Từ xưa tôi vẫn vốn kiệm lời. Nhưng sẽ là sai sót nếu không nhắc đến cái tình giửa người và người.
Quê hắn ở Ý Yên, Nam Định. Một vùng đất cũng như mọi vùng miền trên đất bắc, nói chung là khổ. Lớn lên trong đói nghèo, chỉ mong muốn rất giản đơn gắng học để không thừa trong con mắt của xã hội.
Cuộc sống cứ thế trôi đi. Phiêu giạt vào Vũng Tàu những năm 80. Chẳng có ba lô như anh bộ đội, hành trang là những bộ quần áo gia đình cho đã ngã sang màu cháo lòng. Cứ thế hắn bươn bã vì mưu sinh. Cuộc sống đã dạy cho hắn thành người. Chai sạn và lỳ lợm.
Gặp-thì khô như ngói, biểu hiện một thằng công chức đã thành danh. Lạnh lùng, khô khốc, không biểu cảm. Ban đầu khi nói chuyện tôi cứ cảm giác hắn là một thằng hãnh tiến. Những ngày đầu “giạt”vào thành phố biển, ngơ ngác như con nai vàng (Lưu trọng Lư), tôi muốn sống yên ổn cùng gia đình. Gác bỏ mọi thị phi của xã hội mà trong tôi –không lối thoát.
Có một hôm-nhà nóng quá nhờ thợ đến khoan cho 2 vít để treo quạt trên tường. Ngoảnh ra thấy một thằng đàn ông luống tuổi đứng chống nạnh, nhìn vào nhà. Bà nội tướng nhà tôi ra bả lã. Cùng là dân bắc với nhau. Thế rồi chẳng ai đụng chạm ai.
Vài tháng sau…đứng ở cửa, hắn chủ động đến hỏi tôi: "Anh là lính Trỗi?". "Có gì không?".
- Thưa anh, đã từ rất lâu em có nghe có một trường người ta gọi là “Trỗi”, nghe nói có một thời hào hùng khó quên.
Tôi cười…"Thêu dệt đấy. Ông thấy tôi có khác ai đâu?".
Đ. cần phải nói nhiều, nhờ cái danh ấy mà thằng tôi được mọi người "ngắm”nhìn với cặp mắt vì nể. Ôi, cuộc đời kể cũng khoái thật!
Cũng cần phải nói thêm, hắn từng là giám đốc đường kè Côn Đảo, sống biết trên biết dưới, công việc không nề hà, làm được là nói ngay không khách khí. Cũng nhiều lần đi chơi những khi”chơi vơi”… "Nói thực với anh nhé, cuộc đời chả là cái đinh, em lăn trải trong xã hội cũng vì “thói đời”chứ thực tâm em chẳng có ky lô gì so với các anh lính Trỗi". Nghe mà hởi lòng hởi dạ.
Chú ấy sống theo tôi, rất thực tâm không mang màu sắc”lớp đệm”, không vụ lợi cho mình, tính tình thì hào sảng, rất”bất khuất”như những anh lính trỗi. Chú ây thường tự hào…"Con đường đẹp nhất VN thì em là giám đốc dự án và trực tiếp thi công. Nhưng với các anh trỗi, nói cho nó”vuông”, thực sự em nghiêng mình kính nể. Về xã hội, hứa với anh, em sẽ không ăn bẩn, không tham nhũng. Phía sau em còn”ba cái hồ sơ sống” - nói thế anh biết rồi".
Chuyện cuối tuần nói về thằng em rất dể thương, luôn trọng các đàn anh đi trước. Nếu bạn nào đó không tin, hãy xuông thành phố biển giao lưu với chú em. Hắn là Trần đình Liệu, nhà ở 25 Hoàng văn Thụ.
Phúc chiến.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
không biết ngày xưa các ông sống thế nào mà đến nay đã vài chục năm rồi mà còn nhiều người mến mộ?
Đó là tính cách Trỗi???
Trong SRTKL T3 có bài " Anh Trỗi, Trỗi anh,Trỗi em..." tác giả đế cập một khía cạnh về tính cách Trỗi: 40 năm đã qua, K8 trẻ nhất bây giờ đã đến tuổi nhận sổ, tứ tán mỗi người một nơi, phận đời mỗi người một khác ...gặp nhau vẫn ồn aò, mày tao .
Một thằng về gặp các cụ, cả bọn xúm lại thương xót chia buồn nhưng cũng: Cảm ơn mày vì có dịp này, Anh em Trỗi lại gặp mặt nhau! ( TĐ)
Cám ơn bài viết!Nhưng đáng tiếc bài chẩng nêu được tình giữa người v người ở một giai thoại nào.Hoặc chí ít cũng có 1 dấu ấn dù nhỏ...như bạn viết.Thì kể lể chuyện đời thường,cá tính của 1 thằng em HÀNG XÓM chung vách.Nhưng bài cũng nói lên tình làng nghĩa xóm,có thêm ngưỡng mộ trỗi...Nghe cũng sương sướng ...
Xin xác nhận, hàng xóm của tác giả là thằng em Bắc kỳ, ngoài đời cũng có tí công trạng nhưng được cái kính trọng và thân thiết với các ông anh Trỗi. Đi đâu cũng xin ké. Chả thế mà ông bạn mình suớng?
Đăng nhận xét