Có một thi sĩ trong nước đã miêu tả chân dung nhạc sĩ Văn Cao bằng bốn câu thơ như sau:
"Thiên Thai từ giã về dương thế
Suối Mơ ngày ấy Buồn Tàn Thu
Sân đình ngất nghểu ngôi Tiên Chỉ
Uống rượu say rồi hát Quốc Ca !"
Trong bài thơ này có bốn bản nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao là Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu và bài Quốc Ca của nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra ông còn được giới văn nghệ sĩ miền Bắc đặt cho biệt danh “Cụ Tiên Chỉ”. (Thời phong kiến trước năm 1945, cụ Tiên Chỉ là chức vụ to nhất ở trong làng. Mỗi khi có hội họp, tế lễ, cụ Tiên Chỉ luôn luôn được mời ngồi chiếu trên). Tác giả của bài Tiến Quân Ca (Quốc Ca) có rất nhiều tài như hội họa, âm nhạc, làm thơ, viết văn phê bình … Trong vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, nhạc sĩ Văn Cao bị xếp vào thành phần lãnh đạo. Biệt danh “Cụ Tiên Chỉ” là do giới văn nghệ sĩ đặt cho ông để chỉ tài năng đa dạng của ông, nhưng cái biệt danh này lại khiến cho chính quyền cộng sản gán cho ông, kết tội ông là người cầm đầu nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” chỉ trích chế độ đương thời.
Ông bị treo bút, không được sáng tác, về làm người minh họa cho báo Văn Nghệ suốt hơn 30 năm, đến khi già ốm và chết vào năm 1996. Đã hàng chục năm dài, nhạc sĩ Văn Cao buồn cho thế sự, buồn cho tình đời, nên ông đành mượn chén rượu giải sầu. Tài uống “rượu suông” (uống rượu mà không có thức nhắm) của ông Văn Cao thật kinh người. Ông có thể ngồi uống hàng lít rượu mà vẫn không say, vẫn tỉnh táo như thường.
Trong chương trình Asia 55, chúng ta được xem một đoạn video clip của nhạc sĩ Văn Cao trả lời phỏng vấn năm 1995 trước khi ông mất, về những bài hát thời tiền chiến của ông với thật nhiều kỷ niệm luyến tiếc. Thần trí ông thật minh mẫn và ông đã kể lại rành mạch từng cảm xúc của ông khi sáng tác những bài hát này cách đây hơn 60 năm.
Có một giai thoại do chính người con trai thứ ba của ông là kỹ sư xây dựng Nguyễn Nghiêm Bằng (sanh năm 1951) kể lại cho một người bạn và được giới văn nghệ sĩ miền Bắc truyền tụng sau này là: Vào lúc Văn Cao bị “đánh tả tơi” sau vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” thì bà Nghiêm Thúy Băng - vợ của ông – đã có lần mắng vào mặt mấy “thằng bạn chí cốt” của chồng, giờ đang nắm chức cao quyền trọng như sau:
“Các ông ghen tài rồi thù chồng tôi ..các ông kỷ luật anh ấy … nhưng chồng tôi vẫn là người được nhân dân tôn kính …Khi bài “Tiến Quân Ca” của anh ấy cất lên, ngay cả các ông vẫn phải gục đầu xuống !”. (trích từ cuốn “Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn” của Lý Hồng Xuân, Văn Nghệ, California, USA, 2000)
(Hình bà Văn Cao và nhạc sĩ Văn Cao ở nhà riêng, 1994)
Trước kia, giới văn nghệ sĩ ở Hà Nội vẫn thường than thở với nhau là nhạc sĩ Văn Cao là tác giả duy nhất của bài Quốc Ca (so với những tác giả Quốc Ca khác trên thế giới) vẫn còn sống sót được trong suốt 50 năm (1945-1995), nhưng lại là người bị chế độ trù dập và phải cư trú trong một căn nhà rất tồi tàn, nghèo khổ, xoàng xĩnh nhất ở thủ đô Hà Nội.(Nghĩa la không được chính quyền ưu đãi gì cả so với công lao của ông).
Khoảng năm 1993, bỗng dưng giới sinh hoạt văn nghệ Hà Nội được tin sẽ có một buổi lễ kỷ niệm “Nửa Thế Kỷ Âm Nhạc VN” nhằm vinh danh các nhạc sĩ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc VN. Buổi lễ được thực hiện rất trang trọng tại nhà hát lớn Hà Nội với nhiều viên chức chính quyền và quan khách ngoại quốc tham dự. Đến tiết mục thứ 13, ban tổ chức cho hát bài “Làng Tôi” và mời tác giả là nhạc sĩ Văn Cao lên sân khấu để ban tổ chức trao tặng bó hoa danh dự. Khán giả nồng nhiệt vỗ tay rào rào hàng chục phút. Nhưng mọi người chờ hoài mà không thấy nhạc sĩ Văn Cao đâu cả . Có người nói là :” Ông Văn Cao đòi thay tiết mục, ông đề nghị hát bài “Thiên Thai” không được, nên buồn bực không tới dự, vì ban tổ chức đã tự ý chọn bài “Làng Tôi” (1947) của ông sắp xếp vào chương trình.(trích “Vài Câu Chuyện Làng Văn Hà Nội” ký sự văn học của Lý Kiệt Luận, California, USA, 1994)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Mấy câu thơ về ông là của nhà thơ Xuân Sách trong "Chân dung các nhà văn". Uttroi từng giới thiệu tác phẩm này ngày 30/11/2011.
Các vị ở nước ngoài viết về trong nước có vài vị bị khó vì chỉ được nghe người này người kia nói lại.
Cụ Văn Cao có nhiều nỗi buồn riêng nhưng nói Cụ phải cư trú trong một căn nhà rất tồi tàn, ngheo khổ, xoàng xĩnh nhất ở Thủ đô thì thật không phải. Ngôi nhà Cụ ở phố Yết Kiêu là một ngôi biệt thự cổ .
Tất nhiên thời đó, nhà có cái quạt tai voi LX đã coi là giầu, trong nhà Cụ Văn chắc cũng không sáng loáng, đầy đủ tiện nghi như bây giờ . Cùng trong phố ấy, nhà của họa sỹ Sáng chỉ hơn 10 m2 thôi mà còn chịu cảnh tranh chấp!... (TĐ)
Bác TĐ ạ, ta tôn trọng những cái nhìn đa chiều. Thật ra anh em ở xa không như ta từng "trong chăn", biết hết!
Đăng nhận xét