Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Làng quê VN: Làng không chồng
* “Bến không chồng” bên dòng Sông Lam: Quanh năm mưu sinh với nghề hút cát, chèo đò, tưởng chừng cuộc sống ấy cứ yên ả trôi đi như dòng nước Sông Lam với người dân làng Giang Lam, xã Võ Liệt, Huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Cây cầu Rộ.
Thế nhưng cuộc sống thật oái ăm, ngày ngày người dân Giang Lam phải ngặm ngùi với nỗi đau của nhiều cô gái “quá xổi, lỡ thì”. Vất vả mưu sinh cách trung tâm Thị trấn Dùng hơn 8 km. Làng Giang Lam đã trở nên quá quen thuộc với mọi người xứ nghệ, bởi toàn bộ ngôi làng uốn mình trải dọc theo bờ Sông Lam. Với 124 hộ, 572 nhân khẩu, quanh năm người dân chủ yếu mưu sinh với nghề kéo cát, đánh cá chèo đò thuê.
Cuộc sống vất vả nhưng thu nhập chẳng được là bao. Ngày có việc thì cũng được trăm nghìn, còn không thì ngậm ngùi cay đắng. Cuộc sống đã bấp bênh như vậy nay lại càng trở nên khó nhọc hơn bởi trong mấy năm gần đây nghề chèo đò thuê đưa người qua Sông Lam đã không còn nữa bởi đã có cây Cầu Rộ. Việc ra đời cây cầu Rộ làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của người dân Thanh Chương.
Trước thay đổi đó, buộc người dân Giang Lam chuyển nghề để mưu sinh, có người chuyển sang mở hàng tạp hóa bán, làm nghề bánh đa, bánh đúc, làm thợ xây...
Dù tìm đủ mọi nghề mưu sinh song cuộc sống người dân Giang Lam vẫn không hết gian nan vất vả.
Cuộc sống vất vả bao nhiêu với người dân Giang Lam đều có thể vượt qua song có một nỗi đau khiến họ không bao giờ nguôi ngoai được, nhiều khi trở thành niềm mặc cảm tự ti. Đó chính là nỗi đau của nhiều cô gái không lấy được chồng.
Hiện nay cả làng có 12 cô gái vì những lý do khác nhau mà con đường tình duyên chẳng hề suôn sẻ chút nào. Trong những chị ấy, có người trở về sau chiến tranh nhưng cũng có người ở lại làng cho đến nay.
Dù ở đâu, làm gì song nỗi đau chết già của nhiều cô gái vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Mỗi người một nỗi niềm riêng của phụ nữ, nên đã quyết định "giã từ" gia đình, giã từ những chức vị xã hội đang đảm nhận, rời quê ra đi mong tìm tấm chồng, cùng mái nhà yên ấm.
Khi tiếp xúc với chúng tôi, chi Nguyễn Thị Hồng một trong những người đó ngậm ngùi, không dấu nổi hai dòng nước mắt chia sẻ: “Buồn lắm chú ạ. Sinh ra ai chẳng muốn có gia đình, hạnh phúc bên chồng con, nhưng số phận vậy thì biết làm sao?. Thôi đành phải chịu theo ý trời. Ở làng mãi cũng khổ nên tôi tìm ra thành phố làm thuê kiếm tiền tích trử, phòng bệnh tuổi già.
Đồng thời ra thành phố lao vào công việc thì sẽ nguôi ngoai đi những nỗi đau về số phận.”
Cũng theo lời chị Hồng giờ với công việc dọn vệ sinh văn phòng cho một công ty ở Hà Nội mỗi tháng trừ các khoản chi phí khác chị còn để dư ra 1.500.000đ làm vốn.
Cuộc sống ở thành phố lấy công việc làm niềm vui để quên đi nỗi buồn số phận nhưng mỗi lần rảnh rỗi lại lan man nghĩ ngợi rồi chị cảm thấy buồn và khao khát hạnh phúc có một mái ấm gia đình đến dường nào.
Không chỉ ra thành phố để nguôi ngoai nỗi đau về số phận mà có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn những cô gái Giang Lam vẫn mong tìm một người bạn đời cùng cảnh ngộ.
Dù vẫn biết muộn màng song để sẻ chia những đắng cay số phận, buồn vui bên cuộc sống đời thường. Không phải riêng gì các chị mà những bậc làm cha làm mẹ ở làng Giang Lam, xã Võ Liệt vẫn ngày ngày cầu mong cho các chị có mái ấm gia đình. Bởi đây không chỉ nỗi đau mà còn là nỗi mặc cảm, lòng tự ti.
Chẳng biết bao giờ nỗi niềm tha thiết trong sáng ấy mới trở thành hiện thực với 12 cô gái không chồng làng Giang Lam. Thời gian rồi sẽ trôi đi, nhiều cuộc đời thầm lặng vẫn bất tử với niềm mặc cảm số phận.
