Khi cháu Hạnh ở Bee.net.vn gọi vào, báo có tin bác Võ Chí Công đã ra đi, tôi lập tức gọi cho anh Võ Quốc Tấn. Đúng vậy, bác mất 7g17' sáng nay và tang lể sẽ tổ chức tại Dinh Thống Nhất vào 2 ngày thứ bảy, chủ nhật. Truy điệu vào sáng thứ hai.
Sau khi bàn bạc với anh Khánh Tuờng Truởng BLL k3, chúng tôi thống nhất tập trung anh em đi viếng bác vào chiều chủ nhật, 16g vì tránh thời gian cao điểm và đơn giản trong khâu tổ chức.
Những kỉ niệm
Bác Võ Chí Công là thân phụ của 2 lính Trỗi - Võ Quốc Tấn, Võ Quốc Công nên với anh em ta thì bác như cha mẹ mình. Hơn nữa, anh Tấn lại học cùng ông anh tôi tại k3 và Quốc Công lại thân với chú em tôi tại k6 Trỗi. Đặc biệt tôi và anh cùng là lính thông tin của truờng Quân sự, sau này anh ở BTLTT, còn tôi ở Học viện KTQS, thuờng phối hợp khai thác các thiết bị thông tin quân sự. Hai tên lại cùng đi thực tập sinh tại Viện IMAT (CHDC Đức) thời 1986-88 (anh là bí thư còn tôi là truởng đoàn).
Những năm 1965-70, anh em ta học ở truờng Trỗi thì bác trai đang lăn lộn nơi chiến truờng. Ở ngoài Bắc, má anh cùng mẹ tôi đã có những chuyến theo xe của Văn phòng TW lên Đại Từ thăm con. Mỗi nhà có 1 cái giuờng nhỏ ở nhà khách và các bà mẹ giở xôi gà, thịt rán chuẩn bị sẵn từ nhà cho bọn trẻ con ăn. Hai bà mẹ vừa to nhỏ tâm sự vừa nhìn bọn trẻ ăn ngấu nghiến...
Năm 2000, sau ngày kỉ niệm 35 năm truờng Trỗi, thầy trò phía Nam quyết tâm ra Tập 1 "Sinh ra trong khói lửa". Tư liệu về chuyến đi của 4 lính Trỗi k3 tìm, đưa hài cốt LS Ngô Ngời về với gia đình là tư liệu quý được anh Tấn là người có mặt, kể lại. Chúng tôi đã chấp bút và thông qua anh.
Tối hôm đó, hẹn gặp anh tại nhà riêng ở Tú Xuơng. Vừa vào cổng gặp bác Võ Chí Công trong bộ pijama trắng đang đi bách bộ trong sân. Vội chào bác thì bác hỏi:
- Đứa nào đấy?
- Thằng Q, con chú Trần Tử Bình, ba ạ! - Anh Tấn giới thiệu.
Nắm lấy đôi tay ấm áp của cụ già 90 mà thấy anh Tấn và Công quá hạnh phúc. Thăm hỏi bác mấy câu rồi nghe bác nói: "Thôi, các con cứ nói chuyện. Bác đi tập tiếp đây". Có lẽ đó là lần duy nhất tôi trực tiếp gặp bác, vậy mà thấy như rất quen thân, rất gần gũi.
Năm ngoái, sau thời gian dài Võ Quốc Công lâm bệnh rồi mất, anh em ta tập trung ở Viện 175 để tiễn đưa Công. Điều đáng thuơng là, ông già đã sắp 100 nhưng vẫn sống, còn con thì sớm ra đi. "Lá vàng chưa rụng mà lá lành đã rơi"!
Và... chiều qua
Tôi và anh Khánh Tuờng đến từ 15g30. Hỏi mấy chú CSGT trực cửa Dinh thì biết gửi xe bên vườn hoa, do cánh TNXP đảm nhiệm. Ban tổ chức đã bố trí những nhà bạt cho khách ngồi, phòng mưa.
Anh em Trỗi lục tục kéo đến. Lần này từ HN vào có anh Minh Tiến k3, từ Quảng Ngãi có Tấn Lợi k5, Nha Trang có anh Quang Hưng k3. Đông nhất là anh em k3. Cánh k4 có Dương Minh, Chí Quang, Xuân Minh, Dũng Sô, vợ chồng Thanh Minh... k5 có vợ chồng Đông Nhân; k6 có Đoàn Khánh, Duy Đảo, Tâm, Lộc, Phạm Hưng... k7 có Hữu Hà; k8 có Nguyễn Văn Tuấn. Đoàn truờng ta gần 40 bạn.
Cô Thục và thầy Trọng vì ốm nên không đến viếng đựơc, có nhờ chuyển lời chia buồn đến anh Võ Tấn, Thu Hồng và gia đình.
Ngồi tào lao thấy xe con mang biển xanh 80B tấp nập chạy vào, trong xe buớc ra là những quan chức với sắc phục tang lễ: complé đen, hay chí ít là áo trắng, cà vạt đen; còn cánh ta "không nghi lễ" mà ăn mặc giản dị như con cháu trong nhà.
Phải 16g30 mới vào vì cố chờ cho đủ người. Đoàn xếp hàng đôi đi sau 3 vòng hoa. Anh em dặn nhau tắt máy điện thoại. Tang lễ tổ chức ở gian chính. Linh cữu tài bác được phủ quốc kì, phía sau là những vòng hoa của Đảng, Nhà nuớc. (Hình ảnh được camera-man Anh Minh k3, Nguyễn Tuấn k8 chụp và đăng tải trên Bantroik3).
Cùng anh Khánh Tuờng và Chí Nhân lên thắp hương rồi cả đoàn giành 1' mặc niệm. Sau đó anh em đi vòng quanh linh cữu nhìn bác lần cuối. Tôi có vinh hạnh đi đầu. Vừa gặp đã ôm lấy Võ Quốc Tấn chia sẻ. Anh xúc động, nói trong nuớc mắt: "Cảm ơn anh em Trỗi!".
Tại bàn viết cảm tuởng, anh em ta để lại mấy dòng: "Chúng cháu - các bạn học của Võ Quốc Tấn, Võ Quốc Công ở truờng Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (1965-70) thuộc TCCT, QĐNDVN - kính viếng Bác!".
Ra đến sảnh, anh em còn đứng trò chuyện mãi rồi mới chia tay.
Xin ghi lại thông tin của người trong cuộc cho anh chị em ở xa.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Tôi biết cụ Vỏ Chí Công chỉ qua các bài báo. Rất nhiều người ,trong đó có tôi , coi Cụ Võ Chí Công là một nhân cách lớn trong sáng của nhiều thế hệ người Việt Nam.KC
Đăng nhận xét