Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Hà Giang - Chuẩn bị cho chuyến đi

Dự kiến từ 24-227/10/2011, 1 nhóm bạn Trỗi sẽ tổ chức du lịch ba lô lên Hà Giang thăm cao nguyên đá Đồng Văn, chợ Tình, cột cờ biên giới Lũng Cú, dinh thự Vương Chí Sình... 
Phuơng tiện: xe 15 chỗ. Chi phí tự hạch toán, đi càng đông sẽ càng rẻ (dự tính từ 2-3T/nguời). 
Đăng kí: Kiến Quốc k5 (0903830939), Trung Quốc k7 (0912865666).
--------
Mời đọc bài viết do Hồ Bá Đạt sưu tầm:

Lên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn - huyện Đồng Văn nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang và cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc. Hiện khu vực này đã được khoanh vùng bảo vệ và đang được đề nghị UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới.



Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn đèo dốc quanh co




Về cấu tạo địa chất, cao nguyên đá Đồng Văn bao phủ một vùng rộng lớn 4 huyện biên giới là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có độ cao trung bình từ 1.000-1.600m so với mực nước biển. Trong đó, khu vực chính là huyện Đồng Văn có mật độ núi đá lớn và nhiều kiến tạo địa chất giá trị.
Đồng Văn cách thị xã Hà Giang 155km, theo Quốc lộ 4C, đi qua các huyện Vị Xuyên, Quản Bạ và Yên Minh. Nếu đi qua huyện Mèo Vạc, du khách sẽ vượt đèo Mã Pì Lèng huyền thoại trên cung đường Hạnh Phúc. Mã Pì Lèng được mệnh danh là “Đệ nhất đèo” ở Việt Nam. Đèo có chiều dài 7km, độ dốc lớn, quanh co khúc khuỷu. Khu vực này là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ngày 16/11/2009, danh thắng Mã Pì Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia.
Con đường lên cao nguyên Đồng Văn miên man một màu xám của đá…
Trung tâm của huyện Đồng Văn là thị trấn Đồng Văn- nơi có khu phố cổ và chợ cổ (trước đây, huyện lị của Đồng Văn là thị trấn Phó Bảng). Phố cổ Đồng Văn tuy có quy mô nhỏ với vài chục nóc nhà nhưng đẹp và có giá trị kiến trúc - lịch sử đặc sắc có thể sánh với các khu phố cổ Hà Nội, hay Hội An.
Phố cổ Đồng Văn được hình thành đầu thế kỷ 20 với những người Tày, Mông và người Hoa sinh sống. Phố mang dấu ấn kiến trúc của người Hoa với những mái ngói âm dương. Chợ Đồng Văn được người Pháp quy hoạch xây dựng khi chiếm đóng trong những năm 1920. Chợ được xây bằng đá, lợp ngói và hiện vẫn gần như nguyên vẹn.
Đến Đồng Văn, không thể không tới 2 địa danh khác là Dinh Nhà Vương và Đỉnh Lũng Cú.
Dinh Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn do Vương Chính Đức xây dựng đầu thế kỷ 20. Vương Chính Đức (1865-1947), người dân tộc Mông, từng là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông ở khu vực Đồng Văn, Hà Giang đầu thế kỷ 20 và được gọi là Vua Mèo. Dinh Nhà Vương đã được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia năm 1993.
Đỉnh Lũng Cú, hay là đỉnh núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú - địa đầu phía bắc Việt Nam. Tại điểm cực bắc này có cột cờ Lũng Cú.
Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng có giá trị lớn về mặt địa chất và cảnh quan. Hiện khu vực này đã được khoanh vùng bảo vệ và đang được đề nghị UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới với tên gọi “Công viên địa chất toàn cầu”.

Cao nguyên đá Đồng Văn dù có tới và trở lại nơi đây, bạn vẫn thấy là lạ, vì nó đẹp, cái đẹp hoang dại, từ con người đến cảnh vật. Cái đẹp mà khi trải nghiệm rồi, vẫn có chút gì đó rất thú vị. Sức sống mãnh liệt… nơi cao nguyên đá.
Người dân vùng cao Đồng Văn sống quyện cùng với đá, dọn đá để dựng nhà, trồng trọt trên những khe đá, khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, nhà cửa, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang.
Cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang là công viên địa chất cấp quốc gia. Ngoài những di sản được thiên nhiên ban tặng, Cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Người dân vùng cao sống quyện cùng với đá, những ngôi nhà được dựng lên với bốn bề là đá


Tất cả cuộc sống của con người vùng cao đều gắn liền với đá


Đá dùng để làm nhà


Làm hàng rào


Hay đá đan xen với những luống hoa cải vàng tạo nên một bức tranh ấn tượng


Và thu hoạch cũng ngay tại vườn nhà

Những ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp, những cánh đồng đá trải dài bất tận, tất cả cứ tràn vào nhau, hoà quyện vào nhau thành một bức tranh tuyệt đẹp nơi cực bắc Tổ quốc.


Những hình ảnh về cao nguyên đá:
Một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm
Đèo Mã Pì Lèng, con đèo dài và dốc trên Đường Hạnh PhúcQuốc lộ 4C. Đây là con đường đặc biệt, tuyến giao thông chiến lược nhằm giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi. Đường Hạnh phúc được mở, nối thị xã Hà Giang và hai huyện Đồng Văn và Mèo vạc; thi công xây dựng từ năm 1959- 1965.
Dòng sông Nho Quế nhìn từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng
Miên man màu xám của đá
Đá làm hàng rào, đá xếp thành ruộng bậc thang, đá quây quần xung quanh nhà…
Nhưng cây xanh vẫn vươn lên cũng như sức sống của con người
Nguồn nước sạch rất khan hiếm. Người dân có khi chờ cả buổi hứng nước bên vách núi từ những dòng nước nhỏ.
Những bước chân trên đá
Con phố chính ở thị trấn Đồng Văn
Phố cổ Đồng Văn - một không gian kiến trúc đặc sắc ngay dưới chân núi với những ngôi nhà tường trình, mái ngói. Ở đây có những ngôi nhà trăm tuổi.
Người dân tộc Mông đi chợ phiên Đồng Văn. Ngoài việc mua bán thì đây là dịp gặp gỡ nhau và trò chuyện.
Càng lên cao, đá càng nhiều, địa hình càng hiểm trở hơn.
Dinh “Vua Mèo” Vương Chính Đức cũng mang dấu ấn của đá
Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ Quốc Việt Nam
Nụ cười trẻ thơ cao nguyên đá.


3 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Chật vật cả ngày, mãi 5g chiều mời thông mạng. May quá!

TranKienQuoc nói...

Vợ chồng Nhất Trung k5 và Vũ Xồm k7 đăng kí.
Riêng bác Thái Tọ và Vân Hùng k4 từng 2 lần phượt bằng motor nhắc, tay lái miền xuôi không thể cấm vô lăng lên xuống đèo trên đó. Nên chăng đi xe đò từ bến Mỹ Đình lên Hà Giang rồi thuê xe của Cty du lịch đi tiếp.

Nặc danh nói...

Anh Chu Thành cũng máu đi.
Đã nhờ Bùi Tuấn H15 liên hệ với ông anh là PGĐ Sở VH-TT-DL Hà Giang để hỗ trợ.