Sau khi đọc mấy bài báo về loài trăn mắc võng khổng lồ ở Xuân Sơn, Phú Thọ, trí tò mò thôi thúc chúng tôi chuẩn bị hành trang lên đường tìm hiểu mảnh đất này, tự mình khám phá những bí ẩn của tự nhiên và con người nơi đây.
Ngày 5-12-2009, chúng tôi lên đường đi Xuân Sơn bằng xe máy với sự chuẩn bị khá chu đáo, sắn sàng cho những thử thách sắp tới.
Con đường đến rừng quốc gia Xuân Sơn chạy giữa những đồi chè xanh ngút ngàn, một trong những đặc sản của Phú Thọ.
Trái với những gì phỏng đoán, đường vào bản Dù giờ đây đã được đổ bê tông sạch sẽ, phẳng phiu khiến việc điều khiển con chiến mã của tôi trở nên quá nhẹ nhàng.
Bản Dù hiện ra trước mắt chúng tôi với thấp thoáng mươi nóc nhà nửa mái lá, nửa mái fibro.
Có một dòng suối rất trong chảy quanh bản rất thơ mộng, chợt nghĩ hay là về đây làm một cái lều tranh thỉnh thoảng về ngủ một đêm suy ngẫm sự đời.
Chợt bắt gặp một bé gái người Dao rất xinh xắn và đáng yêu
Những ngôi nhà mái lá đơn sơ của người Dao với những chòi đựng thóc được làm theo lối có lẽ là rất cổ xưa, ở đỉnh mỗi chân cột có một tấm gỗ hình vuông để ngăn không cho chuột trèo lên ăn thóc.
Xen lẫn là một số ngôi nhà mái fibro
Đường bên trong bản rất gập ghềnh khó đi.
Trẻ em ở đâu cũng rất đáng yêu.
Nghe nói ngày xưa, người Dao ở tít trên núi cao, nghe lời chính phủ kêu gọi, từ những năm 60, bà con mới hạ sơn định cư ở nơi đây. Tuy nhiên, có những người mãi đến thế kỷ 21 này mới rời hang xuống núi ở với bà con dân bản.
2 cụ già này vừa mới hạ sơn được ít tháng ở trong một túp lều tranh tồi tàn.
Cối giã gạo chạy bằng sức nước, một công cụ rất cổ xưa của người Dao.
Đầu nguồn con suối là một hồ nước trong vắt, đẹp như mơ
Một phút nghỉ chân ngắm trời xanh qua kẽ lá
Dưới một gốc cây xù xì
Mặc dù trời nắng nhưng ánh sáng trong rừng rất yếu, thỉnh thoảng mới có chỗ những tia nắng có thể lọt xuống dưới tán lá rừng.
Chúng tôi tìm thấy một cây gỗ mục. Bên trong hoàn toàn rỗng nhưng vẫn đứng vững giữa rừng.
Có thể đứng thẳng người trong lòng thân cây.
Đi trong rừng thì gần như không nhìn thấy mình dẫm chân lên cái gì, do vậy nguy cơ dẫm phải một con rắn là rất cao, tôi phải luôn lấy gậy khua khoắng trước khi bước chân để xua rắn nếu có, rất may là chưa gặp phải con rắn nào.
Dưới lớp lá mục cũng là nơi trú ngụ của loài vắt nơi đây, to khủng khiếp. Rất may là chúng tôi có một loại thuốc đặc trị, bôi vào bọn vắt không dám bám theo nữa nên không bị phát nào.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- PHÓNG SỰ ẢNH: Đêm giao lưu của 3 ca giọng ca vàng HN tại TPHCM
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Xuân Sơn còn nghèo nhưng giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Bài viết hay!
Bai này chua nêu được nhiều cái thú vị của Xuân Sơn nên chưa kích thích được người đọc tìm cách theo chân lên đó chơi.Nếu ở đó có những đặc sản mà nơi khác không có thì chăc sẽ có nhiều người tìm đến hơn .HC
Đăng nhận xét