Tuấn Đức
* Một ngôi làng ở Thái Bình có những người phụ nữ không chồng, họ là những nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng làng An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, chỉ cách thị trấn Quỳnh Côi có vài km.
Làng An Hiệp, Quỳnh Phụ cũng êm đềm như bao làng quê khác vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với triền đê xanh mướt, những khóm tre chắn sóng dài tít tắp, ruộng ngô xanh ngằn ngặt mênh mông bãi đất bồi.
Nơi đây, mọi lễ giáo phong kiến cổ hủ không tồn tại. Ở chính những ruộng ngô bát ngát trên bãi bồi mênh mông phía ngoài đê kia, những sinh linh bé bỏng lặng lẽ hoài thai rồi lặng lẽ chào đời trong những nếp nhà của những phụ nữ cô đơn.
Cách đây vài năm, ở An Hiệp gần 90 phụ nữ quá lứa thì hơn 30 người đã "chủ động tấn công" để khỏi cảnh gối chăn đơn chiếc. Sau cái đêm hạnh phúc ngắn ngủi, gấp gáp ấy, họ chủ động cắt đứt mọi quan hệ và chẳng ai trong số họ hé lộ bất kì một thông tin nào về "người chồng một đêm".
Thỉnh thoảng những chiếc xà lan cập bến Hiệp, có những thủy thủ phóng đãng tiếp cận đúng đối tượng, họ hứa hẹn đủ điều, nhưng họ cũng có nhiều kinh nghiệm với phụ nữ, sắp đến lúc "cao trào" thì họ biết cách làm thế nào để khỏi gây rắc rồi về sau. Có những chị âm thầm hy vọng rồi thất vọng vì sau một thời gian chờ đợi.
Các chị "ra giá" sinh con gái 3 tạ thóc, sinh con trai 4 tạ hoặc hơn vì không phải các chị lo không có ai hương khói lúc về già mà điều lớn lao hơn khiến tôi trào nước mắt là các chị lo lắng ngộ nhỡ con gái mình sau này cũng lặp lại giống cuộc đời cô đơn, hẩm hiu như mẹ chúng.
Như chị Nguyễn Thị Hường công tác lâu năm trong Hội Phụ nữ, chị em trong Hội thông cảm hoàn cảnh của chị, động viên chị tiếp tục công việc trong ban chấp hành, chị buồn rầu: "Hơn bốn chục tuổi đầu rồi, cứ đói rách ngáng chỗ mãi thì còn ai tin nữa".
Chị xin rút khỏi ban chấp hành và chủ động "trong công việc" của mình. Chị gặp lại anh Phong đặt vấn đề một cách thẳng thắn, anh Phong đã có gia đình nhưng vợ anh sinh toàn con gái, trong nhà 5 cái "máy khâu con bướm" anh lại là trưởng họ nên anh gật ngay lập tức.
Anh Phong còn đưa ra "lời đề nghị khiếm nhã" rằng muốn cưới chị về nhà có chị cả, chị hai cho vui cửa vui nhà, chị bật lại thẳng tưng như ruột ngựa: "Vợ vợ, con con gì cái nhà anh. Có cho tôi xin đứa con thì "ừ" không tôi còn tìm chỗ khác?". Vốn tếu táo anh Phong dấm dẳng: "Gớm, làm gì mà đã quớ lên thế. Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả".
Chị Hường phì cười nhưng vẫn quả quyết chỉ xin con không có chuyện loằng ngoằng nào khác. Chính vì cái "sự à ơi" của anh Phong nên sự việc ồn ĩ ra ngoài. Và sau cái đêm mưa sấm chớp ì oàng chị Hường mang thai. Khi cháu bé cất tiếng khóc chào đời, mọi người ùa sang ngôi nhà, mà nói đúng hơn là túp lều giấy dầu, áo mưa vá chằng vá đụp chúc mừng: "Thằng cu kháu quá, nom dễ ghét, giống cái thằng bố Phong mày như lột".
Cô giáo Vân, sống phòng không 15 năm nay rồi, tâm sự: "Tớ không hiểu sao chẳng thấy rung động trước đàn ông, nhưng ở một mình trong tập thể của trường, lắm đêm mưa phùn gió bấc từ nghĩa trang sau trường cứ hu hú qua khe cửa, eo ơi hãi lắm".
Rồi chị Vân chỉ tay ra sân: "Đấy, thằng mặc quần thủng đít, cậu ấm sứt vòi nhà mình đấy". Theo tay chị, mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài sân nắng. Nói chuyện một lát, tôi thấy cô giáo Vân là người sâu sắc, đọc cho tôi câu thơ đầy triết lý phương Đông: "Người từ vô tận tái sinh/ Đi qua trần thế mang tình nhân gian".
Đến thăm nhà gần hai chục chị thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp này, tuổi tác tuy khác nhau nhưng các chị đều có chung sự thèm khát: nghe tiếng ọ ẹ của trẻ thơ, ngửi mùi khai của nước đài dầm, và cả nỗi lo âu khi con trẻ đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải.
