Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Vụ "cướp đất" Văn Giang, ý kiến từ 1 người có tâm và có trách nhiệm

Dự án này tôi biết, thậm chí buổi đầu cách đây 5,6 năm tôi còn được mời xây dựng ý tưởng.
Khiếu kiện của dân kéo dài, đã có nhiều cuộc tập trung đông ở Văn phòng Quốc hội. Ban đầu được giải thích rằng, vấn đề mấu chốt là đền bù và số đông đã nhận, nay chỉ còn số ít còn lại (chính xác cụ thể không nắm được?).
Nhưng vấn đề theo tôi là: chính sách không nhất quán. Vì nếu thoả mãn những người còn lại thì những người đã chấp hành (dù không tự nghuyện) được coi là gương mẫu nay trở nên thiệt thòi... Vì thế mọi cái trở nên bức xúc cả 2 phía (nhà đầu tư) cũng như (và nhất là) người dân.
Nhìn tổng thể thì đúng là với dự án này sẽ tạo ra một không gian đô thị đẹp ở sát kề Thủ đô, khi đường sá giao thông đựoc cải thiện thì quá đắc địa. Bởi thế cho dù lúc này bất động sản đang đóng băng nhưng triển vọng lại rất thuận. Các nhà đầu tư cũng chịu thiệt hại lớn nếu không triển khai (lấy đất theo quyết định của Thủ tướng đã từ lâu, 2003?); còn dân thì ngày càng thấy mình thiệt.
Chỉ có những ai xài "dầu bôi trơn" là bình yên và cứ mỗi lần sự kiện nóng lên chắc sẽ lại được bôi trơn tiếp. Cái vòng xoay ấy là người dân trong cuộc khổ, còn những người khác thì lo lắng...
Thế hệ chúng ta đựoc nhào nặn bởi những nguyên lý đẹp đẽ thì thấy thất vọng. Tuy nhiên cũng phải nhận ra rằng, chúng ta còn trong cái mớ bòng bong này cho đến khi nào thì chẳng biết đựơc.

9 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sau vụ Tiên Lãng ,trên VTV có phóng sự về cưỡng chế người nông dân ở Duy Tiên Hà Nam ,nay việc cưỡng chế này dùng đến lực lượng cảnh sát ,có nổ súng chỉ thiên trấn áp về tinh thần thì vượt quá những ý niệm tốt đẹp về chính quyền cũa "nhân dân". Như vậy người lãnh đạo đẩy người nông dân thành lực lượng đối đầu với mình . Đây là dấu hiệu dẫn đến sự đỗ vỡ chế độ của chúng ta. Ông Nguyễn Phú Trọng có biết cần phải ứng sử thế nào không? KC

Thắng k5 nói...

ông anh cả NPT đã có sân sau là tq lo hộ rồi.

Nặc danh nói...

Người Nhật thường nói: chúng tôi đi khắp thế giới học tấ cả những cái gì tốt đẹp nhất, đưa về đất nước chúng tôi để phát triển đất nước chúng tôi.
Chẳng lẽ người VN sẽ suốt đời đi xe đap và xe máy, ùn tắc giao thông?
Chẳng lẽ người VN sẽ cả đời sống trong những căn nhà "ổ chuột"?
Ngay cả trong lĩnh vực bảo vệ đất nước, nếu quân đội không hiện đại hóa thì liệu có thể bảo vệ Trường Sa bằng gậy tầm vông được không?
Tất cả những công cuộc đầu tư sẽ đem lại công ăn việc làm cho chính những người địa phương.
Nhưng bởi vì tất cả mọi con người từ đông sang tây đều chỉ là "con người", ai cũng có suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy bị thiệt thòi.
Ở T, thành phố BK, TH khi xây dựng lại người ta còn giải tỏa hẳn từng khu vực để xây dựng lại toàn bộ đô thị, chứ không xây chắp vá. Mọi nơi và mọi chỗ đều có những người "cố thủ" đến "giọt máu cuối cùng", vậy người ta làm như thế nào? Để bây giờ người ta có Shenzhen, chỉ là một làng trồng lúa 1980 để trở thành thành phố 10 triệu dân như hiện nay.
Tất cả đó chính là phương pháp giải quyết vấn đề.

