợ con nhưng càng yêu Tổ quốc Trung Hoa. Tôi không thể không về TQ. Cô ấy không về, đành phải xa cách nhưng tôi rất nhớ vợ con tôi!”.
Tới năm 1958, Phí và con Sa về TQ hơn 10 ngày. Sau đó bà li hôn với Phú và trở về LX. Khi quan hệ Trung-Xô căng thẳng, vợ chồng không còn liên lạc.
Năm 1967, Lưu Doãn Phú mất ở Bao Đầu. Tới tận năm 1987, mẹ con Phí mới hay tin.
Sa trong vòng tay của ông nội. Matxcova, 1960

“Tôi chỉ thấy ông nội tôi có một lần”, Sa nói với tác giả. Ấy là năm 1960, khi Lưu Thiếu Kỳ sang LX dự Hội nghị 81 đảng anh em, ông có về thăm nhà con trai. Lúc ấy Sa mới 5 tuổi. “Tôi thấy một chiếc xe con màu đen rất oách chạy tới nhà. Một cụ già hiền từ, sang trọng ôm hôn tôi thân thiết, cho tôi kẹo bánh và đồ chơi. Sau này tôi mới biết đó là ông nội tôi. Đây là lần gặp đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của hai ông cháu”.
Sa ở LX mấy chục năm. Từ trường trung học xuống đơn vị cơ sở làm việc, không thư từ gì cho ông nội Lưu Thiếu Kỳ và cho bố Lưu Doãn Phú. Sa giải thích là do quan hệ Xô –Trung xấu nên bà  Phí phải đổi cả họ của các con để giữ an toàn cho gia đình.
Sau khi tốt nghiệp trường Hàng không, Sa công tác ở Trung tâm Hàng không quốc gia, sau về Viện nghiên cứu Hàng không quân đội, là công trình sư, cán bộ chỉ huy cao cấp Trung tâm Hàng không.
Năm 1987, bà Lưu Ái Cầm bỏ nhiều công sức đi tìm các cháu. Tận tháng 4-2003, Sa tìm đường về nước. Cả nhà về Bắc Kinh và tìm được bà nội kế (vợ sau của cụ Lưu Thiếu Kỳ) là Vương Quang Mỹ, ở với bà mấy ngày. Sau đó Sa về quê hương Hồ Nam theo tục lệ, tìm mồ mả “Tằng tổ”, dâng hương hoa. Tiếp đó, Sa hỏi tìm về Vũ Hoa Đài ở Nam Kinh, viếng và dâng hoa mộ bà nội Hà Bảo Trân.
Hiện tại, Sa là người nước ngoài được định cư lâu dài ở TQ, ngụ ở Tp Quảng Châu. Anh  nói: “Vì công việc, vì người thân, nửa thời gian tôi ở TQ, nửa thời gian tôi ở Nga”.
Lúc này, 2 con gái Sa đã trưởng thành. Họ vẫn giữ tập quán người TQ: Ăn màn thầu, không thích sữa. Thích môn thể thao “sách thúc”(?).
(Còn nữa)

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Cuộc đời cụ Lưu quá gian truân. Trong những không may ấy vẫn có cái may - có cháu đích tôn Lưu Giao Sa thừa tự.