Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Học khoan cọc nhồi 2 (KQ)

Thế nào là công nghệ khoan cọc nhồi?
Trước hết phải xin lỗi ông Toàn Thắng vì đã bốc phét qua mặt!
Các công trình cao tầng, nhất là ở vùng đất yếu phải làm nền móng thật kĩ, nếu không sẽ nghiêng, đổ; nhất là vùng ven SG (các quận 7, 8, 9, 11, 12, Nhà Bè…). Mà gia cố nền móng có nhiều biện pháp: làm móng băng, đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi… dựa trên nguyên tắc: phải đủ tải cho công trình (tính đến tải động: gió, bão, động đất, rung động do các phương tiện xe cộ chạy qua…).
Để có thiết kế chính xác buộc phải khoan khảo sát địa chất, nhất là với công trình lớn. Còn với nhà dân có thể khoan “2 trong 1”, sau mũi khoan đầu tiên là có thể có số liệu địa chất khu vực.





Ba Tỷ cử đội thi công xuống. Ngay hôm sau khoan đã có kết quả: ở độ sau 18m có lớp cát nâu, 21m - lớp cát vàng đủ chịu tải. Vậy là so với thiết kế ban đầu phải khoan cọc nhồi 20m thì thực tế là 21m. Dự báo về địa chất khá chính xác.
Công nghệ khoan cọc nhồi:
1.       Dùng mũi khoan 100 (10cm) khoan dẫn. Khi cần vượt qua các lớp đất đá cứng phải tăng tải (mà với công nghệ thủ công là dùng người đứng trên đầu khoan). Cái thằng cu thợ 21 tuổi (nói ở bài trước) chuyên “đứng mũi chịu sào”.
<><><><> <><><><> <><><><>
Khoan tim, có mương và bể chứa nước.
2.       Để giảm ma sát khi khoan phải dùng nước “làm trơn”. Vì vậy phải có 1 bể chứa nhỏ. Nước giếng bơm lên bể, từ đây được máy bơm thứ 2 bơm lên đầu khoan rồi nước theo đường ống đưa xuống mũi khoan.  Khoan đến đâu có nước đến đấy vừa làm mát mũi khoan vừa làm mềm đất. Dĩ nhiên nước sẽ đầy và trào ngược. Phía trên đắp sẵn đường mương dẫn nước về lại bể chứa. Nghĩa là nước luôn đối lưu: bể chứa-mũi khoan-mương-bể chứa. Nói vậy không có nghĩa cứ nhiều nước sạch từ giếng lên là tốt mà phải có “chất kết dính” theo nước từ mũi khoan lên lẫn trong nước. Chất này có tác dụng như chất làm kín lỗ khoan.

3.       Khi khoan dẫn tới 18m thì rút lên thay mũi khoan 300 (30cm). Dĩ nhiên phải rút dần từng đốt. Quá trình khoan tái diễn như trên. Khi tới độ sâu 21m (7 ống dài 3m) thì dừng, cho bơm nước xuống chừng 15-20’ để làm sạch giếng khoan, đẩy bùn trong giếng lên. Sau đó rút mũi khoan lên.
4.       Công tác chuẩn bị đổ bê-tông được thợ bô sắt làm sẵn những lồng sắt dài 5,85m với đường kính 30cm. Lồng phía dưới chỉ cần 3 cây sắt chủ, đan thưa hơn. Hai lồng trên dùng 6 sắt chủ.
Thả lồng sắt.
5.       Thả lồng sắt: Cũng dàn khoan đó được sử dụng làm cần cẩu hạ lồng sắt. (Phải nói dân ta rất tài, chế các loại máy liên hợp vừa khoan, cẩu, bơm… trên 1 chiếc xe cuốc nhỏ của Nhật). Hạ từng lồng một rồi cho dừng để hạ lồng mới và buộc sắt liên kết. Ba lồng sắt khoảng 16m được treo trong hố giếng.

6.       Đổ bê tông: Lần lượt các ống dài 1,5m có đường kính 100 được thả vào trong lòng lồng sắt treo. Việc đổ bê tông bắt đầu. Cứ tỉ lệ: 2 xi, 4 cát, 3 đá – đảm bảo độ lún sụt là 20-30%. Việc đổ bê tong diễn ra chừng 30-45’ là xong. (Phía chân tim có chừng 4-5m bê tong đế rồi mới đến phần bê tong có cốt sắt).


Đổ bê tông cho tim.
7.       Cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Nhưng tim sau không khoan sát tim trước mà phải chờ ít nhất là 12g đồng hồ cho bê tông khô. Việc khoan và thi công phải theo hình zic-zắc, sao cho mương dẫn nước được bố trí hợp lí nhất cho việc dẫn nước từ mũi khoan về bể chứa.


Tai nạn
Chiều thứ sáu tuần trước, tổ trưởng Tám ứng cho bọn trẻ 500K/người. Vậy là sáng thứ bảy thấy các chú ăn vận bảnh bao và biến. Bậy thế. Tám bảo: “Chúng nó có thói quen, có tí tiền là chạy đi ăn nhậu với bạn bè đã, xong mới về làm việc”. Vậy là Ba Tỷ phải điều ngay 2 thợ già xuống.
Giám sát họ làm việc, Trần Hải bảo: “Làm như Tây, anh ạ! Chả nói với nhau 1 câu hay đùa cợt như bọn trẻ, ai việc nấy cứ thế mà làm”. Hiệu quả của 3 thợ này còn hơn tốp 5 thợ trước. Khi Ba Tỷ xuống, tôi đùa: “Ơ VN ta còn lâu mới có giai cấp CN!”. Anh ta cười: “Thế đấy, anh ạ!”.
Chiều chủ nhật thấy cu thợ 21 tuổi có mặt. Tuần này là 29 tim hoàn thành. Ba Tỷ bao từ A đến Z (cả vật tư và công) nên giá thành trên 300k/m khoan cọc nhồi.
Ai cần thông tin xin sẵn sàng tư vấn.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Basement không vững là đổ!

TranKienQuoc nói...

Khu đất Gò Vấp, Phú Nhuận ở độ sâu 20m có cát vàng, đất sét, sỏi gan gà nên khi gặp nước sẽ tạo thành 1 lớp kết dính. Nếu không có lớp này phải mua những bịch bột sét, pha với nước, đổ vào mũi khoan để dẫn xuống trám trét thành giếng khoan.
Khi khoan các mũi khoan lấy dầu ở biển, phải mang những bịch này từ đất liền ra.