Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

GỬI ANH CAO VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN TRUNG QUỐC



Những ngày này chắc các anh không khỏi bị dội bom từ trên Internet và báo chí tiếng Hoa một làn sóng chống Việt Nam, lên án Việt Nam (VN) đang cướp lãnh thổ Trung Quốc (TQ) trên biển.

Tôi nghĩ rằng nếu người dân TQ, đặc biệt là giới trí thức, biết được phần nào lịch sử Hoàng Sa-Trường Sa (mà người TQ gọi là Xhisa-Nansa) phản ánh từ một phía khác thì cơn sốt chiến tranh có thể nguội bớt.


Trên đây là bản đồ Đông Nam Á do Jean Baptist Nolin vẽ 1687, ghi chú Hoàng Sa là Baixos de Chapar de Pulls Scir (tạm dịch: Bãi cát Champa là bãi đá ngầm).

Champa là tên quốc gia ngày xưa trên lãnh thổ miền Nam VN bây giờ.



Còn đây là bản đồ TQ vẽ năm 1910, khi ấy chưa hề có cái lưỡi bò, và đảo Hải Nam là phần cực Nam đất nước các bạn.

Hai tấm bản đồ trên đều là do người các nước khác (không phải VN hay TQ) vẽ.



Vào năm 1909, hai tàu chiến nhỏ của Trung Hoa đến từ Quảng Châu, bất ngờ, buộc 2 người Đức giao nộp tài liệu khảo sát về quần đảo trong vòng 24 giờ. Người TQ sau đó loan một mẩu tin trong một tờ báo lớn ở Quảng Châu, ngày 20 tháng 6, một tin quan trọng mà khôi hài: "Teo-tai-Li, như đã nói, là đã vẽ một bản đồ tổng quát về các đảo mà ông đã khám phá và 15 bản đồ riêng của cùng những đảo đó (trong vài giờ!)"

Xác nhận sự kiện trên, báo Advertiser (Úc) số ra ngày thứ Ba, 29/6/1909 đã viết:
”Tin từ cảng Darwin hôm 28/6 – một nguồn tin từ Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc) cho biết Trung Quốc vừa tiến hành một sứ mạng chính thức với sự tham dự của cả các sĩ quan chỉ huy cấp cao, đó là ra thăm quần đảo Hoàng Sa trên 3 pháo hạm Fupao, Chinhao và Kwong Kum để thượng cờ rồng (Long kỳ – cờ Thanh triều Trung Quốc) tại quần đảo này. Đảo Robert bị đổi tên thành đảo Fupao, đảo Cây thành đảo Chinhao sau khi hai con tàu trên tới các đảo này. Điều này cho thấy người Trung Quốc đang nhắm tới việc biến Zulinkan thành căn cứ phía Nam cho hải quân Trung Quốc trong tương lai”.

Cũng trên báo Advertiser số ra ngày thứ Hai, 5-7-1909, tiếp tục đưa tin:
“Đô đốc Le và Taotai Li, những người vừa ghé thăm quần đảo Hoàng Sa, đã trình tấu cho Phó Vương Quảng Đông là hai đảo Fuk-Po và Mo-Huk có thể được dùng để làm thương cảng, và một cây cầu sẽ nối liền hai đảo. Họ cho biết các cơ sở làm nông nghiệp, sản xuất muối, và nghề cá có thể được duy trì trên những đảo này”.


Từ những sự kiện kể trên, cho đến nay các học giả Trung Quốc vẫn căn cứ vào đó coi như hồ sơ pháp lý của mình để hợp thức hóa trong việc lên tiếng chủ quyền của họ trên biển Đông.

Nhưng phía Trung Quốc quên rằng trong các năm 1895, 1896 khi các ngư dân ở đảo Hải Nam ra cướp đồng trên các tàu bị đắm tại Hoàng Sa như tàu Bellona của Đức và tàu Imezi Maru của Nhật, chính phủ Anh đã phản kháng và Trung Quốc tuyên bố chính thức là quần đảo nầy không thuộc về mình.(“L’histoire moderne des iles Paracels” đăng trên tờ báo “L’ Eveil de l’Indochine” số 738 năm thứ 16, phát hành ngày 22/5/1932 tại Hà Nội. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).

Còn rất nhiều tài liệu khác chứng minh chủ quyền VN đã được thực hiện liên tục từ hơn 300 năm nay tại Hoàng Sa-Truờng Sa.

Mong anh Cao và gia đình khỏe mạnh.

Và cầu mong đừng có chiến tranh giữa hai nước chúng ta.

1 nhận xét:

Thắng k5 nói...

Ông 3Chai này say rồi hay sao:
Gửi anh Cao thì phải post bài trên trang BQL.Caocamquy chứ, gửi trang Trỗi k5 này thì chỉ nhõn dân k5 đọc thôi, hay là 3chai sợ phải sang QL lần này chăng ?