"Mẹ ơi, người chú đó dơ quá ! Con không dám đến gần chú ấy”.
Khi bạn tôi đến chỗ sữa xe thay nhớt đã nghe được từ miệng một cô bé ước chừng 6 tuổi nói. Thật ra cô bé cái gì cũng không biết, tôi không trách bé, chỉ trách mẹ của bé mà thôi. Vì mẹ của bé đã nói với cô bé một câu, điều đó đã thật sự làm tổn thương đến trái tim và ước mơ của người thợ: “Sau này con nhớ chăm chỉ học hành, không thôi mai mốt con sẽ đi làm khổ công, lao động chân tay, toàn thân đều dơ dáy và hôi, đáng sợ lắm biết không con!”.
Người thợ ấy nghe được thật sự cảm thấy rất khó chịu, không dám nhìn thẳng vào mắt bé. Nghề nào cũng là nghề, người thợ ấy tay nghề rất linh hoạt, thái độ cũng rất hòa nhã. Dạy cho bé đừng bao giờ trở thành “người dơ bẩn” để đi học, có thật học sẽ vui và ý nghĩa hơn hay không ? Tôi chỉ e rằng, trái tim của bé càng bị mẹ làm cho “dơ” thêm mà thôi.
Hai mẹ con vừa đi khỏi, ông chủ liền nở nụ cười hòa nhã nói: “Chỉ vì tôi thích động cơ xe, cảm thấy có duyên với xe, mọi người ai cũng khuyên tôi đừng làm nghề này, nhưng tôi đã tạo dựng được một cơ ngơ, lại cung cấp cho con lên đại học. Tôi thiết nghĩ làm bất cứ nghề gì chỉ cần tận tâm, thì mọi người sẽ nể trọng, nhưng, tôi đã sai, cái xã hội này sai rồi!”.
Sau đó ông ta đã rất nhanh giúp tôi thay nhớt xe xong và chỉ vào một tờ chứng chỉ dán trên tường, trên đó đề: Bằng tốt nghiệp viện cơ khí đại học quốc gia Đài Loan.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Chỉ có lao động sáng tạo mới có tư do chân chính!
Bây giờ các trường kỹ thuật cũng khó tuyển sinh vì kỹ sư phải làm việc thực tế vất vả mà lương thấp, không có "màu mè". Các ngành kinh tế quản lý ngày càng đông với hy vọng "ngồi phòng máy lạnh, lương bậc có thấp thì lậu nó bù". Một nền kinh tế mà nhân lực cấp cao không có người làm, chỉ có người mua bán chỉ trỏ. Đến cái đinh ốc sản xuất cũng không ra hồn vẫn hô vang "hiện đại hóa".
Ko cần bác thợ sửa xe đó có bằng tốt nghiệp ĐH hay k, thì cũng đáng trân trong nghề nghiệp của bác ấy. Nghề nào chính đáng và lương thiện cũng đáng đc trân trọng.
Ngày ĐHQS ở Vĩnh Yên, khi chưa cho sĩ quan tự nấu ăn, anh nào cũng phải lo mấy chục kí rau xanh nộp bếp mỗi tháng. Vậy là chiều nào từ KS đến PTS, TS đều đi lấy phân, tưới rau hết. (Thậm chí còn tranh nhau nơi WC!).
Chiều nắng, thấy mấy bác già mặc xà lỏn, áo may ô, đang quẩy gánh đi lấy phân tăng gia, bà mẹ trông thấy đã dạy con:
- Phải chịu khó học, chứ không sau này lại đi gánh phân như cái nhà bác kia.
Đăng nhận xét