Phú Hòa nói...

Đầu tư, xây dựng đất nước là một việc cần thiết nhưng không có nghĩa là ép người dân bán đất với một số tiền rẻ mạt để rồi sau khi được phép chuyển đổi hình thức sử dụng sẽ nhanh chóng bán cho người khác với giá cao hơn hàng chục, hàng trăm lần mà không mất bất kỳ khoản tiền đầu tư nào (ngoại trừ tiền phong bì cho các quan).

ND có viết rằng "Tất cả những công cuộc đầu tư sẽ đem lại công ăn việc làm cho chính những người địa phương." vậy ND hãy cho một ví dụ cụ thể những nơi sau khi có dự án thì người dân có việc làm và có đời sống cao hơn trước? Các chính quyền địa phương chỉ lo việc cưỡng chế cho các chủ đầu tư nhưng không hề có giải pháp nào giúp dân có cuộc sống ổn định sau khi mất đất.

Đừng mơ rằng với cung cách làm ăn như hiện nay thì sau 20-30 năm nữa Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp. Trong vài chục năm nữa thì nông, hải sản sẽ vẫn là nguồn sống và thu nhập chủ yếu của Việt Nam. Nền công nghiệp Việt Nam chỉ là công nghiệp làm thuê và còn lâu thì VN mới có thể có sản phẩm của mình.

TranKienQuoc nói...

Kiều làm ăn này chỉ bần cùng hóa người nông dân, làm giàu cho 1 nhóm người. Ở ta chẳng có 1 chính sách quốc gia nào hết, chỉ vì túi tiền của kẻ giàu và nhặt nhạnh vơ vét nhờ bôi trơn của quan chức.

Nặc danh nói...

Sau sự kiện chính quyền (do Đảng lãnh đạo) cưỡng chế Tiên Lãng, Duy Tiên, nay dến Văn Giang; nguy cơ người nông dân đối đầu với chính quyền thể hiện rất rõ. Nguy cơ sụp đổ của chế độ do chính sách rất phản dân này của chính quyền làm chúng ta, những người có lương tâm, lo ngại.
Việc lớn như vậy mà báo chí, truyền thông Nhà nước im de. Các tin tức có được được chỉ qua các blog. Kỳ lạ cho hệ thống chính trị do TBT Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Mời xem:
http://xuandienhannom.blogspot.com/

Nặc danh nói...

Rất đồng ý với PH, tất cả ND muốn nói đó là phương pháp thực hiện như thế nào?
Trí nhớ của tất cả mọi người đều chóng quên, hãy nhớ lại 20 năm về trước khi chưa có trương trình đầu tư ở VN, cuộc sống của toàn dân như thế nào?
Còn tất cả mọi người mình đều là những "con người" VN, nên hãy nói thật lòng, nếu PH là một "quan to" chẳng hạn, liệu PH dám nhận khuyết điểm về mình và từ chức không khi biết mình làm sai?
Vậy thì giải quyết những vấn đề đó như thế nào? ND không bình luận về vấn đề này.

Nặc danh nói...

Về sự tham lam của CNTB,Cac Mac nói đại ý :"khi lợi nhuận lên trên 300% thì họ sẵn sàng tự treo cổ mình lên".Tôi không rõ thể chế với những nhóm lợi ích dẫn đến các cuộc cưỡng chế ỡ Tiên Lãng hôm qua và Văn Giang hôm nay là CNTB hay là cái gì?nhưng hình như họ đã hóa rồ bởi lòng tham và đang làm cái chuyện mà nhà Tư Bản thời Cac Mác đã làm khi lợi nhuận trên 300%(nhưng nhà Tư Bản thời nay không ngu gì làm vậy dù lợinhuận có trên 1000%) và đau đớn thay,hình như chúng ta là 1 phần của thể chế ấy.

Nặc danh nói...

Với bạn ND khác, đúng đó là suy nghĩ của bạn, nhưng có chỗ khác người ta không suy nghĩ như vậy, người ta suy nghĩ tất cả đều chỉ là "con người", vậy họ giải quyết vấn đề như thế nào?, người Nhật suy nghĩ như thế nào?, bạn hãy tham khảo.