Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Trao đổi: Dân ta có thua dân Nhật???

Sáng thứ bảy, cô cháu gái – phóng viên trẻ ở Bee.net.vn – gọi vào: “Chú ơi, chú có đọc bức thư từ Nhật gửi về, xôn xao báo mạng mấy ngày nay?”. “Có. Cảm động lắm!”. “Vâng, cháu cũng đã khóc nhưng cứ có một suy nghĩ, dân ta cũng thế đấy chứ. Hay là chú…”.
Vâng, tôi đã nhận lời ghi lại những mẩu chuyện đầy tình người, đầy trách nhiệm “mình vì mọi người” của dân Việt mà một thời được từng trải…
1.              Chuyện ngày đi sơ tán:
Cô bạn tôi tên Bình, công tác tại Tổ chức chính quyền thành phố HCM, khi đọc bài báo này đã nhớ lại... Năm 1964, chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ mở rộng ra miền Bắc XHCN. Lập tức các cơ quan, xí nghiệp, trường học phải rời Hà Nội, Hải Phòng về nông thôn.

Ngày ấy mới 8 tuổi, em theo nhà trường sơ tán về một xã thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Bọn nhỏ lít nhít, lấn đầu xa cha mẹ, được thầy cô tách ra từng nhóm về sống trong các gia đình nông dân.
Bà con ngày ấy cũng nghèo lắm, không có nhà đúc, mái ngói như ngày nay, nhà nào cũng chỉ là nhà tranh vách đất, cũng nheo nhóc con trẻ. Vậy mà chỉ nghe UBND xã thông báo: từng gia đình có trách nhiệm tiếp đón và lo nơi ăn, chốn ở cho các cháu học sinh Hà Nội. Dù không phải máu mủ ruột thịt mà chúng em được các mẹ, các chị lo như con em trong nhà.
Nhớ mãi mùa đông năm ấy, ở nông thôn làm gì có điện, nước giếng thì lạnh toát, bọn trẻ Hà Nội không quen. Đêm ngủ thiếu chăn ấm, thiếu màn. Thế mà bà con dành cho tụi em nằm trên tấm phản ở gian giữa, hay trên giường ở nhà trên. Còn cả nhà chui xuống dưới bếp.
Sao cái tình ngày ấy lớn thế! Đã gần 50 năm rồi, cứ lần nào ra Hà Nội là em cố gắng thu xếp về thăm gia đình sơ tán ngày xưa.

2.              Nhường câu đối hoành phi, cả gỗ chờ làm áo quan lát đường cho xe bộ đội:
Anh Đinh Văn Quảng, đồng ngũ với chúng tôi, quê Quảng Bình. Những năm giặc Mỹ đánh phá thì Quảng Bình như một túi hứng bom. Đường xá nát bét mà đấy chính là con đường giao thông chở bộ đội, chở khí tài, đạn dược chi viện cho miền Nam.
Anh nhớ lại: Mùa mưa năm ấy, bom Mỹ cày nát con đường chạy qua làng. Xe cộ bị tắc. Công binh về san đường mà không kịp. Thấy thế ông nội giục gia đình: “Tháo mấy câu đối, hoành phi xuống, mang ra cho bộ đội. Xương máu các chú không tiếc thì mình tiếc gì những cái đó, dù là nơi thờ cúng Tổ tiên”.
Cảm động hơn, không ít gia đình dành dụm được ít gỗ rừng chờ “làm áo” cho các cụ ngày đi xa; vậy mà họ chẳng tiếc.

3.              Chết đói cũng không động đến lương thực, thực phẩm được giữ:
Có anh lính Trường Sơn được giao nhiệm vụ ở lại canh giữ kho gạo cùng thực phẩm, quân trang niêm cất trong một hang ở rừng sâu miền tây Quảng Bình. Còn cả đơn vị hành quân vào Nam.
Ở lại giữa rừng, anh tự tăng gia, trồng lúa, trồng rau, tạo nguồn sống. Đến vài năm, khi đơn vị trở lại, thấy kho lương thực, thực phẩm còn nguyên. Ai cũng bảo, có thể lấy ít ra mà dùng thì anh nói: “Thà chết đói, chứ nhất quyết không chạm đến một hạt gạo, vì đó là xương là máu của đồng đội tôi. Chỉ cần dùng một hạt gạo thì con người ta có thể xài hết cả kho”.

