Condor là chim Kền Kền Khoang Cổ. Người phương Đông cho rằng Kền Kền
là loài chim hung dữ, ăn xác chết, và mang lại điềm xấu; nhưng Kền Kền
đối với thổ dân Nam Bắc Mỹ lại là một loại thần điêu. Bộ lạc Chumash
tin rằng khi nào loài chim Kền Kền bị tuyệt chủng, thì sắc dân Chumash
cũng sẽ bị tiêu diệt.
Xưa kia, khi người Âu Châu chinh phục Nam Mỹ, họ đã cai trị vô cùng hà
khắc; khiến người bản xứ chỉ còn biết trông chờ thần điêu Kền Kền từ
rặng Andes bay đến đưa họ trở về vương quốc Inca xa xưa thanh bình
trên đỉnh Manchu Picchu mà ngày nay, Machu Picchu đã trở thành kiệt
tác kiến trúc, một trong bảy kì quan thế giới và là niềm tự hào của
người dân Peru.
Mình có nghe El Cóndor Pasa với nhiều nhạc cụ hiện đại khác nhau
nhưng chỉ với pan flute và tiếng sáo tre của người da đỏ trong video
mình sẽ giới thiệu ngay sau đây mới có thể diễn tả được hết linh hồn
của bản nhạc .
Xuyên suốt El Cóndor Pasa như có một nỗi buồn, một nỗi buồn hoài cổ và
ám ảnh. Có lẽ đó là tiếng thở dài của một tâm hồn da đỏ hiền lành chất
phác trước thế giới đầy dối trá và bon chen, muốn được trở về những
ngày xưa cũ. Có lẽ đó là niềm tiếc thương Đế chế Inca hùng mạnh một
thời, đế chế lớn nhất của châu Mỹ thời tiền Colombo. Nền văn minh Inca
từng vô cùng rực rỡ. Người Inca thậm chí đã xây Machu Picchu, một kiệt
tác về kiến trúc, được xem là một trong bảy kỳ quan của thế giới, bên
cạnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và Taj Mahal của Ấn Độ. Nhưng
rồi đế chế Inca rơi vào nội chiến. Năm 1533, người Tây Ban Nha lợi
dụng tình hình này để chiếm đất. Đế chế Inca sụp đổ. Mặc dù vậy, ngày
nay văn hóa Inca vẫn tồn tại.
Nghe El Cóndor Pasa bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về sức mạnh diệu kỳ
của âm nhạc. Dù cho con người sống cách xa nhau cả về mặt địa lý lẫn
thời gian, thậm chí không hề biết gì về đất nước của nhau, thì tâm hồn
đều có những trăn trở giống nhau. Âm nhạc quả đúng là ngôn ngữ chung
của loài người!
Mời các bạn thưởng thức bản nhạc và cùng ngắm cảnh vật, con người nơi
đây qua video này!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Đã được nghe và chỉ biết đó là bài của thổ dân da đỏ nhưng chưa biết tên và xuất xứ của tác phẩm. Cảm ơn cháu Thủy!
Bài hát này lúc nào nghe cũng rất hay!Hình như tác giả là Paul Simon &Garfunkel?
El Condor Pasa đã được Paul Simon và Arthur Garfunkel soạn thành lời ca hoàn toàn mới là “If I could, I surely would”.
Bản nhạc này có khá nhiều người trình diễn như: Paul Simon & Garfunfel, The Ventures, dàn nhạc Paul Mauriat, v.v…
Cháu rất thích bản nhạc trong video cháu giới thiệu ạ. Với nhạc cụ là Pan flute và sáo tre của thổ dân da đỏ và lại được chính con người nơi đây biểu diễn, cháu có cảm giác là, tiếng sáo và tiếng flute đã diễn tả toàn vẹn linh hồn của bản nhạc. Với cháu, đây là một bản nhạc tuyệt vời ạ!
Tôi cũng đồng ý với cháu Thủy.Nghe tiêng hòa tấu sáo cua người thổ dân hay hơn nghe bài hat tiếng Anh nhiều.HoangChuong
Đăng nhận xét