David Copperfield tên thật là David Seth Kotkin (sinh 16 tháng 9 năm 1956) là một ảo thuật gia người Mỹ nổi tiếng nhiều trò ảo thuật huyền bí và luôn gây bất ngờ với khán giả. Anh là nhà ảo thuật thành công nhất thế giới về mặt thương mại. Khoảng 40 triệu lượt khán giả đã mua vé xem anh trổ tài, giúp anh thu được hơn 1 tỷ USD.
Năm 1983, cả thế giới đã phải sửng sốt bởi pha trình diễn làm biến mất Tượng thần tự do của Mỹ trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả và triệu triệu người xem truyền hình trực tiếp.
Cưa người
Bay trong không gian như chim
Chui qua bức tường vạn lý trường thành
Lao mình xuống dòng thác
Làm biến mất cả đoàn tàu có người ngồi trong.
Bình quân trong một năm Copperfield có trên 500 buổi biểu diễn-phần lớn tại Las Vegas
Sinh ra tại New Jersey với tên David Seth Kotkin, Copperfield bẳt đầu biểu diễn ảo thuật lúc lên 12 tuổi và trở thành người trẻ nhất được gia nhập Hội các nhà ảo thuật Mỹ. Lúc lên 16 tuổi, anh được học ảo thuật tại Đại học New York.[3] Lúc anh 18 tuổi, anh nhập học Đại học Fordham, và vào vai diễn chính trong 3 tuần trong vở nhạc kịch Chicago - Người đàn ông có phép thuật - do Holland, MI's John Tammi làm đạo diễn, rồi lấy tên là David Copperfield theo tên của Nhà ảo thuật trong tác phẩm cùng tên của Nhà văn Charles Dickens. Năm 19 tuổi, ông đã được lăng-xê rầm rộ ở khách sạn Honolulu, Hawaii.
David Copperfield vào vai nhà ảo thuật Ken trong bộ phim kinh dị Terror Train vào năm 1980. Ông cũng tạo nên sự xuất hiện khó tin trong bộ phim Prêt-à-Porter năm 1994.Hầu hết các lần xuất hiện của ông đều trên các chương trình tivi đặc biệt hay là các điểm nhấn trên các show truyền hình. Các màn trình diễn chủ yếu của ông là làm biến mất Tượng Nữ thần Tự do, bay như chim, bay qua hẻm núi Grand Canyon, và đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành.
Năm 1982, Copperfield thành lập Project Magic, một chương trình phục hồi nhằm giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển cơ thể bằng cách sử dụng kỹ thuật sleight-of-hand như một liệu pháp vật lý. Chương trình này đã được American Occupational Therapy Association công nhận, và được sử dụng ở hơn 1100 bệnh viện ở 30 nước trên toàn thế giới.Năm 1996, David tham gia nhóm cùng với Dean Koontz, Joyce Carol Oates, Ray Bradbury và những người khác cho cuốn tiểu thuyết " Sự thần kỳ của David Copperfield về những điều không thể" - cuốn tiểu thuyết bằng thơ về thế giới ảo thuật kỳ bí. Cuốn sách thứ 2 được xuất bản cuối năm 1997 với tên " David Copperfield - Ngoài sức tưởng tượng".
Năm 1983, cả thế giớiđã phải sửng sốt bởi pha trình diễn “ma quỷ” của ảo thuật gia David Copperfield: trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả và triệu triệu người xem truyền hình trực tiếp, gã “phù thủy” gốc Do Thái hô biến cho bức tượng khổng lồ mất tích không dấu vết, và tất nhiên, sau đó trở lại nguyên hình.
Chắc chắn, ngài Copperfield sẽ không bao giờ tiết lộ đã thực hiện trò ảo thuật đó như thế nào. Giải thích sau đây chỉ là lời suy đoán của các chuyên gia nghiên cứu từ The Straight Dope - thời báo chuyên giải đáp mọi thắc mắc từ độc giả. Họ lý giải hiện tượng này dựa trên một lý thuyết khá phổ biến từ cuốn sách “Bigger Secrets” của tác giả William Poundstone.
Bước đầu tiên, Copperfield cho dựng lên hai cột tháp ở hai bên sân khấu, làm thành mái vòm để căng tấm màn rủ che kín Tượng thần Tự do. Khung cảnh đập vào mắt khán giả lúc đó - dù tận mắt chứng kiến trước sân khấu hay qua truyền hình - đều là cảnh đằng sau mái vòm nhân tạo.
Màn buông. Ngài Copperfield bắt đầu thao thao diễn thuyết trước đám đông đang mang nặng trong lòng nỗi nghi hoặc. Chẳng ai để ý rằng trong thời khắc ngắn ngủi mà tuyệt đối quan trọng đó, sân khấu nhẹ nhàng chuyển động xoay tròn trên bục quay.
Khi tấm màn được kéo lên, Tượng thần biến mất đúng như ý đồ của nhà ảo thuật, nhưng kỳ thực vào lúc đó, tầm nhìn của khán giả đang bị che khuất bởi một trong hai cột tháp. Người ta còn nói rằng Copperfield đã sử dụng ánh sáng cực mạnh để “làm mù” người xem.
Anh từng tự xẻ mình thành hai mảnh, từng đoán trước kết quả xổ số và làm biến mất tượng Nữ thần Tự Do. Tuy vậy trong đời tư nhà ảo thuật tài hoa David Copperfield lại khá long đong lận đận.