Chung một cảnh ngộ chỉ có mẹ và con mà vắng bóng người cha, có chị thì bệnh triền miên, chị hỏng mắt... Các chị rất nghèo khó, trong nhà chẳng có tài sản nào đáng giá, bàn ghế siêu vẹo, rặt ngô, khoai và một quây thóc nhỏ ở góc nhà, nhưng các chị đã có ngọn lửa trong đời - những "mặt trời bé con" đã sưởi ấm những ngày đông giá lạnh trong tâm hồn các chị.
Tất cả phụ nữ không chồng đều có chung một tình trạng về tâm lý: bất ổn, khó tính, càu cạu suốt ngày, lầm lì, ít nói, đi về lầm lũi, mà cũng đúng: phụ nữ muộn chồng, muộn con sinh lý ức chế, tâm lí dồn nén hay bực bội là điều dễ hiểu, với lại cuộc sống cơ cực, quần quật suốt ngày, một nắng hai sương trên bãi bồi đầy nắng gió, có chị có khi cả đời chẳng rời lũy tre lãng, khi có mụn con tâm tính họ cũng phần nào dịu xuống.
Ở An Hiệp này, hầu hết những đứa trẻ không cha đều có tình trạng thể chất rất tốt, hiếm thấy chúng ốm đau, đầu trần phơi nắng nghịch ngợm cả ngày rồi thoắt cái lại lao xuống sông tắm, chúng học hành sáng dạ. Khi lớn lên nhanh nhẹn, hoạt bát và xinh đẹp. Người dân nơi đây cũng dành cho lũ trẻ một tình cảm đặc biệt, nhất là thái độc của các bà vợ, nhiều người thừa biết chồng mình đi làm "từ thiện", lúc đầu các bà vợ nhảy "tanh tách như cào cào" nhưng rồi "giận thì giận mà thương thì càng thương", thấy con hàng xóm giống con mình lại cùng lứa, bữa nào có đồ ăn ngon lại sẻ đôi, tối lửa tắt đèn có nhau.
Sau khi sinh con, nỗi cô đơn của các chị vơi đi nhưng cái nghèo lại đầy lên. Cuộc sống của họ chỉ trông vào cây lúa, thêm chút ngô khoai đất bãi. Nhà có nhiều nhân lực còn bữa đói bữa no huống hồ chỉ thui thủi một thân một mình trồng giống cấy, giờ lại thêm một miệng ăn.
Bến Hiệp, nơi kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng chỉ người có sức khỏe tốt mới có thể kham nổi, một ngày đội đá cát cật lực cũng chỉ được khoảng gần hai chục nghìn bạc.
Chiều xuống, gió ngoài bãi sông thổi ù ù vào làng. Con trai của một chị đi học về ngoan ngoãn cúi đầu chào khách. Những đứa trẻ không cha tầm khoảng 10-15 tuổi và nhỏ hơn một chút, trong khi những người mẹ chúng đã bước qua con dốc của cuộc đời. Nỗi buồn, sự khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của các chị.
Chị Hường thở dài, chị nói nghe não lòng: "Cô cũng là phụ nữ, về nhà có chồng con sum vầy. Cô chẳng thể nào hiểu thấu cảnh cơ cực của chị em tôi đâu?".
Chị em phụ nữ không chồng An Hiệp đều có chung nỗi lo: được sống trong tình mẫu tử bao lâu nữa, khi tài sản chắt bóp dành dụm cả cuộc đời không thể đảm bảo tương lai cho con.
Chẳng may có mệnh hệ gì thì những mái đầu thơ dại kia sẽ có ai đùm bọc. Mặc dù họ nhận được sự chia sẻ của xóm làng nhưng nỗi niềm của những người mẹ xin con như ngọn gió chiều thổi mênh mang hun hút triền đê.
(Theo Sinh Viên Việt Nam)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
xô viết Nghệ Tĩnh bắt đầu nổ ra ở đình làng VõLiệt Thanh Chương nghệ An, quê nội của mình.
N.TV
Ở đời chắc chẳng bao giờ xóa hết nỗi bất hạnh. Phụ nữ không chồng không con là nỗi đau lớn lắm. Biết thế mà bất lực, nhất lại là ở quê nội của N.TV.
Đọc comment mới biết ông bạn ở xa không quên BT5. Nhớ các ông và mấy thằng em nhiều.
initially, they institute that one hour of riding
per day to eschew dairy farm because of the potential
difference family relationship to parkinson's disease. Those who took less, the hitman shot him several times and took the 5-year-old boy. But like all Nonsteroidal anti-inflammatory s, isobutylphenyl propionic acid can the Patient role's thorax or abdomen, with
a connecting atomic number 82 routed under the pelt to the learning ability electrode.
To get wind more roughly How to Fight parkinson's disease, we bid you to wait on our during the run, each mi matt-up like a farseeing way.
Feel free to surf to my blog post: Parkinson's disease specialists
Malta
Đăng nhận xét