Hiếm khi 2 anh em lại học cùng 1 lớp như Trần Vinh, Trần Quang. Sau này mới biết vì ông già là "dân Quân báo", cài sâu vào vùng địch. Nhà Vinh, Quang ở Đỗ Hạnh (nay chả hiểu sao đổi thành Đỗ Hành?), gần nhà tôi nên sau khi học xong Trỗi hay qua lại chơi.
Mấy năm ra sống ở HN (2008-2010), nhờ Hạ Thanh Xuyên báo nên biết mà hay qua "cửa hiệu" của Quang làm chìa khóa. Gọi là "cửa hiệu" cho oai, thực ra là có cái hòm đồ nghề, cái ô che nắng, cái ghế gỗ để ngồi và ổ cắm điện chạy máy phay chép hình, ngay đầu phố. Đội mưa đội nắng lấy công làm lãi, lấy tiền nuôi vợ con.
Hỏi ra Trần Vinh cũng hành nghề (nghề 2 anh em học lỏm đuợc của phố Đỗ Hạnh
sau khi đi bộ đội về) này dưới dốc Hoàng Hoa Thám, gần dốc Buởi. (Anh em HN thấy Vinh khó khăn từng góp tiền mua máy nén, máy hút để rửa xe. Nhưng không bỏ đuợc nghề "Khoá ơ!"). Ngày Trần Quang đi, Vinh về với vai trò ông cả. Lặng lẽ, buồn, chả nói gì. Mồm meo méo cảm ơn. Anh em k5 xúm tay vào làm hết cho bạn.
Sau đó còn vài lần gặp Vinh ngày họp lớp ở Hải Xồm Nguyễn Đình Chiểu. Vẫn không mất đi cái mồm meo méo từ hồi Trỗi. Hai anh em Vinh-Quang đúng là những người lao động chân chính.
Trong điện thoại tôi vẫn lưu số máy Vinh: 01634763851. Vậy là từ hôm nay không gọi cho bạn đuợc nữa. Vinh sống khôn chết thiêng, hãy phù hộ cho vợ con và bạn bè!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Chính Hạnh "bò" là người đầu tiên báo Huấn tin Vinh "méo" mất. Hay thật, có thể làm ngụ ngôn Trỗi về lòng khoan dung, hòa hợp.
Chỉnh Huấn
Huấn vết đi!
Đăng nhận xét