Trong hơn 30 năm qua đã có hàng triệu khán giả trên thế giới trầm trồ thán phục tài năng của nhà ảo thuật hàng đầu thế giới này. Không ít khán giả tự hỏi những pha diễn của David Copperfield có còn là những màn ảo thuật hay đã trở thành những trò phù thủy ma quái. Ngày 16/9 vừa qua, nhà ảo thuật trứ danh này đã bước sang tuổi ngũ tuần.
David sinh ngày 16/9/1956 tại Metuchen, New Jersey, với cái tên "cúng cơm" là David Kotkin. Tài ảo thuật của chú bé David xuất hiện rất sớm. Mới 11 tuổi, cậu bé này đã được mệnh danh là “Davino, nhà ảo thuật tí hon” và cậu đã bắt đầu kiếm tiền bằng những trò ảo thuật khéo tay.
Khi 12 tuổi, cậu đã nổi tiếng đến mức được kết nạp vào Hội Các nhà ảo thuật Mỹ (Society of American Magicians).
Sau này David đổi tên là David Copperfield – tên một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Anh nổi tiếng Charles Dickens. Cuộc đời nghệ thuật của David Copperfield lên như diều gặp gió: năm 1974, anh thủ vai chính trong chương trình ca nhạc mới nhan đề “The Magic Man” ở Chicago. Vở này được trình diễn trong một thời gian dài kỷ lục ở Chicago.
Sau thắng lợi vang dội đầu tiên đó, David liên tục nhận được lời mời biểu diễn trong các chương trình truyền hình cũng như đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Các chương trình truyền hình này được truyền tới 40 quốc gia trên thế giới với số lượng khán giả lên đến 3 triệu người.
Những màn biểu diễn của David Copperfield càng ngày càng hấp dẫn và ghê rợn hơn như màn trình diễn anh tự trói mình trên một cái phà lửa bốc cháy hừng hực và lao xuống thác nước Niagara.
Hiện nay bình quân trong một năm Copperfield có trên 500 buổi biểu diễn - phần lớn tại Las Vegas. David là ảo thuật gia đầu tiên được tôn vinh vĩnh viễn tại đại lộ Walk of Fame ở Los Angeles. Tài năng ảo thuật đã đưa David Copperfield không chỉ nổi danh trên thế giới mà còn giúp anh vượt qua những rắc rối thường ngày.
Đầu năm 2006, anh và hai nữ trợ lý của mình đã bị một băng cướp gồm 4 tên, mang theo vũ khí tấn công ngay tại Florida. David đã dùng tài ảo thuật của mình lừa bọn cướp, David lật túi để bọn cướp biết anh không có tiền cũng như điện thoại di động mặc dù anh mang trong người ví tiền dày cộp, không chỉ vậy anh còn bình tĩnh ghi nhớ lại biển số xe của bọn cướp để báo cảnh sát. Trong khi đó hai trợ lý bị trấn lột toàn bộ tiền bạc và cả điện thoại di động. Chỉ trong tích tắc, bọn cướp lên xe tẩu thoát và sau đó sa lưới cảnh sát.
Tuy nhiên, những trò ảo thuật này chỉ là chuyện vặt đối với David Copperfield, từ lâu khán giả đòi hỏi ở anh những màn trình diễn cực kỳ đặc sắc và vô cùng gay cấn, nguy hiểm.
Năm 2001, David đã đoán đúng kết quả xổ số nhiều tháng tại một chương trình biểu diễn trên Đài Truyền hình ZDF của Đức. Tất nhiên những con số dự đoán của anh đã được ghi âm và cất giữ trong một két sắt cho đến ngày kết quả xổ số được công bố. Nhưng liệu những lần đoán đó David có mua vé số hay không, nếu có thì David đã có được một khoản tiền trúng thưởng tổng cộng là 3,1 triệu euro!
David hoàn toàn không phải lo về chuyện tiền bạc. Từ những năm 1990 đến nay David luôn đứng đầu danh sách do tạp chí Forbes bình chọn là nghệ sĩ có thu nhập cao nhất thế giới và có khoảng cách lớn so với người thứ hai.
David là người giàu có nhưng anh lại không gặp may trong đời tư. Cho đến nay, David dường như chưa tìm thấy nửa thứ hai của mình. Người ta ít biết về đời tư của người nghệ sĩ này.
David Copperfield đã đính hôn với siêu mẫu Claudia Schiffer nhưng mối quan hệ này đã chấm dứt sau 6 năm.
David Copperfield từng có lần mở hệ thống nhà hàng mang tên "Magic Underground". Hệ thống này được xây dựng ở 2 khu vực, một ở Thành Phố New York và một ở Walt Disney World (hình chú chuột Mickey ẩn trong lòng đất, còn gọi là Hidden Mickey). Các nhà hàng này sử dụng "D.A.V.I.D" (Digital Audio-Video Interface Device, thiết bị tương tác nghe nhìn kỹ thuật số) để liên hệ với khách hàng. Chúng đã được trang bị hệ thống videophone. Ngoài ra, các bàn thực khách ngồi có thể lướt vòng quanh căn phòng và thậm chí những người phục vụ còn có thể trình diễn ảo thuật khi họ đem thực đơn đến cho khách. Cuối cùng, kế hoạch này bị trục trặc và kế hoạch ở Walt Disney bị hủy bỏ.
http://www.youtube.com/watch?v=wChk5nY3Kzg
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét