Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Bề ngoài trái đất (CB)


Đầu thế kỷ 20 khi tìm thấy những hóa thạch của các loài động vật sống dưới biển, hàng trăm triệu năm về trước, trên nóc nhà của thế giới, tức là dẫy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) ở độ cao 7000m-8000m, các nhà khoa học rất rối trí.
Tương tự như nhìn thấy những đường nét, góc cạnh của Nam Mỹ ở phía Đông rất giống đường nét, góc cạnh của châu Phi ở phía Tây kể cả khảo sát địa chất những điểm tương đồng.
Bản đồ thế giới 150 triệu năm trước.

Hình thành dãy Himalaya.



Hóa thạch tại Hymalaya.



Plate-tectonic hiện nay.


Chỉ đến những năm 80s với những phát triển của kỹ thuật cho phép con người khảo sát trái đất từ các vệ tinh bên ngoài trái đất. Chế tạo được những tầu ngầm có thể lặn độ sâu 11km để khảo sát đáy biển Đại Tây Dương. Khi đó các nhà khoa học mới biết giữa đáy biển Đại Tây Dương là một dẫy núi lửa vẫn đang hoạt động, cùng với những sự đo đạc sau đó, các nhà khoa học mới biết được rằng châu Mỹ càng ngày càng bị đẩy xa khỏi châu Âu với tốc độ trung bình 4cm/năm.
Thế là trong những năm 90s các nhà khoa học đã hoàn thiên về nghiên cứu vỏ trái đất, phát hiện ra là bề ngoài vỏ trái đất hình thành những mảng lớn (tên khoa học là plate tectonics), những mảng đất lớn này luôn luôn di chuyển, thí đụ như mảng đất Ấn-độ cách đây 80 triệu năm về trước hoàn toàn cách xa mảng đất châu Á bằng biển khơi, nhưng di chuyển và “đâm” vào mảng đất châu Á với tốc độ 15cm/năm, (điều đó giải thích tại sao hóa thạch của động vật dưới biển lại tìm thấy ở Himalaya, và dẫy núi này vẫn tiếp tục “mọc cao thêm” hàng năm).
Cũng như ở những đường ranh giới của những mảng đất này, nơi mà những di chuyển đụng chạm nhau, là nơi của những vùng động đất và núi lửa. Nhìn trên tấm bản đồ plate tectonics hiện nay bạn sẽ thấy VN ít có động đất vì không nằm ở vùng biên này, còn nước Nhât nằm đúng trên đường biên này, nên họ phải “sống với động đất”.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

TỪ ngày có CB về, thấy xôm tụ hẳn, nhất là những kiến thức mới lạ. Có thế chứ!
BT5