4.              Dũng cảm hy sinh cứu dân:
Chắc mọi người chưa quên chuyện hy hữu xảy ra gn chc năm trước vi mt chuyến xe khách trên đèo Hi Vân.  Bỗng nhiên xe mt phanh, lao phăng phăng xung dc. Đúng lúc him nguy “ngàn cân treo sợi tóc” thì người lái xe li b xe, nhy xung đường, mc cho hàng chục hành khách đang hoảng hốt trông chờ vào may ri.
Vậy mà mt hành khách đã dũng cảm nhảy lên, ngồi vào vị trí tài xế và bình tĩnh xử lý, cm vô-lăng khéo léo điều khiển cho xe áp thành vào ta-luy đèo. Tốc độ xe gim dần. Cui cùng, my chc con người trên xe được cu sng. Riêng anh tài xế vì chỉ lo đến mạng sống, liều lĩnh nhy xung, b gãy tay(!).

5.    Bà chị của chúng tôi:
Bạn tôi kể: Đợt huấn luyện trước khi vào Nam, đơn vị xe tăng của anh đóng quân ở Vĩnh Yên, sống “ba cùng” trong dân. Có cơm ăm cơm, có cháo ăn cháo.
Chị chủ nhà Nguyễn Thị Thiện một nách những bảy con, nheo nhóc. Vậy mà đêm nào đi tập về, chị vẫn dành cho tiểu đội nồi cháo nóng. Chả có gì ngoài mấy hột muối rắc vào. Ôi, sao mà ngon thế!
Sống một thời gian mới hay, các cháu con chị hàng ngày chỉ có khoai, sắn trừ bữa. Chuyện cảm động đầy tình người ấy theo chúng tôi suốt dọc đường vào chiến trường.
Nay, bảy cháu đều phương trưởng. Về thăm lại “cơ sở cách mạng” được nghe bà chị  nói mà mát lòng: “Chị không tham gia trực tiếp đánh giặc nhưng được cùng chia sẻ với các em nên các cháu mới “có hậu” như ngày hôm nay”.
Suy nghĩ:
Phải nói, hơn nửa thế kỷ qua, sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản từ tan hoang đã xây dựng một đất nước với cơ sở vật chất hiện đại cùng thượng tầng xã hội văn minh, con người sống rất văn hóa và kỷ luật cao. Trong gian khó, với tính cách của họ, tin rằng nhất định sẽ vượt qua.
Còn chúng ta cũng đã một thời như thế. Thử hỏi, nếu đất nước ta cũng xảy ra tình trạng tương tự thì con người Việt sẽ thế nào, khi mà chúng ta từng có những chuyện đẹp cũng như thế???


6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tính tổ chức KL của dân ta giờ kém lắm. Xếp hàng cứ thế mà chen ngang; đi tàu xe mạnh ai nấy vượt, kể cả khi đèn đỏ (không thèm theo luật); tắc đường thì tự mở đường (tuy rằng càng mở càng tắc)... Nói chúng là vô chính phủ.
Kỷ cương xuống cấp, đạo đức xuống cấp...

Nặc danh nói...

...Và lãnh đạo xuống cấp.

Nặc danh nói...

Chúng ta đã từng có những tính cách Việt Nam rất đáng tực hào trong khó khăn.Trong 20 năm gần đây trong đời sống xã hội Việt Nam xuất hiện vô vàn tính cách,cách ứng sử xấu.Trước hết là trách nhiệm của Những người lãnh đạo đã sao nhãng trong việc củng cố,phát triển sự nghiệp giáo dục,sau đó là từng cá nhân chúng ta.Chúng ta hãy cũng nhau học tập những phẩm chất tốt đẹp cua người Nhật trong thảm họa,cùng phát huy những phẩm chất đáng quý vốn có có của dân tộc Việt Nam.Kháng Chiến

Nặc danh nói...

KC nói rất đúng. Dân ta không hèn kém . Lãnh đạo ta những năm gần đây đã xuống cấp và hèn . Vừa mới hôm qua nghe họ biểu quyết không ai trong bọn họ có tội trong vụ Vinasim! Vậy là tiền bạc đóng thuế của dân không có sóng thân, không có động đất, tự động trôi ra sông ra biển?
Đừng có trách nhân dân, nhìn kỹ những người lãnh đạo nước ta hiện nay,biết ngay nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức xã hội là từ chính họ! (TĐN từ Berlin)

Nặc danh nói...

Thượng bất minh - Hạ tắc loạn

Nặc danh nói...

Biết rồi! Khổ lắm ! Nói mãi! Ấy là Đảng biết rồi! Nhưng khó lắm , "có ai báo cáo đâu mà biết?". Đã làm người, ai chẳng có khuyết điểm? "Cứ có khuyết điểm là cách chức, là kỷ luật thì lấy ai làm viêc?" Vả lại ai lại đi lấy đá tự ghè vào chân mình? Có mà điên!!!